Hậu quả của chấn thương tâm lý thời thơ ấu

Mục lục [Ẩn]

 

   Những trải nghiệm thời thơ ấu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Những đứa trẻ được sống trong gia đình giàu tình yêu thương, có một tuổi thơ hạnh phúc thường tự tin vào bản thân mình, biết cách yêu thương người khác. Vậy một tuổi thơ bất hạnh, từng bị chấn thương tâm lý ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

 

Hậu quả của tổn thương tâm lý thời thơ ấu

Hậu quả của tổn thương tâm lý thời thơ ấu

 

Chấn thương tâm lý thời thơ ấu do nguyên nhân gì?

   Những trải nghiệm tồi tệ ở thời thơ ấu (adverse childhood experiences - ACEs) là những sự kiện có khả năng gây tổn thương cho trẻ ở tuổi vị thành niên (0-17 tuổi). Nếu không được chữa lành, những tổn thương này có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ khi trưởng thành.

   Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chấn thương tâm lý thời thơ ấu được chia làm 3 nhóm chính:

Ngược đãi

  • Ngược đãi thể chất: Đánh đập, hành hạ trẻ. Nhiều khi cha mẹ, người thân thực hiện những hành động này với mục đích kỷ luật.
  • Ngược đãi cảm xúc: Những hình thức phổ biến gồm mắng chửi, xúc phạm, trêu chọc, so sánh trẻ với người khác khiến trẻ xấu hổ, tự ti và cảm thấy bản thân không có giá trị.
  • Lạm dụng tình dục: Các hành vi quấy rối, xâm hại tình dục đối với trẻ.

Bỏ rơi

  • Bỏ rơi về thể chất: Cha mẹ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nuôi nấng, chăm sóc và giám sát trẻ, dẫn đến trẻ sống trong môi trường thiếu vệ sinh, bị suy dinh dưỡng và mắc phải nhiều bệnh lý khác.
  • Bỏ rơi về cảm xúc: Không quan tâm đến cảm xúc của trẻ, không thể hiện tình yêu thương với trẻ hoặc một số khác thì kiểm soát cảm xúc của trẻ thay vì lắng nghe, tìm hiểu. Đứa trẻ chỉ được cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, không được có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, đau đớn hoặc nhớ nhung.

>>> Xem thêm: Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ.

 

Gia đình bất hạnh

  • Người thân mắc bệnh tâm thần, lạm dụng chất kích thích hoặc đi tù.
  • Mẹ bị bạo hành bởi cha ruột hoặc cha dượng.
  • Cha mẹ ly thân hoặc ly hôn.

>>> Xem thêm: 7 loại tổn thương trong những ngày thơ ấu và cách vượt qua chúng.

 

Hậu quả của chấn thương tâm lý thời thơ ấu

   Chấn thương tâm lý thời thơ ấu ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển thể chất, tư duy và nhân cách khi trưởng thành. Nếu để kéo dài, tình trạng này có thể gây ra những hậu quả sau:

Gây ra các vấn đề tâm lý

   Những người từng bị chấn thương tâm lý thời thơ ấu thường có xu hướng dễ căng thẳng thần kinh khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn, nan giải về tài chính, các mối quan hệ, công việc,…Tổn thương tâm lý quá lớn cũng khiến trẻ có xu hướng “chạy trốn” khi cần phải đối mặt với những vấn đề cần giải quyết.

 

Những đứa trẻ bị chấn thương tâm lý thời thơ ấu dễ gặp các vấn đề tâm lý.

Những đứa trẻ bị chấn thương tâm lý thời thơ ấu dễ gặp các vấn đề tâm lý.

 

   Điều này làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu ở những đối tượng này. Đây đều là những vấn đề tâm lý, tâm thần phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần và thể chất.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ

   Theo các chuyên gia, tổn thương tâm lý khiến cho não bộ giảm khả năng phát triển và có thể thoái hóa nhanh hơn so với bình thường. Đặc biệt là trẻ em, các chấn thương tâm lý thời thơ ấu sẽ khiến cho trẻ gặp phải vấn đề về tư duy và giảm khả năng ghi nhớ.

Ngoài ra, não bộ bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết các hormone hạnh phúc serotonin và dopamin. Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, stress, mệt mỏi và mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,...

Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội

   Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, lòng tự trọng thấp và cảm thấy mình không xứng đáng được yêu thương. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ. Ngoài ra, một số người còn sợ giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ với người khác, thậm chí hình thành rối loạn lo âu xã hội.

   Ví dụ: Nếu từng bị bắt nạt khi còn nhỏ, nạn nhân dễ hình thành nỗi sợ bị người khác đánh giá và trêu chọc. Từ đó, họ tự cô lập bản thân, không hòa nhập với cộng đồng nơi họ làm việc và sinh hoạt. Việc này khiến họ không thể xây dựng các mối quan hệ lành mạnh cần thiết cho cuộc sống.

   Ngoài ra, những người bị chấn thương tâm lý thời thơ ấu còn dễ bị lôi kéo vào những mối quan hệ không lành mạnh. Cụ thể, họ dễ bị thu hút bởi người có tính cách phù hợp với trải nghiệm của họ - những người cũng bỏ mặc cảm xúc hoặc ngược đãi người khác. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân hoàn toàn ý thức được đây là mối quan hệ độc hại nhưng do ảnh hưởng vô thức từ quá khứ nên họ không thoát khỏi nó được.

   Chẳng hạn khi một người thiếu thốn tình cảm bị bạo hành, họ dễ lầm tưởng đó là biểu hiện quan tâm và yêu thương từ người khác.

Dễ lạm dụng các chất gây nghiện

   Để giải tỏa cảm xúc cùng những xung đột bên trong nội tâm , họ thường tìm đến đồ uống có cồn hoặc chất kích thích. Điều này lại dẫn đến những vấn đề về lạm dụng chất gây nghiện như rượu, ma túy hoặc các hội chứng rối loạn ăn uống.

   Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ có nguy cơ tham gia vào các tệ nạn xã hội. Thực tế cho thấy, những trẻ gặp phải sang chấn tâm lý trong giai đoạn nhạy cảm như dậy thì rất dễ phát triển nhân cách lệch lạc, tỷ lệ tù tội cao và dễ vi phạm các quy chuẩn đạo đức, xã hội và thậm chí là luật pháp.

Những vấn đề mãn tính về sức khỏe thể chất

   Chấn thương thời thơ ấu làm tăng nồng độ hormone cortisol và norepinephrine trong cơ thể. Về lâu dài, tình trạng có thể gây ra căng thẳng mãn tính và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, thừa cân, tiểu đường, tim mạch và một số loại ung thư.

 

Cách vượt qua chấn thương thời thơ ấu

   Nếu không may trải qua một tuổi thơ đau buồn, bạn sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của chúng lên cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, không bao giờ là quá muộn để tìm sự trợ giúp, giảm ảnh hưởng của các chấn thương này.

   Bên cạnh các biện pháp trị liệu chuyên nghiệp như điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý, các biện pháp sau có thể giúp bạn giảm thiểu tác động của chấn thương thời thơ ấu:

  • Thiền định: Bài tập thiền sẽ giúp bạn xua tan suy nghĩ tiêu cực và gợi những cảm xúc tích cực để vượt qua những chấn thương tâm lý.
  • Chia sẻ với những người tin tưởng: Nên có ít nhất một người bạn cảm thấy an toàn để chia sẻ những vấn đề tâm lý của mình. Có thể là người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý.
  • Xây dựng những thói quen tốt: Như xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc. Khi sức khỏe thể chất được cải thiện, tâm trạng bạn cũng sẽ tốt hơn.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ. BoniBrain giúp tăng cường hormon hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ, giảm nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu.

>>> Xem thêm: Cách chữa lành những tổn thương tâm lý thời thơ ấu.

 

BoniBrain của Mỹ.

BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng vài viết sau đã giúp bạn nắm được các hậu quả của chấn thương tâm lý thời thơ ấu. Nếu không may bị chấn thương thời thơ ấu, điều quan trọng là bạn ghi nhận nó và sớm chữa lành, tránh để nó tiếp tục tác động lâu dài đến cuộc sống. Nếu có điều gì muốn chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Chấn thương tâm lý liên thế hệ - Khi nỗi đau được di truyền

 Người ta nói rằng “Thời gian sẽ chữa lành tất cả”. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào nỗi đau cũng tự nhạt nhòa và nguôi ngoai theo thời gian. Thậm chí, những nỗi đau ấy còn được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác...

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi