Bắt nạt nơi làm việc và những hệ lụy

Mục lục [Ẩn]

 

   Vấn nạn bắt nạt có thể xuất hiện tại bất cứ đâu, kể cả trong trường học và nơi làm việc. Nơi làm việc vốn dĩ phải là một môi trường lành mạnh để các nhân viên cống hiến, làm việc và phát triển thì vấn nạn bắt nạt lại trở nên khá phổ biến. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết tình trạng này? Bắt nạt nơi làm việc gây ra những hệ lụy gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau nhé!

 

Bắt nạt nơi công sở để lại nhiều hệ lụy.

Bắt nạt nơi công sở để lại nhiều hệ lụy.

 

Bắt nạt nơi làm việc - Dấu hiệu nhận biết

   Bắt nạt nơi làm việc xảy ra khi một người hoặc một nhóm người gây tổn thương về thể chất hoặc tinh thần của người khác (có thể là cả hai) tại nơi làm việc. Bất kỳ ai cũng có thể là kẻ bắt nạt hoặc nạn nhân của sự bắt nạt, dù vai trò của họ ở nơi làm việc là gì đi chăng nữa.

   Bắt nạt nơi làm việc có thể hiện diện với nhiều hình thức khác nhau, có thể biểu hiện một cách rõ ràng hoặc có thể rất nhỏ khiến ngay cả nạn nhân cũng không biết rằng mình đang bị bắt nạt. Đặc biệt là ở trong môi trường công sở, tình trạng bắt nạt rất ít có thể nhìn thấy dưới dạng những tác động vật lý mà thường bằng lời nói hoặc cách ứng xử. Tuy nhiên, độ sát thương của các hình thức bắt nạt này không hề thua kém với việc bị “bạo lực thể chất” - một hình thức bắt nạt thường thấy ở học đường. Các hình thức bắt nạt nơi công sở thường gặp là:

  • Lời nói: Các ví dụ về bắt nạt qua lời nói là những lời “nói đểu", hạ thấp, đùa cợt quá trớn, đồn thổi vô căn cứ, chửi mắng, lăng mạ, hạ thấp danh dự, cố tình bôi nhọ hình ảnh,.....
  • Hành động: Ví dụ như các hành động đe dọa, cô lập, soi mói, xâm phạm quyền riêng tư, chèn ép, phân biệt đối xử, đổ lỗi, phá hoại hoặc cản trở công việc của người khác, ăn cắp chất xám, tước đoạt công lao,...

   Trong nhiều trường hợp, những kẻ bắt nạt có thể giỏi ngụy trang hành vi của mình tới mức mà người bị bắt nạt thậm chí không thể phát giác ra. Nạn nhân sẽ cho rằng hành động đó là đúng và tin rằng bản thân mình có nhiều thiếu sót.

 

Nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Mong muốn kiểm soát đối tượng được nhắm tới

   Hành vi bắt nạt có thể bắt nguồn từ nhu cầu mong muốn kiểm soát đối tượng được nhắm tới, thường gặp ở những nhân viên cũ, lâu năm trong công ty. Họ muốn khẳng định vị thế của mình trong công ty, nên họ thường là người ra lệnh cho người khác, đặc biệt là những người mới vào công ty. Nếu những người mới vào không làm theo ý họ thì sẽ trở thành đối tượng được nhắm tới.

Sự ghen tị

   Những kẻ bắt nạt cảm thấy bị đe dọa bởi tài năng, thành tựu của những cá nhân hoặc không tự tin với năng lực của mình. Hành động bắt nạt là cách để họ giảm sự bất an của bản thân.

   Trong trường hợp này, đối tượng bị kẻ bắt nạt nhằm vào là những nhân viên giỏi, nhận được nhiều đánh giá tốt hoặc sự chú ý của người khác trong công ty. Những kẻ bắt nạt sẽ cố gắng tìm cách làm giảm đi sự nổi bật của cá nhân bị nhắm tới, thường bằng cách hủy hoại thanh danh của nạn nhân để người khác có cái nhìn tiêu cực về người đó như gieo rắc tin đồn nhảm, bôi xấu, đổ lỗi,....

Không kiểm soát được cơn bốc đồng của mình

   Bắt nạt nơi làm việc có thể xảy ra do kẻ bắt nạt không kiểm soát được hành vi của mình. Họ thường là người dễ thay đổi cảm xúc, dễ nóng giận, thích mắng chửi, la hét, thậm chí còn sử dụng những từ ngữ tục tĩu. Những người này có xu hướng trút cơn nóng giận của mình lên người khác bằng cách lăng mạ và sử dụng những lời lẽ xúc phạm, các lời chế nhạo đầy tính chỉ trích và châm biếm của mình.

Hành động mang tính hệ thống

   Ở một số môi trường làm việc tiêu cực, sự bắt nạt đã tồn tại lâu ngày, lặp đi lặp lại và dần trở thành một loại văn hóa. Đặc biệt, trong trường hợp này thì sự bắt nạt còn mang tính hệ thống khi lây lan từ người này sang người khác. Người bắt nạt cũng có thể là người từng trải qua sự bắt nạt trước đó, và rồi “kẻ bị tổn thương lại làm tổn thương người khác”, họ lại tiếp tục bắt nạt những người yếu thế hơn.

 

Bắt nạt nơi làm việc có thể mang tính hệ thống.

Bắt nạt nơi làm việc có thể mang tính hệ thống.

 

Hệ lụy của bắt nạt nơi làm việc

   Bắt nạt nơi làm việc là một trải nghiệm tồi tệ cho những nạn nhân của nó. Hậu quả của sự bắt nạt không chỉ xảy ra ở nơi họ làm việc mà còn kéo dài đến lúc họ về, thậm chí là khi đã nghỉ việc một thời gian rất dài.

Những hệ lụy mà vấn nạn này có thể gây ra là:

Các vấn đề về tâm lý

Sự đau khổ mà nạn nhân của vấn nạn bắt nạt nơi công sở phải chịu đựng tác động đến hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ, khiến họ cảm thấy căng thẳng, cô đơn, bị cô lập, tội lỗi, xấu hổ về bản thân, lòng tự trọng thấp. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý như:

  • Trầm cảm: Nếu bị căng thẳng, cô lập, mặc cảm tội lỗi trong thời gian dài thì nạn nhân rất dễ bị trầm cảm. Lúc này, họ sẽ có những triệu chứng như mệt mỏi, chán nản kéo dài, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, mất hứng thú với mọi thứ,...
  • Rối loạn lo âu lan tỏa: Nạn nhân của bắt nạt tại nơi làm việc có cảm giác lo lắng rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra. Và thực tế, những thứ tồi tệ đã xảy ra gần như mỗi ngày khi họ ở nơi làm việc. Kết quả là căng thẳng này lặp đi lặp lại làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ và trở thành rối loạn lo âu lan tỏa. Những người mắc bệnh này thường cảm thấy lo lắng và sợ hãi đến mức mất tập trung vào các hoạt động hàng ngày.
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): Nếu hành vi bắt nạt tại nơi làm việc trở nên nghiêm trọng và kéo dài trong một thời gian dài, không có gì ngạc nhiên khi nạn nhân có xu hướng mắc PTSD
  • Rối loạn lo âu xã hội: Nạn nhân của nạn bắt nạt nơi làm việc có nguy cơ mắc rối loạn lo âu xã hội do bị người khác đánh giá tiêu cực, dè bỉu, xa lánh trong một thời gian quá dài. Lúc này, họ thường có các triệu chứng né tránh đám đông, luôn sợ bị xấu hổ hoặc chế giễu, lo lắng về các tình huống xã hội hàng ngày,...

Ảnh hưởng đến kết quả công việc

   Khi phải chịu những áp lực, căng thẳng từ sự bắt nạt, nạn nhân sẽ khó có thể hoàn thành tốt công việc được. Sự bắt nạt làm suy giảm lòng tự trọng, sự tự tin của nạn nhân, khiến họ khó tập trung làm việc, từ đó dẫn đến giảm hiệu suất công việc.

   Những nhân viên bị bắt nạt không chỉ mất hết tinh thần làm việc mà còn tốn thời gian vì họ quá bận bịu với việc phải tránh né kẻ bắt nạt, tìm cách bảo vệ bản thân hoặc cầu cứu sự giúp đỡ.

Ảnh hưởng đến công ty

   Vấn nạn bắt nạt nơi làm việc không chỉ gây ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của công ty. Nhân viên làm việc năng suất kém do bị bắt nạt ảnh hưởng đến tiến độ công việc của công ty. Nạn nhân nghỉ việc sẽ khiến công ty bị thiếu hụt nhân viên, công ty sẽ bỏ thêm chi phí và thời gian vào việc tuyển nhân viên mới và đào tạo lại từ đầu.

 

Hiện tượng bắt nạt có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc ở công ty.

Hiện tượng bắt nạt có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc ở công ty.

 

   Việc công ty tồn tại vấn nạn bắt nạt cũng gây ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh của công ty. Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, nếu công ty bị lan truyền có môi trường tiêu cực, “ma cũ bắt nạt ma mới” thì công ty sẽ khó tuyển các nhân sự chất lượng hơn.

 

Phải làm gì nếu như bạn là nạn nhân của bắt nạt nơi làm việc?

Hãy lên tiếng từ sớm

   Bạn hãy lên tiếng, phản kháng khi nhận thấy những dấu hiệu của bắt nạt nơi làm việc để tránh cho những kẻ bắt nạt "được nước làm tới". Nếu bạn thấy mình bị đặt những biệt danh hoặc đùa cợt không phù hợp, bạn hãy lịch sự nói cho những người kia biết rằng bạn không thích những biệt danh này và muốn họ dừng lại.

Có cho mình một vài "đồng minh"

   Không phải bất kỳ ai cũng có thể “vừa mắt” với tình trạng bắt nạt nơi công sở, bạn hãy tìm đến những người này để xin giúp đỡ. Họ có thể giúp đỡ bạn về mặt tinh thần, cho bạn những lời khuyên, hoặc khiến những kẻ bắt nạt “dè chừng” hơn.

Giữ lại bằng chứng

   Khi bạn bị bắt nạt, hãy cố gắng giữ lại những bằng chứng của sự bắt nạt. Điều này rất quan trọng để giúp bạn khiếu nại những hành động của kẻ đó. Bằng chứng sẽ giúp những người ngoài cuộc tin vào lời nói của bạn và kẻ bắt nạt khó mà chối cãi được.

Gửi khiếu nại đến phòng nhân sự

   Bạn có thể gửi văn bản/email đến phòng nhân sự, liệt kê chi tiết những sự kiện đã diễn ra và yêu cầu được giải quyết bằng văn bản/email. Và đừng quên giữ lại bản sao khiếu nại của bạn và các phản hồi mà bạn có được từ công ty.

Cân nhắc về công việc này

   Nếu bắt nạt nơi công sở là vấn đề mang tính hệ thống và hoàn toàn không có ai giúp đỡ bạn thì có lẽ đây không phải môi trường làm việc phù hợp với bạn. Bạn nên cân nhắc đến việc từ bỏ công việc này để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bản thân. Một môi trường làm việc tiêu cực rất khó có thể khiến bạn phát triển tốt được.

Nghỉ ngơi phù hợp

   Ở nơi làm việc có nhiều áp lực, căng thẳng thì việc nghỉ ngơi phù hợp là vô cùng cần thiết. Bạn nên ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, đủ chất, tập thể dục thể thao, dành thời gian làm những việc bản thân mình yêu thích,... Điều này sẽ giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý.

   Ngoài ra, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giải tỏa căng, thẳng, mệt mỏi khi phải chiến đấu với tình trạng bắt nạt nơi làm việc. Với thành phần từ thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp tăng cường hormone hạnh phúc, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu, tạo động lực và cảm giác hạnh phúc cho người sử dụng.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được thông tin về vấn nạn bắt nạt nơi làm việc và những hệ lụy của nó. Bắt nạt nơi làm việc gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của nạn nhân, hiệu suất công việc và hình ảnh của công ty. Hy vọng những gợi ý trong bài sẽ giúp bạn có thêm những biện pháp đối phó với vấn nạn này. Nếu còn điều gì muốn tâm sự, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Khảo sát: 42% người Việt Nam đi làm trong trạng thái căng thẳng, stress

Theo khảo sát của Anphabe (một trong những đơn vị trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm), có tới 42% người lao động tại Việt Nam đi làm trong trạng thái mệt mỏi với tần suất stress từ thường xuyên đến rất thường xuyên.

Cô đơn nơi công sở: Làm thế nào để khắc phục?

Trên thực tế, việc cảm thấy cô đơn nơi công sở không phải là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Vậy phải làm sao để đối phó với tình huống này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

Hội chứng Burnout: Hội chứng kiệt sức nơi làm việc

Hội chứng Burnout: Hội chứng kiệt sức nơi làm việc.

Nghề giáo: Quá nhiều áp lực công việc và những hệ lụy trên sức khỏe tinh thần

Nghề giáo: Quá nhiều áp lực công việc và những hệ lụy trên sức khỏe tinh thần
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn lo âu, mất ngủ khi tuổi già đến

Rối loạn lo âu, mất ngủ khi tuổi già đến

Tôi là một cán bộ nhà nước về hưu, năm nay 67  tuổi. Cả cuộc đời làm việc chăm chỉ, mẫn cán, tôi cứ nghĩ khi về già sẽ thảnh thơi, thế mà lại chẳng được như vậy.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi