Mục lục [Ẩn]
Theo khảo sát của Anphabe (một trong những đơn vị trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm), có tới 42% người lao động tại Việt Nam đi làm trong trạng thái mệt mỏi với tần suất stress từ thường xuyên đến rất thường xuyên.
42% người Việt Nam đi làm trong trạng thái căng thẳng, stress
Thực trạng căng thẳng trong công việc hiện nay ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người ta ước tính khoảng khoảng 15% người trưởng thành trong độ tuổi lao động mắc chứng rối loạn tâm thần. Theo khảo sát của Anphabe thực hiện với gần 60.000 người đi làm tại hơn 500 công ty tại Việt Nam trong năm 2022, có tới 42% người lao động đi làm trong trạng thái mệt mỏi, họ bị stress từ thường xuyên đến rất thường xuyên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như các yếu tố liên quan đến cuộc sống cá nhân và gia đình, tính chất công việc, môi trường và điều kiện làm việc, quan hệ công sở. Trong đó, các yếu tố liên quan đến cuộc sống cá nhân và gia đình là nguyên nhân chính gây stress, căng thẳng tại nơi làm việc.
Cũng trong khảo sát này, người ta nhận thấy rằng nhóm nhân viên có con cái ở nhà có mức độ căng thẳng trong công việc và cuộc sống cao hơn 40%. Cụ thể, phần lớn lao động nữ có con, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đang mang thai đều gặp stress trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình. Trách nhiệm với công việc, với gia đình cứ đan xen, chồng chéo nhau khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và kiệt sức.
Có thể thấy, việc quan tâm tới sức khỏe tinh thần cho người lao động là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại thì hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam lại chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Khảo sát của Anphabe với gần 100 doanh nghiệp lớn đại diện 20 ngành nghề chính cho thấy, mới chỉ có 15% chọn an sinh cho nhân viên vào nhóm ưu tiên chiến lược hàng đầu trong 2023, đứng thứ 9 sau nhiều ưu tiên chiến lược khác.
Áp lực, stress trong công việc và những hệ luỵ
Hệ luỵ với doanh nghiệp
Áp lực, stress trong công việc chính là nguyên nhân làm giảm sút động lực cũng như sự gắn kết của người đi làm với doanh nghiệp. Tần suất stress càng cao, nhân viên càng hạn chế sự tự nguyện cống hiến cho công việc và cam kết gắn bó với công ty. Cụ thể, kết quả khảo sát của Anphabe ghi nhận, trong nhóm nhân viên có dự định nghỉ việc trong vòng 6 tháng tới, tỷ lệ stress từ thường xuyên đến rất thường xuyên cao gấp 250% so với nhóm thỉnh thoảng mới bị stress.
Áp lực công việc cũng dẫn đến chất lượng và hiệu quả công việc bị giảm sút. Khi bị áp lực công việc, nhân viên sẽ giảm động lực và năng lượng làm việc, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất công việc của họ.
Hệ luỵ với người lao động
Áp lực công việc gây ra nhiều ảnh hưởng tới người lao động, như:
- Sức khỏe bị ảnh hưởng: Áp lực công việc quá lớn và kéo dài quá lâu sẽ khiến người lao động bị luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược cơ thể và các vấn đề liên quan đến thể chất.
- Sức khỏe tinh thần giảm sút: Căng thẳng, stress quá lớn không được giải toả sẽ ngày càng lớn hơn và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh,...
>>> Xem thêm: Trầm cảm nơi công sở: Đừng chủ quan
Áp lực nơi làm việc khiến người lao động kiệt sức.
Làm sao để giảm bớt căng thẳng, stress trong công việc cho người lao động?
Về phía doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần có những hành động hiệu quả để nâng cao sức khoẻ tâm thần cho người lao động. Cụ thể, các doanh nghiệp nên xây dựng môi trường làm việc thân thiện và gần gũi, ở đó, nhân viên có thể thoải mái trao đổi và chia sẻ với họ thay vì một môi trường làm việc chỉ tập trung vào hiệu suất.
Các chuyên gia cho rằng, vì mỗi nhân viên khi đi làm đều mang theo tất cả mối quan tâm của họ đến công sở nên cách tiếp cận an sinh toàn diện, tiên tiến hiện nay là chăm lo cho nhân viên như một “con người trọn vẹn” chứ không chỉ là “con người đi làm” với 5 trụ cột chính bao gồm:
- Sức khỏe thể chất.
- Sức khỏe cảm xúc: Giúp nhân viên trải nghiệm và thể hiện những cảm xúc cũng như kết nối tích cực trong công việc và cuộc sống.
- Sức khỏe tinh thần: Tập trung thúc đẩy sức mạnh tâm lý của nhân viên để họ ra quyết định sáng suốt, đối phó với căng thẳng và nhận ra những ý nghĩa sâu sắc.
- Sức khỏe tài chính: Thúc đẩy cảm giác an toàn, an tâm về tài chính, giúp nhân viên cảm thấy có đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu quan trọng và tận hưởng cuộc sống..
- Sức khỏe sự nghiệp: Giúp nhân viên yêu thích công việc và có động lực để đạt được mục tiêu..
Về phía người lao động
Về phía người lao động, để giảm bớt áp lực, stress trong công việc, bạn nên:
- Xác định được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp lực, stress khi đi làm và cách xử lý phù hợp.
- Lên kế hoạch làm việc khoa học, hiệu quả: Giúp bạn biết cách để quản lý công việc, thời gian xử lý, cũng như biết được rằng bản thân nên trang bị thêm các kỹ năng gì để có thể hoàn thành công việc hiệu quả. Ngoài ra, việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn cân bằng được công việc và cuộc sống, từ đó giảm bớt căng thẳng.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?
- Nâng cao kỹ năng xử lý công việc: Bạn nên chủ động trong việc học hỏi và nâng cao kỹ năng xử lý công việc. Điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy bối rối, căng thẳng khi đối đầu với công việc mới.
- Chia sẻ vấn đề với cấp trên: Nếu bạn không thể tự mình giải quyết vấn đề này, hãy chia sẻ thẳng thắn với cấp trên để nhận được sự giúp đỡ từ họ.
- Cho bản thân một quãng thời gian để nghỉ ngơi để giải tỏa và nạp lại năng lượng trước khi bắt đầu lại guồng quay công việc.
- Sử dụng BoniBrain của Mỹ để giải tỏa căng thẳng, stress.
Sản phẩm BoniBrain giúp giảm áp lực nơi làm việc.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng áp lực công việc của người lao động mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng sức khỏe tinh thần sẽ được cả người lao động và người sử dụng lao động quan tâm hơn nữa. Nếu còn bất kỳ điều gì muốn chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập