Giấc mơ gây căng thẳng: Tại sao chúng ta lại nằm mơ thấy chúng?

Mục lục [Ẩn]

 

   Đã bao giờ bạn thức dậy với trái tim đang đập thình thịch vì mơ thấy mình vừa rơi tự do, hay cảm thấy lo sợ với giấc mơ bị truy đuổi, căng thẳng khi mơ thấy mình vừa bị khách hàng mắng,... Bạn thở phào nhẹ nhõm vì nhận ra rằng đó chỉ là một giấc mơ mà thôi. Nhưng những giấc mơ này không chỉ làm cản trở giấc ngủ mà còn có thể góp phần làm tăng thêm sự lo lắng vào ngày hôm sau. Đây chính là những giấc mơ gây căng thẳng - stress dream. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu, nguyên nhân của các giấc mơ gây căng thẳng và một số lời khuyên để khắc phục chúng.

 

Giấc mơ gây căng thẳng.

Giấc mơ gây căng thẳng.

 

Giấc mơ gây căng thẳng là gì?

   Giấc mơ gây căng thẳng (stress dream) là những giấc mơ sống động, mãnh liệt và thường gây cảm giác căng thẳng, khó chịu và lo lắng. Theo nghiên cứu, những giấc mơ này thường diễn ra trong giai đoạn giấc ngủ REM (hay còn gọi là chuyển động mắt nhanh, đây là chu kỳ giấc ngủ sâu nhất của chúng ta) và mơ thường tập trung vào những lo lắng, căng thẳng diễn ra ở ban ngày.

   Nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng vào ban ngày là một yếu tố góp phần dẫn đến giấc ngủ kém vào ban đêm, tức là một người càng căng thẳng thì giấc ngủ của họ sẽ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Và ngược lại, các vấn đề giấc ngủ sẽ lại càng khiến họ trở nên căng thẳng nhiều hơn.

  Những giấc mơ gây căng thẳng không chỉ gây cản trở giấc ngủ mà còn góp phần làm tăng thêm sự lo lắng vào hôm sau.

   Một số dấu hiệu phổ biến của một giấc mơ gây căng thẳng là:

  • Ngủ trong sự căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thức dậy với cảm giác lo lắng và bất an.
  • Nội dung của giấc mơ thường tập trung vào nguồn gốc gây căng thẳng của bạn: Ví dụ: Những học sinh gặp áp lực thi cử vào ban ngày có thể mơ thấy mình thi trượt vào ban đêm. Nếu bạn đang căng thẳng về một dự án tại nơi làm việc thì có thể mơ thấy mình mắc một sai lầm khủng khiếp trong công việc.
  • Trong một số trường hợp, giấc mơ có chủ đề khác nhưng vẫn khiến bạn cảm thấy khó chịu, sợ hãi.

 

Một số giấc mơ gây căng thẳng thường gặp

   Nội dung của giấc mơ căng thẳng thường khác nhau ở mỗi người. Theo một số nghiên cứu, phần lớn giấc mơ liên quan đến những gì diễn ra vào ban ngày.

Trong những trường hợp này, nội dung giấc mơ sẽ liên quan đến các yếu tố gây căng thẳng, phổ biến như:

  • Lo lắng về tiền bạc hoặc vấn đề tài chính.
  • Áp lực học tập: Lo lắng về thi cử, hay học tập quá sức là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến các giấc mơ căng thẳng.

 

Áp lực học tập cũng là một nguyên nhân dẫn đến các giấc mơ căng thẳng.

Áp lực học tập cũng là một nguyên nhân dẫn đến các giấc mơ căng thẳng.

 

  • Áp lực công việc: Trong nhịp sống hối hả hiện đại, áp lực công việc là một nguyên nhân thường gặp gây căng thẳng. Nỗi lo lắng về thời hạn hoàn thành công việc, những dự án khó khăn hoặc những thay đổi ở nơi làm việc xâm nhập vào tiềm thức của bạn khi bạn ngủ, dẫn đến những giấc mơ căng thẳng.
  • Các mối quan hệ cá nhân: Các mối quan hệ là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Sự trục trặc trong các mối quan hệ, ví dụ như xảy ra mâu thuẫn với bạn đời, người thân hay đồng nghiệp có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và dẫn đến những giấc mơ căng thẳng vào ban đêm.
  • Các vấn đề về sức khỏe: Vấn đề sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu rất dễ gây lo lắng, căng thẳng và dẫn đến các giấc mơ căng thẳng.
  • Trẻ em và các vấn đề nuôi dạy con cái.
  • Những thay đổi lớn trong cuộc sống: Ví dụ như chuyển đến nơi ở mới, thay đổi công việc, mới chia tay người yêu. Những sự kiện này thường khiến chúng ta cảm thấy bất an, không chắc chắn và mơ về nó.
  • Các sự kiện diễn ra xung quanh: Trong thời gian gần đây, các sự kiện toàn cầu như đại dịch đã gây căng thẳng cho nhiều người, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của họ . Hàng loạt tin tức đầy thử thách và sự lo lắng xung quanh các sự kiện toàn cầu hoặc địa phương như vậy có thể gây ra những giấc mơ căng thẳng.

   Tuy nhiên, trong một số trường hợp giấc mơ gây căng thẳng lại không liên quan đến cuộc sống hàng ngày của bạn, như:

  • Mơ thấy mình bị rơi tự do.
  • Mơ thấy cái chết.
  • Mơ thấy bị người ta truy đuổi và tấn công.
  • Mơ thấy mình bị rụng răng.
  • Mơ thấy mình đi trễ.

 

Nguyên nhân dẫn đến các giấc mơ gây căng thẳng

Sự kiện gây căng thẳng

   Các sự kiện gây căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các giấc mơ gây căng thẳng. Khi bạn đi ngủ và lo lắng về căng thẳng trong công việc, học tập hay các mối quan hệ,.. những lo lắng đó có nhiều khả năng sẽ đi theo vào giấc mơ của bạn.

Rối loạn lo âu

   Mắc rối loạn lo âu làm tăng nguy cơ gặp phải các giấc mơ gây căng thẳng. Ví dụ: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị rối loạn lo âu tổng quát có xu hướng gặp nhiều giấc mơ gây căng thẳng hơn so với những người không mắc bệnh này. Những giấc mơ này có liên quan đến sự lo lắng gia tăng trong ngày và tạo ra một vòng luẩn quẩn lo lắng - mất ngủ - lo lắng, ảnh hưởng đến cả cảm xúc và giấc ngủ của bạn.

Sự chuẩn bị về mặt tinh thần

   Những giấc mơ căng thẳng không phải lúc nào cũng xấu. Xét cho cùng thì một mức độ căng thẳng nhất định có thể giúp bạn có sự chuẩn bị để giải quyết một nhiệm vụ một cách tốt nhất có thể. Theo nghiên cứu, những giấc mơ bắt nguồn từ sự căng thẳng về một sự kiện sắp tới, thậm chí chúng có thể mang đến cho bạn một lợi thế về mặt tinh thần. Một nghiên cứu cho thấy rằng mơ về những sự kiện căng thẳng có thể giúp bạn chuẩn bị tinh thần để giải quyết chúng.

   Ví dụ, một giấc mơ lo lắng về một kỳ thi quan trọng có thể giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn trong bài kiểm tra thực tế. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “dự đoán theo hướng tiêu cực về một sự kiện căng thẳng trong giấc mơ được mô phỏng theo từng giai đoạn này mang lại lợi ích nhận thức là điều bình thường”.

Bị sang chấn tâm lý

   Một số bệnh nhân khi đang vật lộn với các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) thì thấy tần suất và mức độ nghiêm trọng của những giấc mơ căng thẳng tăng lên. Nguyên nhân bởi các sang chấn tâm lý như chấn thương thời thơ ấu,... khiến chúng ta dễ bị lo lắng hoặc căng thẳng hơn, đồng thời khiến thần kinh của chúng ta ở trạng thái kích thích, từ đó dẫn đến các giấc mơ gây căng thẳng.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ khác

   Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân nằm mơ thấy mình bị nghẹt thở, đè nặng hoặc ngạt nước do bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ khác.

 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ khiến bệnh nhân mơ thấy mình bị nghẹt thở.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ khiến bệnh nhân mơ thấy mình bị nghẹt thở.

 

Sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác trước khi ngủ

   Uống rượu là một yếu tố nguy cơ dẫn đến các rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến nội dung của giấc mơ. Việc uống một lượng lớn rượu trước đi ngủ sẽ dẫn đến giảm độ trễ khởi phát giấc ngủ và thay đổi cấu trúc giấc ngủ vào đầu đêm.

 

Làm sao để khắc phục tình trạng gặp các giấc mơ gây căng thẳng?

Tâm lý trị liệu

Một số liệu pháp tâm lý hữu ích cho việc khắc phục các giấc mơ gây căng thẳng là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Liệu pháp tâm lý này giúp mọi người nhận biết được các suy nghĩ sai lệch góp phần gây ra cảm giác căng thẳng và sau đó thay thế chúng bằng các suy nghĩ hữu ích hơn.
  • Liệu pháp giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR): Đây là hình thức trị liệu kết hợp thiền, yoga và chánh niệm để giúp mọi người đối phó với căng thẳng tốt hơn.

Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp, nếu như bạn đang bị rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn thì các bác sĩ có thể kê đơn để giảm triệu chứng của bạn. Một số loại thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Như Prozac (fluoxetine), Zoloft (sertraline), và Paxil (paroxetine).
  • Thuốc chống lo âu: Ativan (lorazepam), Xanax (alprazolam), and Valium (diazepam).

Một số biện pháp cải thiện tại nhà

Bên cạnh các biện pháp điều trị thì dưới đây là một số biện pháp cải thiện tại nhà bạn nên áp dụng:

Thực hành vệ sinh giấc ngủ

Một số biện pháp vệ sinh giấc ngủ là:

  • Hãy đảm bảo rằng môi trường ngủ của bạn thoải mái, yên tĩnh và không có tác nhân gây căng thẳng nào.
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Tạm dừng thời gian sử dụng thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ.
  • Tạo thói quen thư giãn vào ban đêm.

Lên lịch cho “thời gian lo lắng”

Thời gian lo lắng là một khoảng thời gian cụ thể và có giới hạn để lo lắng. Bằng cách này, bạn vẫn có thể suy nghĩ cách giải quyết vấn đề mà không cần bận tâm việc sẽ bị nỗi lo đeo bám suốt một ngày. Chiến lược này mặc dù nghe có vẻ vô lý, nhưng có thể giúp giảm thời gian bạn dành cho việc lo lắng mỗi ngày.

Áp dụng các kỹ thuật thư giãn

Khi không thể loại bỏ căng thẳng, bạn có thể tìm cách giúp thư giãn đầu óc và cơ thể. Các kỹ thuật thư giãn hiệu quả bao gồm:

  • Hít thở sâu
  • Tập thể dục
  • Nhận sự hỗ trợ từ xã hội
  • Liệu pháp mường tượng hình ảnh có định hướng hay còn gọi là thực tế ảo
  • Viết nhật ký
  • Hạn chế sử dụng caffeine
  • Suy nghĩ tích cực
  • Thiền
  • Các bài tập thư giãn cơ

   Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các thông tin về giấc mơ gây căng thẳng và một số biện pháp khắc phục hiệu quả. Các giấc mơ gây căng thẳng thường phản ánh những lo lắng, áp lực trong cuộc sống vào ban ngày.  Vì vậy, bạn nên kiểm soát tốt căng thẳng là biện pháp tốt nhất!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: căng thẳng

Bài viết liên quan

Cách giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

Dưới đây là một số khó khăn làm tăng thêm căng thẳng khi làm việc tại nhà và một số lời khuyên hữu ích, mời bạn theo dõi.

Căng thẳng, stress khi bắt đầu công việc mới

Bắt đầu công việc mới có thể mang lại nhiều cảm xúc phức tạp, vừa phấn khích, vừa lo lắng và hồi hộp. Trong nhiều trường hợp, niềm hứng khởi ban đầu nhanh chóng biến thành căng thẳng tột độ...

Hội chứng trái tim tan vỡ: Bệnh cơ tim do căng thẳng

Căng thẳng, stress có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết nó còn có thể gây ra một bệnh tim mạch nguy hiểm - Bệnh cơ tim do căng thẳng (hay còn được gọi là hội chứng trái tim tan vỡ).

Cùng bị căng thẳng mà sao mỗi người mỗi khác? 4 Kiểu phản ứng thường gặp

Trên thực tế, mỗi người chúng ta có phản ứng rất khác nhau trước căng thẳng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc và tính cách của mỗi người. Dưới đây là 4 phản ứng trước căng thẳng thường gặp, mời bạn theo dõi!

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm vì người chồng lười biếng, rượu bia, tôi phải làm gì?

Trầm cảm vì người chồng lười biếng, rượu bia, tôi phải làm gì?

Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi