Bắt nạt trực tuyến là gì? Vì sao hành vi này đang ngày một gia tăng?

Mục lục [Ẩn]

 

    Thời đại mà chúng ta đang sống được gọi là kỷ nguyên công nghệ số. Sự phát triển của các mạng xã hội giúp chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn với nhiều người có phong cách và quan điểm sống khác nhau.Điều này có thể giúp chúng ta làm giàu thêm vốn sống của bản thân.

   Tuy nhiên, nó cũng có một số rủi ro nhất định, như việc gia tăng tình trạng bắt nạt trực tuyến. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Bắt nạt trực tuyến là gì?  

Bắt nạt trực tuyến là gì?  

 

Một số thông tin về tình trạng bắt nạt trực tuyến

   Chúng ta đã không còn xa lạ với các hành vi “bắt nạt” trong cuộc sống. Chúng có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trường học, công sở, cho đến những khu dân cư,... Theo đó, các nạn nhân có thể bị người khác đe dọa, xúc phạm, lăng mạ, hạ thấp,... thậm chí là bị đánh đập dẫn đến thương tích.

   Với sự bùng nổ của mạng xã hội, những hành vi kể trên (ngoại trừ đánh đập) đã diễn ra thường xuyên và có mức độ nguy hiểm cao hơn. Tình trạng này được đặt tên là bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying), hay đe dọa qua mạng, bạo lực mạng,... Tuy không để lại vết thương trên thể xác, nhưng hành vi này có thể gây ra sang chấn tâm lý và rối loạn tâm thần.

 

Các hành vi bắt nạt trực tuyến có thể xảy ra 

   Điểm khác biệt lớn nhất giữa bắt nạt trực tuyến và ngoài đời thực là sử dụng công nghệ để công kích và làm tổn thương người khác. Các hành vi bắt nạt trực tuyến có thể kể đến như:

  • Gửi tin nhắn, hình ảnh nhằm mục đích đe dọa, quấy rối khiến nạn nhân khó chịu, sợ hãi, hoang mang.
  • Lan truyền các hình ảnh, video đáng xấu hổ với mục đích làm nhục, hạ thấp danh dự và nhân phẩm nạn nhân.
  • Lan truyền các tin đồn độc hại, dối trá về một cá nhân nào đó nhằm thu hút sự chú ý, định hướng dư luận và khẳng định bản thân.
  • Cô lập người khác trên mạng xã hội, khiến họ bị cộng đồng tẩy chay.
  • Mạo danh người khác nhằm đăng tải, phát tán những thông tin, hình ảnh gây tổn hại cho họ, biến họ thành mục tiêu để người khác công kích.

 

Bắt nạt trực tuyến được thực hiện nhằm hạ thấp người khác

Bắt nạt trực tuyến được thực hiện nhằm hạ thấp người khác

 

Tại sao bắt nạt trực tuyến lại phổ biến?

   Mạng xã hội giúp chúng ta kết nối được với nhiều người hơn nhưng không phải ai cũng là người tốt. Nếu bạn kết giao với những người xấu, một lúc nào đó, bạn có thể trở thành nạn nhân của bắt nạt trực tuyến hoặc là người thực hiện các hành vi này.

   Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

Người bắt nạt có thể dùng tài khoản ẩn danh

  Những đối tượng thực hiện các hành vi bắt nạt trực tiếp ngoài đời thật sẽ có nguy cơ cao bị phát hiện và người khác lên án. Trong khi đó, không gian mạng là một nơi vô cùng an toàn để họ có thể thực hiện hành vi này trong bóng tối, mà không lo bị phát giác hay trả đũa.

   Các đối tượng có thể thực hiện hành vi một cách ẩn danh, ví dụ như lập ra các tài khoản ảo với số lượng lớn. Điều này sẽ giúp họ thực hiện hành vi công kích và gây tổn thương người khác một cách tự do, mà không phải chịu trách nhiệm.

   Thậm chí, nếu một tài khoản bị khóa, họ có thể lập tài khoản khác để tiếp tục tấn công, làm gia tăng sự hoang mang, sợ hãi cho nạn nhân.

Muốn được người khác chú ý

   Những đối tượng thực hiện hành vi bắt nạt trực tuyến thường có suy nghĩ là bản thân luôn đúng. Một số người lại mang tâm lý rằng, nếu mình không làm thì cũng sẽ có người khác làm vậy. Do đó, họ tự cho mình cái quyền ngang nhiên phán xét, chỉ trích và lăng mạ người khác.

   Một số thống kê cũng cho thấy, phần lớn những thủ phạm đứng sau bắt nạt trực tuyến đều thuộc độ tuổi vị thành niên. Những đối tượng này có suy nghĩ rằng hành vi bạo hành, ức hiếp người khác là thể hiện sự trưởng thành. Nếu hành vi bắt nạt được tung hô, họ sẽ ngày càng tự mãn, vui sướng hơn, và tiếp tục thực hiện các hành vi này để gây sự chú ý, tăng tương tác trên mạng xã hội.

Xem bắt nạt như một trò tiêu khiển

   Đối với một số người, việc lên án và kết tội người khác khiến họ cảm thấy thoải mái, hoặc coi những điều này là “một trò đùa vô hại” mà không nghĩ đến hậu quả. Nó có thể bắt nguồn từ cuộc sống của họ quá tẻ nhạt, buồn chán, vô vị. Và bắt nạt trực tuyến là một cách để họ giải trí, đối phó với nỗi buồn của chính mình.

 

Có những người thực hiện hành vi bắt nạt như một trò tiêu khiển

Có những người thực hiện hành vi bắt nạt như một trò tiêu khiển

 

Do thù ghét và ghen tị

   Những người mang tư tưởng thù ghét và ghen tị luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Họ cảm thấy khó chịu khi người khác đạt được những thành công và sống hạnh phúc, trong khi họ không có được điều đó.

   Ở đời thực, người mang sự thù ghét và ghen tị với người khác thường sẽ được giấu ở trong lòng và không thể hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, họ có thể thỏa sức thể hiện những điều này và thậm chí là còn hướng sự thù ghét đến nhiều người hơn, nhằm hạ nhục họ.

Do họ cũng từng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến

   Chúng ta vẫn thường có câu nói vui rằng: “Kẻ tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác”. Câu nói này thực sự rất đúng ở một số người thực hiện hành vi bắt nạt trực tuyến.

    Nếu như ở ngoài đời, những người bị bắt nạt thường sẽ bất lực, cam chịu và không có sức phản kháng, khiến cho những uất ức của họ bị dồn nén đến cực hạn. Khi ở trên mạng xã hội, họ có thể thực hiện các hành vi bắt nạt, trút hết những uất ức mà mình phải chịu lên người khác.

  Có thể thấy, hình thức bắt nạt trực tuyến ngày càng phổ biến hiện nay. Khi chịu đựng sự chỉ trích, lăng mạ, hạ thấp… không ít người rơi vào trầm cảm, rối loạn lo âu… Đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao các bệnh lý tâm thần ngày càng gia tăng. Vậy có cách nào giúp ngăn chặn hành vi bắt nạt trực tuyến hay không?

 

Giải pháp giúp ngăn chặn hành vi bắt nạt trực tuyến

   Nếu đang là nạn nhân của tình trạng bắt nạt trực tuyến, bạn cần:

  • Chia sẻ với những người thân trong gia đình.
  • Báo cáo với nhà trường nếu hành vi xảy ra trong phạm vi học đường.
  • Trình cáo với cơ quan chức năng nếu hành vi gây ảnh hưởng đến danh dự, tài sản, uy tín.
  • Báo cáo nội dung xấu, chặn tài khoản.
  • Hạn chế sử dụng mạng xã hội.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng bắt nạt trực tuyến. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Nhiều người thành công đang phải vật lộn với chứng “trầm cảm ẩn”

Nhiều người thành công đang phải vật lộn với chứng “trầm cảm ẩn”

Cần lưu ý gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm

Việc sống chung, chăm sóc bệnh nhân trầm cảm chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy phải lưu ý những điều gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

20 dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng và cách điều trị

Trầm cảm nặng là một trong những vấn đề rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng sẽ rất quan trọng…

Bí quyết vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm của người phụ nữ U70

Cô Nguyễn Thị Lý 64 tuổi, ở số 31 ngõ 1 tổ 1 phường Phú Lương, Ba La, quận Hà Đông, Hà Nội.

Tổng hợp các nguyên nhân gây cảm giác vô dụng, vô giá trị

Khi không đạt được điều gì đó như mong muốn, chúng ta thường cảm thấy bản thân vô dụng, vô giá trị. Đây là cảm xúc tự nhiên trong cuộc sống, sẽ nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện liên tục và kéo dài thì bạn không nên chủ quan.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi