Stress ở sinh viên - Tình trạng báo động hiện nay

Mục lục [Ẩn]

 

   Hầu như bất cứ ai cũng từng có một giai đoạn thường cảm thấy tâm lý căng thẳng, stress. Trong đó, sinh viên là một trong những đối tượng có nguy cơ bị stress rất cao - điều này có thể gây ngạc nhiên với nhiều người vì sinh viên vốn được biết tới là những người luôn có nhiều năng lượng và vui vẻ - nhưng sự thực là họ vẫn có thể bị stress. Vậy đâu là nguyên nhân gây stress ở sinh viên, làm thế nào để khắc phục? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

 Nguyên nhân nào gây ra tình trạng stress ở sinh viên?

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng stress ở sinh viên?

 

Nguyên nhân gây stress ở sinh viên

Thay đổi môi trường đột ngột

   Các trường đại học chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… Do đó, hầu hết các sinh viên đều phải đi xa nhà để học tập. Lúc này, các em phải xa gia đình, bạn bè thân thiết và đến một nơi toàn những người xa lạ. Với những người khó kết bạn thì rất dễ bị stress vì cô đơn, nhớ gia đình, bạn bè.

   Với những em chưa có khả năng tự lập từ trước, được cha mẹ bao bọc thì còn dễ bị khủng hoảng tâm lý do việc lớn nhỏ gì cũng phải tự làm, không còn được cha mẹ chăm sóc như hồi trước nữa.

Hầu hết các sinh viên năm nhất bị stress đều do thay đổi môi trường quá đột ngột. Tuy nhiên, sau một thời gian, các em đã quen dần với bạn bè, trường lớp, không khí của thành phố thì những cảm xúc này cũng có thể biến mất nhanh chóng.

Áp lực từ việc học tập

   Khi còn học cấp 3, nhiều bạn thường có ý nghĩ rằng “khi lên đến đại học nhàn lắm, tha hồ chơi”. Sự thật là học đại học chỉ nhàn với những ai không học thôi - điều này đồng nghĩa với kết quả kém, thi lại, rớt môn…, còn với những bạn xác định học nghiêm túc để có một kết quả tốt thì sẽ thấy khá vất vả. Khi là sinh viên sẽ không còn việc thầy cô cầm tay chỉ dạy như trước và bạn phải tự xoay sở trước hàng loạt những kiến thức mới. Khi kỳ thi tràn về, các môn thi diễn ra liên tục, phải học bài miệt mài ngày đêm mới có thể qua môn an toàn được.

   Ngoài ra, với các bạn chọn sai, chọn “đại” ngành học thì cũng rất dễ cảm thấy bị stress do chán nản, do môn học không đúng đam mê của bản thân mình. Dù vậy nhiều người vẫn tiếp tục học các ngành này vì muốn lấy một tấm bằng đại học, không muốn học lại nên cảm xúc uể oải, chán chường vẫn tiếp diễn.

Khó hòa hợp trong những mối quan hệ

   Khi là sinh viên, bạn sẽ có rất nhiều mối quan hệ mới, như bạn bè ở trường lớp, trong ký túc xá, ở nơi làm thêm,... Nếu em nào gặp khó khăn trong việc kết bạn hoặc không tìm được một người bạn phù hợp thì sẽ rất dễ bị stress. Các em không có một người bạn để chia sẻ, tâm sự. Những người bạn cũ cũng đã có những mối quan hệ mới, không thể hiểu hết các vấn đề của bạn như lúc ngày xưa còn học chung. Tình trạng này kéo dài khiến các sinh viên thường trong cảm giác lạc lõng, buồn bã vô cùng.

Áp lực tài chính

   Áp lực về tài chính, tiền bạc luôn là những nguyên nhân lớn gây stress ở sinh viên. Hầu hết sinh viên khi đi học đều nhận trợ cấp từ gia đình. Tuy nhiên, trợ cấp từ bố mẹ thường chỉ đủ trong một khoảng nào đó, cộng thêm việc sinh viên Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý tài chính. Việc chi tiêu không hợp lý khiến sinh viên luôn trong tình trạng đầu tháng dư giả nhưng cuối tháng lại hết tiền.

 

Áp lực tài chính là một nguyên nhân gây stress ở sinh viên.

Áp lực tài chính là một nguyên nhân gây stress ở sinh viên.

 

   Một số em chọn cách khắc phục bằng cách tìm việc làm thêm. Tuy nhiên, nếu không biết cân đối thời gian làm và học thì các em cũng dễ stress vì đi làm quá nhiều, không có thời gian cho học tập khiến kết quả học tập sa sút.

 

Khắc phục tình trạng stress ở sinh viên

Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả tình trạng stress ở sinh viên. Thói quen sống khoa học sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất cho sinh viên, khi sức khỏe thể chất tốt sẽ làm điểm tựa cho một tinh thần tốt. Theo đó, sinh viên nên:

  • Đi ngủ sớm trước 11h, nếu có quá nhiều bài tập hay công việc, bạn có thể lựa chọn việc dậy sớm vì có thể mang đến hiệu quả tốt hơn rất nhiều.
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.
  • Tắm nắng vào buổi sáng sẽ tốt cho cả sức khỏe và tâm trí.
  • Ăn uống đầy đủ, nên tự nấu những món ăn lành mạnh. Bạn không nên bỏ bữa sáng, hạn chế việc ăn đêm quá nhiều và hạn chế ăn thức ăn nhanh, nước ngọt,...
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích khác

Chia sẻ với gia đình và bạn bè nhiều hơn

   Bạn hãy nhớ rằng, gia đình luôn bên cạnh bạn bất kỳ lúc nào. Do đó, nếu cảm thấy khó khăn, mệt mỏi, stress hãy nhớ về gia đình, về những người bạn thân thiết từ trước. Đôi khi chỉ cần một cuộc gọi về nhà cũng giúp bạn bình tâm, vui vẻ, bao nhiêu buồn tủi khi bị stress ở sinh viên như tan biến hết.

Tạo thêm thu nhập cho bản thân

   Với những bạn thường bị áp lực tài chính thì bạn nên dành một thời gian nhỏ để đi làm thêm. Bạn nên chọn những công việc phù hợp với chuyên ngành của mình đang học. Ví dụ: Nếu là sinh viên sư phạm nên có thể chọn đi làm gia sư. Như vậy, bạn vừa có thể tạo thêm thu nhập cho bản thân, vừa trau dồi kinh nghiệm.

Cân đối thời gian hợp lý

Để tránh tình trạng stress ở sinh viên do học tập hay làm việc quá sức, bạn vẫn cần chú ý cân đối thời gian hợp lý. Bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian vào những ngày nghỉ, không phải đi học. Dù bận rộn thế nào cũng nên dành ít nhất 1 ngày trong tuần hay trong tháng cho cơ thể nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Dành ngày nghỉ để tụ tập cùng bạn bè hay chỉ đơn giản là ngủ một giấc thật đã cũng là cách để tinh thần được thư giãn, giải tỏa căng thẳng và bắt đầu một tuần mới tràn ngập năng lượng tích cực hơn.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?

 

Sinh viên nên cố gắng cân bằng công việc - học tập.

Sinh viên nên cố gắng cân bằng công việc - học tập.

 

   Stress ở sinh viên là tình trạng cực kỳ phổ biến và cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được kiểm soát sớm. Để kiểm soát và phòng tránh, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, yêu thương bản thân hơn,... Nếu còn bất kỳ điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Vì sao bạn cảm thấy khó thở khi căng thẳng, stress?

Khi bị căng thẳng, stress, nhiều người thường cảm thấy khó thở và thở nông, tăng nhịp tim, choáng váng… Tại sao lại như vậy?

Lợi ích của việc ở một mình tới sức khỏe tinh thần

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu lợi ích của thời gian ở một mình với sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Hội chứng trái tim tan vỡ: Bệnh cơ tim do căng thẳng

Căng thẳng, stress có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết nó còn có thể gây ra một bệnh tim mạch nguy hiểm - Bệnh cơ tim do căng thẳng (hay còn được gọi là hội chứng trái tim tan vỡ).

Áp lực tâm lý mỗi khi tụ họp gia đình dịp Tết

Áp lực tâm lý mỗi khi tụ họp gia đình dịp Tết

Cách giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

Dưới đây là một số khó khăn làm tăng thêm căng thẳng khi làm việc tại nhà và một số lời khuyên hữu ích, mời bạn theo dõi.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi