Cách phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật đều gây ra triệu chứng tim đập nhanh, vã mồ hôi, đau đầu, mất ngủ… Do đó, nhiều người hay nhầm lẫn hai bệnh này, dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vậy làm sao có để phân biệt rối loạn hệ thần kinh thực vật và rối loạn lo âu?

 

Làm sao để phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật?

Làm sao để phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật?

 

Cách phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật

    Để phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật, chúng ta cùng xem xét các khía cạnh sau:

Về khái niệm

  • Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi tình trạng lo lắng, sợ hãi, căng thẳng kéo dài.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật là bệnh lý thuộc hệ thần kinh, xảy ra khi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng với nhau.

Về nguyên nhân gây ra

  • 1 số nguyên nhân chung gây cả hai tình trạng này là di truyền, tuổi tác, lạm dụng rượu bia, chất kích thích... Ngoài ra, mỗi loại rối loạn đều có thêm các nguyên nhân khác như:
  1. Rối loạn lo âu:
  2. Nồng độ hormone hạnh phúc serotonin và dopamin bị sụt giảm.
  3. Sang chấn tâm lý: Mất người thân, chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc, trải qua sự kiện đe dọa tính mạng…
  4. Tâm lý căng thẳng kéo dài do áp lực từ công việc, tiền bạc, gia đình, bị thất nghiệp…
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật:
  1. Bệnh lý tự miễn, bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus
  2. Các bệnh lý về thoái hóa thần kinh như teo não, Parkinson, Alzheimer…
  3. Tổn thương hạch thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị

 

Tổn thương hạch thần kinh dễ gây rối loạn hệ thần kinh thực vật

Tổn thương hạch thần kinh dễ gây rối loạn hệ thần kinh thực vật

 

   Trong đó, rối loạn lo âu cũng là một nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật. Ngược lại, các triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh thực vật như tim đập nhanh, tức ngực, vã mồ hôi… diễn ra liên tục càng khiến cho người bệnh lo lắng, căng thẳng hơn.

Về triệu chứng lâm sàng

    Điểm giống nhau giữa triệu chứng rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật là biểu hiện về thể chất: Tim đập nhanh, đánh trống ngực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, đi tiểu nhiều lần, rối loạn giấc ngủ…

   Còn điểm khác là rối loạn lo âu có biểu hiện tâm lý rất rõ ràng như:

  • Lo lắng, sợ hãi quá mức vô lý: Sợ các tình huống xã hội, sợ đám đông, sợ không gian hẹp…
  • Cảm giác lo lắng ảnh hưởng đến công việc, học tập, khiến người bệnh khó tập trung.

   Chính những cảm giác tiêu cực nêu trên gây ra triệu chứng về thể chất ở người rối loạn lo âu. Còn với người bị rối loạn hệ thần kinh thực vật, họ thường có biểu hiện thể chất trước, sau đó mới dẫn đến dấu hiệu về tâm lý.

   Các triệu chứng thể chất của bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật bao gồm:

  • Tim mạch: Đánh trống ngực, loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến huyết áp
  • Hô hấp: Khó thở, nặng ngực.
  • Não bộ: Thay đổi thời tiết gây đau đầu hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, hay quên.
  • Tiêu hóa: Khô miệng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón, đầy hơi, kích thích đại tiện khi căng thẳng.

 

Triệu chứng rối loạn hệ thần kinh trên tiêu hóa là buồn nôn, nôn

Triệu chứng rối loạn hệ thần kinh trên tiêu hóa là buồn nôn, nôn

 

  • Tiết niệu: Bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu nhiều về đêm…
  • Chức năng bài tiết: Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường… 
  • Hệ sinh dục: Ở nam giới gây rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh sớm; ở nữ giới gây khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
  • Dấu hiệu khác: Rụng tóc, da khô, hư móng…

   Nhìn chung, rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng khá giống nhau. Để biết bản thân gặp vấn đề gì, bạn cần đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

 

Cách điều trị rối loạn lo âu

   Rối loạn lo âu thường được điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý, các phương pháp hỗ trợ khác hoặc kết hợp cả ba.

Thuốc tây y

   Các thuốc thường được dùng trong điều trị rối loạn lo âu là:

  • Thuốc an thần như benzodiazepin.
  • Thuốc chống trầm cảm như nortriptyline, imipramine, amitriptyline
  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine…

Tâm lý trị liệu

   Tâm lý trị liệu sẽ giúp người bệnh đối phó với phản ứng cảm xúc, sự lo lắng, bất an, căng thẳng của họ. Các chuyên gia tâm lý thường áp dụng các biện pháp như:

 

Người bị rối loạn lo âu thường được trị liệu tâm lý

Người bị rối loạn lo âu thường được trị liệu tâm lý

 

   Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp cả hai biện pháp trên để tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh rối loạn lo âu.

 

Cách điều trị rối loạn hệ thần kinh thực vật

   Để điều trị hiệu quả rối loạn hệ thần kinh thực vật, người bệnh cần phải giải quyết đồng thời cả nguyên nhân và triệu chứng.

   Ví dụ như: Nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật là do bệnh rối loạn lo âu thì bác sĩ phải điều trị rối loạn lo âu thì các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật mới giảm. Thông thường, bác sĩ sẽ phối hợp thuốc an thần, chống trầm cảm với các thuốc điều trị triệu chứng khác.

   Thế nhưng, thuốc tây điều trị rối loạn lo âu thường gây nhiều tác dụng phụ. Thậm chí một số loại còn khiến các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm từ thiên nhiên như BoniBrain để cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, lo lắng. Sau khi tâm trạng ổn định, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ giảm liều thuốc điều trị rối loạn lo âu để hạn chế tác dụng phụ.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật. Để biết chính xác bản thân gặp vấn đề gì, bạn nên đi thăm khám sớm và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

Thành phần BoniBrain gồm những gì? Công dụng, cách dùng như thế nào?

Thành phần BoniBrain gồm cây rễ vàng, L-Tryptophan, Vitamin B3,  Vitamin B6, L- Tyrosine, L- Phenylalanine, Vitamin C, Vitamin B12, Vitamin B9, Trimethylglycine, Mg, Zn. 

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực.

Trầm cảm vì tham vọng làm giàu, nhờ BoniBrain tôi đã “sống” lại

Anh Phạm Bá Thiên (sinh năm 1987, trú tại số 47, ngõ Hòa Bình 7, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, điện thoại: 0963.986.114)

Tìm hiểu về trị liệu âm nhạc chữa lành tâm lý

 Âm nhạc như một món ăn tinh thần, giúp chúng ta thư giãn, yêu đời và xả stress hiệu quả. Tận dụng lợi ích đó, ngành y đã áp dụng liệu pháp âm nhạc để chữa lành tâm lý.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách ch-ữa lành trầm cảm do những tổn thương tâm lý thời thơ ấu

Cách ch-ữa lành trầm cảm do những tổn thương tâm lý thời thơ ấu

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty mỹ phẩm. Từ nhỏ, chị em tôi luôn được bố mẹ lo cho ăn học sung túc, đầy đủ, không thiếu thốn thứ gì.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi