Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn đã bao giờ nhìn thấy những đứa trẻ dù tuổi tác còn nhỏ nhưng đã phải chăm sóc cha mẹ của chúng nhiều hơn cả được cha mẹ chăm sóc? Bạn đã thấy một đứa trẻ phải gánh trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ chính anh chị em của mình chưa? Đó chính là những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ trong gia đình, hay còn gọi là Parentification (tạm dịch là “phụ huynh hóa”). Đây là một dạng chấn thương tâm lý thời thơ ấu ít được đề cập tới nhưng lại để lại tác động không hề nhỏ tới những đứa trẻ.

 

Những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ.

Những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ.

 

Parentification là gì?

   Trong một gia đình lành mạnh, cha mẹ là những người cung cấp cho con cái những sự hỗ trợ hữu hình (cung cấp đồ ăn, quần áo,...) và vô hình (sự hỗ trợ về tinh thần). Tức là cha mẹ đóng vai trò là “cho đi” và những đứa trẻ sẽ “nhận lại”. Thông qua việc quan tâm đến các nhu cầu thể chất và tinh thần của trẻ, cha mẹ sẽ cho trẻ không gian để khám phá, học hỏi và phát triển.

   Tuy nhiên, parentification (hay “phụ huynh hóa”) là hiện tượng vai trò của cha mẹ và con cái bị đảo ngược, tức là con cái mang lại cho cha mẹ nhiều hơn những gì mà bản thân chúng nhận được. Trong gia đình này, con trẻ trở thành người chăm sóc, gánh vác trách nhiệm như người lớn trong một gia đình.

   Thuật ngữ parentification được dùng lần đầu bởi hai nhà khoa học Boszormenyi - Nagy và Spark vào năm 1973, nhằm diễn tả tình trạng một số cha mẹ kỳ vọng con cái giúp mình gánh vác việc nhà, san sẻ gánh nặng tinh thần. Sau này, nó dần được trở thành thuật ngữ chỉ sự đảo lộn vai trò trong mối quan hệ cha mẹ - con cái. Sự đảo ngược này phá vỡ quá trình phát triển tự nhiên của con trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

 

Các dạng parentification - “phụ huynh hóa”

   Trẻ có thể bị phụ huynh hóa theo hai dạng: Dạng cảm xúc và dạng chức năng, cụ thể:

Dạng cảm xúc

   Ở dạng này, trẻ sẽ bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa tinh thần, phải lắng nghe, thấu hiểu, hòa giải các vấn đề về mặt cảm xúc của mọi người trong gia đình như anh chị em, thậm chí là cha mẹ của chúng.

Ví dụ:

  • Trẻ phải lắng nghe cha mẹ nói về những vấn đề mà họ gặp phải và đưa ra lời khuyên (dù còn nhỏ).
  • Hòa giải mâu thuẫn giữa cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình.
  • An ủi và hỗ trợ về mặt tinh thần cho cha mẹ của họ.
  • Đóng vai trò là người bạn tâm giao và là nguồn hỗ trợ vững chắc cho các thành viên khác.

Dạng chức năng

   Những trẻ bị phụ huynh hóa dạng chức năng sẽ phải đảm đương các công việc của người làm cha làm mẹ trong gia đình như đảm đương việc nhà, nấu nướng, đi làm kiếm tiền, săn sóc cho các thành viên khác trong gia đình,... Các bậc làm cha làm mẹ cố tình né tránh hoặc không quan tâm đến những nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản dành cho một đứa trẻ, họ khiến con mình phải làm tròn bổn phận người cha người mẹ đó.

Ví dụ: Đứa trẻ phải:

  • Chịu trách nhiệm chăm sóc anh, chị, em hoặc các người thân khác.
  • Đảm nhận các nhiệm vụ trong gia đình như nấu nướng, dọn dẹp, giặt quần áo,...
  • Đi làm kiếm tiền để nuôi gia đình của chúng thay cho cha mẹ.

   Trong một số trường hợp, trẻ phải đóng vai trò là cha mẹ cả về cảm xúc và chức năng.

   Có thể thấy, mô hình gia đình mà những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ là một mô hình gia đình độc hại, trẻ phải làm nhiều việc quá tuổi, trưởng thành quá nhanh để gồng gánh các trách nhiệm với gia đình. Khi phải chịu trách nhiệm cho quá nhiều việc, trẻ không thể dành thời gian để tự chăm sóc bản thân mình, chểnh mảng trong việc học và trở nên kiệt sức.

 

Nhiều đứa trẻ phải đảm nhận công việc nhà ngay từ khi còn nhỏ.

Nhiều đứa trẻ phải đảm nhận công việc nhà ngay từ khi còn nhỏ.

 

Nguyên nhân gì dẫn tới hiện tượng parentification?

   Có nhiều nguyên nhân khiến một đứa trẻ phải đóng vai trò cha mẹ trong gia đình, có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh, như:

Cha mẹ thiếu trưởng thành về mặt cảm xúc

   Một số người trở thành cha mẹ khi chính bản thân họ vẫn chưa trưởng thành về mặt cảm xúc, có cảm xúc kém ổn định và tinh thần yếu, hay còn gọi là cha mẹ “trẻ con”. Họ thường bận tâm tới cảm xúc của chính bản thân mình hơn là con cái và từ chối thấu hiểu và chăm sóc những mong muốn và nhu cầu của con trẻ. Ngược lại thì những bậc phụ huynh này lại có xu hướng dựa dẫm vào người khác, và người đó có thể là con của họ.

   Ngoài ra, cha mẹ từng bị lạm dụng khi còn nhỏ cũng có thể thiếu năng lực để tự xoa dịu và điều chỉnh cảm xúc của chính bản thân mình. Họ đã trải qua tuổi thơ thiếu thốn, thiếu sự chăm sóc từ thế hệ trước, nên chờ đợi một sự bù đắp “ngược” từ con cái mình.

Do đặc điểm tính cách của đứa trẻ

Đặc điểm tính cách của đứa trẻ cũng có thể là một yếu tố khiến chúng dần đảm nhiệm vai trò của cha mẹ trong gia đình, ví dụ như:

  • Tính khí của đứa trẻ: Những đứa trẻ có tính cách nhạy cảm, xu hướng hòa hoãn và giảng hòa thường dễ bị “phụ huynh hóa”. Nguyên nhân do chúng có thể nhận thức được sâu sắc về tâm trạng và dễ đồng cảm với nỗi đau của người khác, chúng cũng có xu hướng muốn đáp ứng nhu cầu của cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình. Chính điều này khiến chúng là nơi để người khác dựa dẫm, kể cả cha mẹ.
  • Những đứa trẻ có khả năng chăm sóc: Những đứa trẻ có khả năng chăm sóc cho người khác từ khi con nhỏ rất dễ phải đóng vai trò cha mẹ, bởi chúng khiến người khác cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi dựa dẫm vào những đứa trẻ mang đặc tính này. 

Đặc điểm gia đình

Một số đặc điểm gia đình sau khiến đứa trẻ phải gánh vác vai trò là người lớn trong gia đình:

  • Gia đình có người ốm nặng, có người mất khả năng tự chăm sóc.
  • Khả năng tài chính bị giảm sút hoặc không có đủ tài chính để trang trải cuộc sống.
  • Gia đình có cha mẹ lạm dụng chất gây nghiện.
  • Gia đình cha mẹ đơn thân hoặc cha mẹ bất hoà có thể gây ra tình trạng những người lớn trong gia đình không có đủ khả năng hoặc thiếu thời gian/nguồn lực để tự chăm sóc bản thân và chăm sóc những đứa trẻ. Từ đó dẫn đến việc đứa trẻ phải đảm nhiệm vai trò chăm sóc đáng ra thuộc về những người lớn trong gia đình.

 

Phải đóng vai trò cha mẹ ảnh hưởng thế nào đến đứa trẻ?

   Cũng giống như những chấn thương tâm lý thời thơ ấu khác, một đứa trẻ bị phụ huynh hóa cũng phải chịu những tổn thương không hề nhỏ bởi chúng bị buộc phải lớn lên quá nhanh. Chúng không được dành thời gian, sự chăm sóc, tình yêu thương, sự hỗ trợ tinh thần hoặc sự an toàn cần thiết để phát triển và lớn mạnh như bình thường. Một số ảnh hưởng tiêu cực có thể kể đến là:

Lòng tự trọng thấp

   Những đứa trẻ bị “phụ huynh hóa” đã quen với việc hạ thấp nhu cầu của bản thân để chăm sóc cha mẹ. Điều này khiến chúng coi trọng những nhu cầu của người khác hơn chính bản thân mình. Chúng luôn có xu hướng đổ lỗi cho bản thân mình khi mọi thứ không đúng ý, và không ngừng cố gắng sửa chữa cho những thứ không thể sửa được.

   Những đứa trẻ cũng có xu hướng kìm hãm nhu cầu và cảm xúc của chính bản thân mình bởi chúng sợ bị cho là ích kỷ, vô ơn và không muốn bị cha mẹ chỉ trích.

 

 Trẻ kìm hãm nhu cầu của bản thân vì sợ cha mẹ chỉ trích.

Trẻ kìm hãm nhu cầu của bản thân vì sợ cha mẹ chỉ trích.

 

   Ngoài ra, nếu cha mẹ có xu hướng chỉ công nhận những gì mà đứa trẻ làm mà bỏ qua con người của trẻ, chúng sẽ có xu hướng xây dựng lòng tự trọng ở bên ngoài. Điều đó thúc đẩy chúng liên tục nỗ lực làm hài lòng người khác để nhận được sự công nhận và tình yêu thương. Nếu chúng không thể đóng vai trò là một người hỗ trợ, giúp đỡ, chúng sẽ thấy bản thân mình là một người vô dụng, kém cỏi.

Khó hình thành các mối quan hệ lành mạnh

   Theo thuyết gắn bó, kiểu gắn bó với bố mẹ và người chăm sóc sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hình thành tính cách và ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ sau này.

   Ở những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc và tình yêu của bố mẹ, chúng sẽ hình thành kiểu gắn bó lo âu. Chúng luôn khao khát sự thân mật, sợ bị bỏ rơi nên thường nhạy cảm thái quá về các dấu hiệu chia cách trong mối quan hệ và xu hướng kiểm soát, bám đuổi. Họ cần nhận được sự đảm bảo và xoa dịu liên tục từ người khác. Điều này khiến chúng khó lòng hình thành mối quan hệ lành mạnh.

   Hơn nữa, những đứa trẻ bị  “phụ huynh hóa” cũng có xu hướng gặp khó khăn trong việc tin tưởng người khác. Họ thường đảm nhận vai trò là người chăm sóc và cảm thấy lạc lối và bối rối nếu không nhận được vai trò này trong mối quan hệ. Họ thường né tránh sự thân mật mặc dù rất khao khát có được điều đó.

Dễ hình thành các vấn đề tâm lý

   Những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ từ nhỏ luôn trong trạng thái tăng cường cảnh giác và không thể thư giãn ngay cả khi không có mối đe dọa nào cả. Khi trưởng thành, họ rất cầu toàn và hay lo lắng, có xu hướng tự đào sâu vào bản thân hoặc những người xung quanh. Rối loạn lo âu là vấn đề tâm lý rất phổ biến ở những đứa trẻ phải đóng vai trò là cha mẹ từ khi còn nhỏ. Bởi chúng đã từng phải đối mặt và giải quyết những khó khăn quá phức tạp với sự phát triển của chúng. Điều này khiến chúng thường có cảm giác rằng thế giới thật sự vô cùng khó khăn và nguy hiểm, không ai có thể giúp đỡ và hỗ trợ chúng. Do đó, những đứa trẻ này thường cảm thấy sợ hãi, cô lập và bất lực.

   Lòng tự trọng thấp và các mối quan hệ không lành mạnh cũng khiến cho trẻ dễ bị trầm cảm. Chúng rất dễ cảm thấy bản thân mình vô dụng, kém cỏi,... do tính cầu toàn và xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân.

   Hy vọng qua bài này, bạn đọc đã nắm được các tổn thương tâm lý một đứa trẻ có thể gặp phải khi phải đóng vai trò cha mẹ từ khi còn nhỏ. Việc phải trưởng thành quá sớm dễ khiến trẻ có lòng tự trọng thấp, khó xây dựng được một mối quan hệ lành mạnh và dễ mắc các vấn đề về tâm lý. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Thời gian qua, nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do trầm cảm ở lứa tuổi học sinh khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của trẻ

Chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?

Trong gia đình, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, nếu bố mẹ cãi nhau thường xuyên trước mặt con cái, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chấn thương tâm lý liên thế hệ - Khi nỗi đau được di truyền

 Người ta nói rằng “Thời gian sẽ chữa lành tất cả”. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào nỗi đau cũng tự nhạt nhòa và nguôi ngoai theo thời gian. Thậm chí, những nỗi đau ấy còn được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác...

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

Nỗi sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người có nỗi sợ bị bỏ rơi luôn thường trực trong lòng sự lo lắng những người yêu thương sẽ bỏ họ mà đi. Nỗi sợ ấy nghiêm trọng  đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi