Bí quyết giúp bạn độc lập về cảm xúc

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có bao giờ cảm thấy cực kỳ vui vẻ khi nhận được lời khen từ ai đó hoặc cảm thấy vô cùng buồn bã và mất động lực chỉ vì ai đó không hài lòng về bạn? Hoặc bạn đã từng chán nản và không muốn làm gì bởi một điều gì đó không mong muốn xảy ra với mình? Nếu câu trả lời là “có” thì cảm xúc của bạn đang phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài hay còn gọi là thiếu độc lập về mặt cảm xúc. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn một số bí quyết giúp bạn độc lập cảm xúc, mời bạn theo dõi nhé!

 

Phải làm sao để có thể độc lập cảm xúc?

Phải làm sao để có thể độc lập cảm xúc?

 

Độc lập cảm xúc là gì?

   Độc lập cảm xúc là khả năng tự chủ và quản lý cảm xúc của chính bản thân mình. Theo đó, bạn có thể cân bằng giữa việc ý thức được những gì đang xảy ra bên ngoài nhưng vẫn kiểm soát tốt được phản ứng của bản thân với những sự kiện đó.

   Ví dụ: Khi cấp trên có phản hồi chưa hài lòng về phương án của bạn, bạn biết được phần nào của dự án của mình chưa tốt, cần sửa đổi nhưng bạn không có những cảm xúc tiêu cực hay tự ti về điều đó.

   Độc lập về cảm xúc cho phép bạn cân bằng và tôn trọng cảm xúc của chính bạn mà không cần tìm kiếm sự chấp thuận, chú ý hay xác nhận của người khác. Nhờ đó, bạn vẫn thấy hài lòng về bản thân cả khi có những tình huống không ưng ý xuất hiện.

 

Tại sao bạn nên độc lập cảm xúc?

   Ở những người chưa độc lập về cảm xúc, cảm xúc của họ phụ thuộc vào hành vi, cảm xúc của người khác hoặc những gì xảy ra quanh họ, đặc biệt là người thân thiết với họ (như người thân, bạn bè hoặc người yêu) và luôn muốn làm hài lòng những người đó.

   Những người thiếu độc lập về cảm xúc rất sợ bị từ chối, phớt lờ, không hài lòng hoặc bị chỉ trích. Họ thường tiêu cực với bản thân và có lòng tự trọng thấp. Họ sẵn sàng thay đổi suy nghĩ, hành vi của bản thân với hy vọng rằng sẽ nhận được sự chấp thuận của người khác hơn. Họ thường cảm thấy bản thân không thể sống thiếu một ai đó mà họ đang phụ thuộc và sẽ trở nên vô giá trị nếu người kia rời đi. Đây là một lối sống rất thiếu lành mạnh, khiến bạn dễ dàng gặp phải các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu.

 

Những người thiếu độc lập cảm xúc rất sợ bị chỉ trích.

Những người thiếu độc lập cảm xúc rất sợ bị chỉ trích.

 

   Ngược lại, những người độc lập cảm xúc không cần phải dựa vào những yếu tố bên ngoài để đánh giá bản thân và họ biết rằng giá trị của họ không phụ thuộc vào những đánh giá của người khác với bản thân mình. Họ có thể nuôi dưỡng cảm giác hạnh phúc và bình yên bất chấp những gì xảy ra trong cuộc sống và với các mối quan hệ của họ.

>>> Xem thêm: Cách để trở nên độc lập - Số phận của bạn phải nằm trong tay bạn

 

Nguyên nhân gì khiến một người thiếu độc lập cảm xúc?

   Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ thuộc cảm xúc là:

  • Do ảnh hưởng từ gia đình: Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách của đứa trẻ. Nếu từ nhỏ, trẻ thường xuyên bị cha mẹ kiểm soát quá mức, không được tự quyết định, hoặc cha mẹ cố gắng nắn chỉnh cảm xúc của con thì rất dễ bị thiếu độc lập cảm xúc khi lớn lên. Ví dụ: Khi con bị điểm kém, cha mẹ thấy con không buồn bã hay xấu hổ thì nói rằng “Sao bị điểm kém mà con còn cười được, con không thấy xấu hổ à…”.
  • Do sang chấn tâm lý: Họ bị người khác kiểm soát và làm tổn thương nặng nề. Ví dụ: Bạn gái bị bạn trai mình cấm cản nhiều thứ, thường xuyên bị bạn trai đánh giá thấp và sau đó bỏ rơi. Bạn trai lại viện lý do rằng: “Do cô ấy không đủ tốt, không đủ xinh đẹp và tài giỏi nên tôi muốn chia tay”.

Tuy nhiên, nhiều khi một ai đó gặp khó khăn trong việc độc lập cảm xúc mà không có lý do rõ ràng.

 

Những bí quyết giúp bạn độc lập cảm xúc

Buông bỏ

   Điều đầu tiên bạn nên làm để trở nên độc lập về cảm xúc là biết cách buông bỏ. Khi bạn phụ thuộc vào ai đó, bạn luôn cố gắng làm hài lòng họ và thường cảm thấy áp lực rất lớn để đạt được điều đó. Đã đến lúc bạn nên từ bỏ điều đó. Điều này có thể có chút khó khăn, bạn nên bắt đầu thực hiện từng bước nhỏ. Bạn hãy bắt đầu bằng cách ngừng hỏi ý kiến của mọi người về bạn như hỏi ý kiến về trang phục bạn đang mặc, mục tiêu cá nhân của bạn,... Miễn là không làm tổn thương bản thân hoặc người khác, bạn nên thể hiện bản thân theo cách bạn muốn.

   Bạn nên biết rằng, những người thực sự thích bạn đã thích bạn từ trước đó rồi và họ không muốn bạn liên tục thay đổi con người thật của bạn. Ví dụ: Người yêu bạn thích bạn rồi mới ngỏ lời yêu với bạn chứ không phải khi hai người bắt đầu mối quan hệ yêu đương, họ hài lòng vì những điều bạn làm cho họ rồi mới yêu bạn.

>>> Xem thêm: 10 điều bạn nên buông bỏ để có cuộc sống hạnh phúc.

 

Ngừng phụ thuộc vào người khác để hạnh phúc hơn.

Ngừng phụ thuộc vào người khác để hạnh phúc hơn.

 

Xây dựng ranh giới

   Điều quan trọng tiếp theo là bạn phải xây dựng được ranh giới cho chính mình. Bạn cần nắm rõ được các giá trị của mình để xây dựng được ranh giới như: “Bạn là ai? Giá trị cốt lõi mà bạn không thể thay đổi là gì? Mục tiêu của bạn là gì? Bạn muốn trở thành ai?”. Nếu có điều gì đó khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy nói rõ điều đó với đối phương.

   Nếu trước đây bạn thường xuyên hỏi ý kiến của người khác thì có thể họ vẫn có thói quen đưa ra ý kiến của mình. Để phản hồi lại điều đó, bạn có thể nói với họ: “Mình cảm ơn ý kiến của bạn, nhưng hiện tại mình muốn tự đưa ra những đánh giá của riêng mình”.

Xây dựng lòng tự trọng

   Lòng tự trọng rất quan trọng để bạn có thể độc lập về cảm xúc. Khi bạn có lòng tự trọng cao, bạn thường có những niềm tin vững chắc về giá trị của bản thân và không để những đánh giá của người khác làm lung lay niềm tin đó.

   Nếu bạn có lòng tự trọng thấp, bạn cần xây đắp để làm cho nó tốt hơn. Bạn hãy chăm sóc bản thân, làm những việc bạn yêu thích và dành thời gian cho những người thật sự khiến bạn hạnh phúc. Bạn nên tránh xa những người cố gắng thao túng cảm xúc của bạn.

>>> Xem thêm: 4 điều bạn có thể làm để xây đắp lòng tự trọng.

 

Thay thế những suy nghĩ tiêu cực

   Bạn hãy viết lại những suy nghĩ và niềm tin lệch lạc khiến bạn luôn bị phụ thuộc cảm xúc vào những yếu tố xung quanh. Ví dụ: “Tôi sẽ rất vui vẻ và tự hào nếu phương án của mình được người khác công nhận” hoặc “Tôi sẽ kiểm soát cuộc sống dễ dàng và thoải mái hơn nếu mọi thứ diễn ra theo ý mình”.

Khi đã xác nhận được các suy nghĩ và niềm tin sai lệch này, bạn hãy cố gắng thay thế chúng bằng các suy nghĩ trung lập và tích cực hơn. Ví dụ: “Nếu có gì không diễn ra theo ý muốn của tôi, tôi đều có phương án để xoay xở chúng đi đúng hướng”.

>>> Xem thêm: 5 cách để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực

 

Biết cách chấp nhận cảm xúc của mình

   Chấp nhận cảm xúc của chính mình nghĩ là bạn cho phép bản thân được bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Ví dụ: Khi bạn thấy ai đó có suy nghĩ khác mình, bạn bày tỏ quan điểm và cảm xúc của bản thân. Nếu bạn và đối phương không tìm được điểm chung, bạn hoàn toàn có quyền kết thúc cuộc trò chuyện để tránh những tranh cãi không đáng có.

 

Hãy cho phép bản thân được bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ.

Hãy cho phép bản thân được bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ.

 

Tham gia vào các hoạt động nghệ thuật

   Bạn có thể đăng ký một khóa thanh nhạc, một lớp hội họa, hay khiêu vũ để bạn có những khoảng thời gian tập trung vào chính mình. Từ đó bạn sẽ phát hiện ra khả năng của bản thân, phát triển mạnh mẽ về mặt cảm xúc mà không cần phụ thuộc vào ai cả.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của độc lập cảm xúc và các phương pháp để xây dựng sự độc lập cảm xúc. Độc lập về cảm xúc giúp bạn cảm thấy luôn hạnh phúc và bình yên trước những sóng gió của cuộc đời. Cho nên, bạn đừng giao phó, đừng dựa dẫm hay trông mong người khác sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mình. Bạn hãy luôn nhớ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, bạn nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Nỗi sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người có nỗi sợ bị bỏ rơi luôn thường trực trong lòng sự lo lắng những người yêu thương sẽ bỏ họ mà đi. Nỗi sợ ấy nghiêm trọng  đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ...

Tại sao chúng ta phải yêu bản thân?

Chúng ta vẫn thường được dạy phải biết yêu thương, quan tâm người khác nhưng lại ít được dạy phải biết yêu thương bản thân mình. Nhưng nếu bạn không yêu chính mình thì cũng rất khó thực sự yêu thương người khác
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi