Những ảnh hưởng tiêu cực đến từ áp lực gia đình và cách giải quyết

Mục lục [Ẩn]

 

   Người ta thường nói, gia đình là chốn yên bình nhất để trở về. Hoặc, gia đình luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện, còn xã hội thì phải có “điều kiện” mới yêu mình.

    Tuy nhiên, có những khi, áp lực gia đình lại khiến chúng ta mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, thậm chí là dẫn đến trầm cảm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực gia đình và cách giải quyết nhé!

 

Những ảnh hưởng tiêu cực đến từ áp lực gia đình và cách giải quyết

Những ảnh hưởng tiêu cực đến từ áp lực gia đình và cách giải quyết

 

Áp lực gia đình là gì?

   Áp lực gia đình (Family pressure) có thể được hiểu đơn giản là tình trạng căng thẳng xảy ra giữa những thành viên trong gia đình. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: Tài chính, quan điểm sống, lối sống, trách nhiệm,...

   Nhìn chung, sự căng thẳng đến từ áp lực gia đình đều sẽ khiến cho các thành viên trở nên mệt mỏi, chán nản, thậm chí là suy sụp, tuyệt vọng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên, làm giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe thể chất, tinh thần của họ.

 

Những yếu tố nào dẫn tới áp lực gia đình?

   Trong quá trình chung sống, các thành viên trong gia đình sẽ trải qua nhiều sự kiện khác nhau. Đó có thể là khi gia đình có thêm thành viên mới, hay một người nào đó ra đi, những đứa trẻ lớn lên và có suy nghĩ riêng,... Bất kỳ một sự thay đổi nào cũng tiềm ẩn nguy cơ hình thành xung đột, mâu thuẫn. Chính những điều này sẽ tạo ra áp lực gia đình lên một hoặc nhiều thành viên. 

   Theo đó, các yếu tố gây áp lực gia đình có thể kể đến như:

Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu

   Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu sẽ khiến các thành viên trong gia đình khó tìm được tiếng nói chung, cũng như không cảm nhận được sự quan tâm lẫn nhau. Điều này làm các thành viên trở nên xa cách, tách biệt, không còn dành cho nhau sự ưu tiên.

 

Thiếu sự đồng cảm sẽ gây căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình

Thiếu sự đồng cảm sẽ gây căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình

 

Thiếu sự san sẻ công việc

   Hiện nay, phụ nữ vẫn là đối tượng phải làm hầu hết việc nhà, kể cả khi họ có sự nghiệp riêng. Nếu các thành viên khác không san sẻ, giúp đỡ thì người phụ nữ sẽ phải chịu rất nhiều áp lực, mệt mỏi, kiệt sức vì luôn phải bận rộn lo toan cho gia đình.

Quan niệm cổ hủ, lạc hậu

   Hiện nay, nhiều người vẫn còn giữ những quan niệm cổ hủ, lạc hậu như: Không đẻ được con trai là tội bất hiếu, cô dâu mang bầu trước khi cưới thì phải đi cửa sau,... Tất cả những điều này đều không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Gánh nặng về tài chính

    Có những vấn đề đã quá lỗi thời, thì cũng có những vấn đề cố hữu gây áp lực lên các thành viên trong gia đình. Áp lực tài chính là một vấn đề như vậy. Nó có thể “châm ngòi” cho sự bất hòa, tranh chấp, thậm chí là gây rối loạn lo âu trầm cảm và khủng hoảng tinh thần.

 

Gánh nặng tài chính có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm

Gánh nặng tài chính có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm

 

 Không chịu thay đổi để phù hợp với thực tế

  Cuộc sống luôn thay đổi không ngừng và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nếu bạn không chịu làm mới bản thân và thích nghi với điều kiện mới thì sẽ làm ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.

Trách nhiệm nuôi dạy con cái

   Hiện nay, việc nuôi dạy con cái sao cho thật tốt cũng là áp lực lớn với hầu hết các bậc cha mẹ. Họ luôn phải lo lắng là làm sao cho con một môi trường học tập và phát triển tốt nhất, để sau này chúng có một cuộc sống trọn vẹn nhất.

Cha mẹ thiên vị, không công bằng

    Sự không công bằng, thiên vị của cha mẹ giữa các con với nhau sẽ làm nảy sinh sự đố kỵ, tủi thân, ức chế, thậm chí là thù ghét giữa chúng. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, cảm xúc, hành vi của trẻ sau này.

Kỳ vọng của người thân

   Bất kỳ ai cũng mong muốn con mình sẽ trở thành một người tài giỏi, được nhiều người yêu mến và xã hội trọng vọng. Chính vì vậy, nhiều người thường đặt quá nhiều mục tiêu vượt quá khả năng của con trẻ như: Thi được vào trường chuyên, lớp chọn, trường đại học danh tiếng, phải làm bác sĩ, giáo viên, hay công chức,...

 

Cha mẹ kỳ vọng quá cao sẽ khiến con cái chịu nhiều áp lực

Cha mẹ kỳ vọng quá cao sẽ khiến con cái chịu nhiều áp lực

 

Những ảnh hưởng đến từ áp lực gia đình

   Áp lực từ gia đình đôi khi không thua kém gì so với áp lực từ xã hội. Việc luôn phải sống trong không khí căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, làm gia tăng các hành vi tiêu cực và một số hệ lụy như:

Gây rối loạn giấc ngủ

   Áp lực, căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ, cho dù chúng đến từ bất cứ đâu. Mất ngủ có thể ở mức độ nhẹ như: Khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm. Tuy nhiên, nhiều người cũng đã bị mất ngủ triền miên, thậm chí là không thể chợp mặt hoặc liên tục gặp ác mộng.

Gia tăng việc sử dụng chất kích thích

   Để đối phó với áp lực gia đình, nhiều người có thể tìm đến chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, thậm chí là ma túy. Việc lạm dụng chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.

Gây rạn nứt mối quan hệ

   Khi các mâu thuẫn không được giải quyết, áp lực ngày một gia tăng sẽ gây rạn nứt tình cảm gia đình, khó có thể hàn gắn giữa các thành viên. Điều này khiến anh em bất hòa, từ mặt nhau, vợ chồng ly hôn, con cái trở nên xa cách bố mẹ.

Làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm thần

    Áp lực gia đình cũng là một nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm thần như: Rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh và trầm cảm. Thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp trẻ em tự tử vì áp lực học tập, hay người mẹ tự tử vì trầm cảm sau sinh,...

 

 Áp lực quá lớn từ gia đình có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm

Áp lực quá lớn từ gia đình có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm

 

Làm cách nào để giải quyết áp lực gia đình?

   Để vượt qua được áp lực từ gia đình, bạn cần phải biết nó bắt đầu từ đâu. Mỗi nguyên nhân sẽ có một cách khắc phục khác nhau. Nhìn chung, để giảm bớt căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Học cách lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, đồng cảm và thấu hiểu những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mọi người. Điều này sẽ giúp tạo sự gắn kết, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
  • Luôn học hỏi, nỗ lực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời học cách làm quen, thích nghi với những sự thay đổi trong cuộc sống.
  • Kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh, kiểm soát căng thẳng, không sử dụng các lời nói làm tổn thương hay xúc phạm người thân.
  • Nói chuyện một cách thẳng thắn để gỡ bỏ vướng mắc và hóa giải những mâu thuẫn.
  • Buông bỏ lối suy nghĩ, tục lệ cổ hủ, lạc hậu đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
  • Cha mẹ nên hiểu rõ khả năng của con, không đặt ra nhiều kỳ vọng quá sức; đồng thời đối xử một cách công bằng, không thiên vị con trai, con gái, con cả, con út,...
  • San sẻ công việc nhà với các thành viên khác trong gia đình.
  • Cân nhắc việc gặp các chuyên gia tâm lý khi gặp vấn đề khó giải quyết.

   Mời bạn xem thêm: Cách để giải quyết các mối quan hệ khó khăn trong gia đình

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những ảnh hưởng tiêu cực của áp lực gia đình cũng như cách giải quyết chúng. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: mối quan hệ

Bài viết liên quan

Chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội và cách vượt qua.

Phải làm sao khi bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong mối quan hệ?

Trong một mối quan hệ, bạn có hay có những suy nghĩ như “Chắc là mình không quan trọng…”, “có khi nào vì vậy mà họ chán mình rồi không?”,... Vậy điều gì khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong mối quan hệ như vậy?

Đồng cảm: Cách cảm nhận và đáp lại cảm xúc của người khác

Cách để xây dựng sự đồng cảm là rèn luyện kỹ năng lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cải thiện trí tuệ cảm xúc, nhìn nhận quan điểm mới.

Mệt mỏi, trầm cảm vì con cái không chịu lập gia đình

Có thể thấy, không chỉ người trẻ áp lực, lo lắng về việc kết hôn mà các bậc phụ huynh cũng vô cùng lo âu, sốt ruột, thậm chí mắc các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Những cách giúp bạn xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

Cách để xây dựng những mối quan hệ lành mạnh là kết giao với những người tích cực, chia sẻ về suy nghĩ, học cách lắng nghe và…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi