Chồng phát điên vì mỗi khi cãi nhau vợ im lặng đến nửa tháng

Mục lục [Ẩn]

 

   Mỗi lần vợ chồng xích mích, vợ anh Minh thường im lặng, nhanh thì hai ba ngày, lâu thì nửa tháng không nói chuyện với chồng khiến anh Minh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu đến phát điên.

 

Chồng phát điên vì mỗi khi cãi nhau vợ im lặng đến nửa tháng.

Chồng phát điên vì mỗi khi cãi nhau vợ im lặng đến nửa tháng.

 

Vợ im lặng nửa tháng mỗi khi cãi nhau, chồng mệt mỏi đến phát điên

   Đây là trường hợp của gia đình anh Minh (32 tuổi) quê gốc Nam Định, hiện sinh sống cùng vợ con tại Hà Nội. Được biết, hiện anh đang là nhân viên kinh doanh  của công ty thiết bị y tế với mức lương 20 triệu đồng/tháng còn vợ anh là kế toán.

   Trước khi lập gia đình, cả hai đã yêu đương và tìm hiểu hai năm, anh Minh nhận xét vợ mình là người ít nói nhưng chăm sóc người yêu chu đáo, lại có chung nhiều sở thích. Thời gian đầu mới bước vào hôn nhân, cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ vẫn êm đềm. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi từ khi vợ chồng anh có con vào một năm sau đó.

   Anh Minh chia sẻ, để vợ đỡ vất vả, hai bà nội ngoại thay phiên lên chăm. Tuy nhiên, vợ anh bất hòa với mẹ chồng, cũng không vừa ý với cả mẹ đẻ vì cách chăm con. Mỗi lần như thế cô không nói, cũng không tìm cách giải quyết mà chỉ hậm hực, im lặng, suốt ngày cau có. Sợ vợ bị trầm cảm sau sinh nên anh luôn nhường nhịn vợ, mỗi lần có chuyện gì đều chủ động xin lỗi, làm hoà bất kể là lỗi của mình hay không. Tuy nhiên, không khí gia đình ngày càng trở lên căng thẳng, để không để mất lòng ai, anh quyết định để cả hai bà về quê, hai vợ chồng tự mình chăm sóc con cái.

     Từ ngày ấy anh nhẹ đi được một gánh nặng khi phải đứng giữa cuộc chiến của những người phụ nữ. Những tưởng cuộc sống êm ấm hơn khi con đi lớp, vợ anh cũng trở lại công việc toàn thời gian nhưng không khí gia đình còn căng thẳng hơn. Cứ dăm bữa nửa tháng vợ anh lại giận dỗi, không nói chuyện với chồng. Nhiều lúc anh không hiểu lý do cáu giận của vợ là gì. Khi anh Minh muốn ngồi trao đổi thẳng thắn để hai bên tìm cách giải quyết chị chỉ im lặng rồi khóc, để lại một câu “anh không thương em” rồi đi vào phòng mặc kệ anh đã tìm mọi cách dỗ dành. Đỉnh điểm là có lúc họ căng thẳng đến nửa tháng không nói chuyện với nhau, ở cùng nhà mà như không quen biết.

   Không giao tiếp được với vợ khiến anh Minh mệt mỏi về tinh thần, không muốn về nhà. Nhiều lần về đến cửa nhà anh không dám bước vào vì sợ không khí tĩnh lặng trong nhà, anh không biết nên làm gì, hay cần làm gì chỉ sợ lại làm vợ giận.

 

Im lặng cũng là loại bạo lực tinh thần

   Hành vi mà vợ anh Minh đang sử dụng được gọi là sự im lặng độc hại (Silent treatment). Đây là việc một người tiến hành từ chối giao tiếp với người khác trong xung đột.  Im lặng độc hại cũng là một loại bạo lực tinh thần, khiến đối phương cảm thấy bức bối, tổn thương, tức giận và cảm thấy bản thân bị xem nhẹ. Người chịu đựng sự im lặng trong mối quan hệ sẽ trải qua cảm giác khó chịu, thất vọng và cô đơn khi đối phương không chịu lắng nghe hoặc trao đổi với họ để gỡ rối những vấn đề đang diễn ra.

   Việc này còn khiến cho các vấn đề trong mối quan hệ không được giải quyết, vấn đề sẽ vẫn ở đó và có thể càng ngày càng tích tụ nhiều, cuối cùng dẫn đến việc bạn không thể nào kiểm soát được chúng.

   Trên thực tế, đôi khi việc có những khoảnh khắc im lặng là điều cần thiết, giúp hai bên có thể dành thời gian để hạ nhiệt và suy nghĩ về tình huống hoặc vấn đề mà cả hai đang đối diện. Tuy nhiên, họ sẽ quay lại để bàn bạc về vấn đề khi cả hai đã bình tĩnh lại. Khác với sự im lặng độc hại, sự im lặng trong tình huống này giúp cả hai bình tâm, cho nhau thời gian để tìm hướng giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

 

Ta cần đối phó ra sao trước sự im lặng độc hại?

   Việc đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh, hít thở sâu, ngưng tìm kiếm câu trả lời. Thay vào đó, hãy:

Tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự im lặng

   Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người lựa chọn sự im lặng thay vì nói ra để giải quyết vấn đề, có thể họ muốn im lặng để đỡ buông lời cay đắng, hoặc chỉ đơn giản họ cho rằng im lặng là cách giải quyết ôn hòa, hoặc họ cho rằng dù có nói ra thì cũng chẳng thể giải quyết được vấn đề gì.

   Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân nào đứng đằng sau sự im lặng này để có hướng đi phù hợp hơn

Thành thật chia sẻ “mình đang nghĩ gì”

   Đôi khi, người chủ động im lặng không thể ý thức được mức độ nghiêm trọng của sự im lặng độc hại trong một mối quan hệ. Bạn có thể thay đổi điều đó, bằng cách thành thật chia sẻ với họ những suy nghĩ của mình. Ví dụ: Khi họ bắt đầu im lặng, bạn hãy chân thành chia sẻ với  họ rằng sự im lặng này đã khiến bạn mệt mỏi thế nào, rằng bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề để không còn có những lần xung đột lần sau nữa. Hãy chia sẻ một cách nhẹ nhàng và chân thành.

   Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ khám phá ra những khía cạnh cảm xúc khác của người kia, bị che khuất sau tấm mặt nạ im lặng bấy lâu.

Tránh việc bị cô lập

   Hãy duy trì các mối quan hệ khác xung quanh bạn như gia đình, bạn bè, người thân,... Điều này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn khi rơi vào mối quan tiêu cực.

Chăm sóc chính bản thân mình

  Sự im lặng độc hại có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bế tắc và nhiều cảm giác khó chịu khác. Thay vì chìm đắm trong các cảm xúc tiêu cực, bạn hãy dành thời gian chăm sóc cho bản thân mình như làm những việc mình yêu thích, tập thể dục, ngủ đủ giấc,... Ngoài ra, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniBrain. Với thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc, giảm các cảm xúc tiêu cực, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, vui vẻ.

 

 Sản phẩm BoniBrain tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ.

Sản phẩm BoniBrain tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ.

 

Trị liệu tâm lý

   Sự im lặng này đã trở nên rất nghiêm trọng, đối phương sử dụng hành vi này quá thường xuyên thì liệu pháp tư vấn dành cho cặp đôi (couple counseling) được xem là phương pháp hữu hiệu giúp bạn giải quyết các vấn đề trong giao tiếp. Với sự trợ giúp của một người trung lập, cả hai sẽ tìm ra những cách giao tiếp phù hợp để xóa bỏ mâu thuẫn.

Rời đi khi có thể

   Nếu sự im lặng độc hại kéo dài và đối phương vẫn không chịu thay đổi hay cùng bạn tìm ra hướng giải quyết chung cho vấn đề trong mối quan hệ, khiến bạn cảm thấy mình bị xem nhẹ và tổn thương, bạn nên xem xét lại mối quan hệ và ưu tiên sức khỏe tinh thần của bản thân. Bạn hãy tránh tiếp xúc với họ một thời gian hoặc kết thúc mối quan hệ nếu cần thiết.

   Sự im lặng không phải lúc nào cũng “là vàng”. Sự im lặng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến người khác và mối quan hệ của chính bạn. Nếu bạn đang là nạn nhân của sự im lặng độc hại, hãy thử áp dụng các biện pháp trong bài viết này để tránh bị tổn thương nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Mâu thuẫn giữa cha mẹ - con cái và cách giải quyết

Mâu thuẫn giữa cha mẹ - con cái và cách giải quyết.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi