Hội chứng sợ đau: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi chúng ta bị thương, cảm giác đau sẽ xuất hiện. Đây là cảm giác tự nhiên, thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, hoảng sợ quá mức về những cơn đau, thậm chí chỉ tưởng tượng thôi cũng đã làm bạn sợ hãi thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ đau.

 

Hội chứng sợ đau là gì?

Hội chứng sợ đau là gì?

 

Hội chứng sợ đau là gì?

   Hội chứng sợ đau - Algophobia là một dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, đặc trưng bởi một người có nỗi ám ảnh cực độ với những cơn đau thể xác. Họ thường phóng đại hoặc tưởng tượng ra nỗi đau mặc dù nó chưa hề diễn ra, thậm chí không tồn tại.

   Đối tượng dễ mắc hội chứng sợ đau là những người có cơn đau mãn tính, các bệnh lý kéo dài khiến họ đau đớn, từ đó bị ám ảnh. Họ dễ phản ứng cực đoan một cách bất thường khi phải nghĩ đến nỗi đau nào đó đang hành hạ cơ thể họ.

   Họ sợ cơn đau và sợ phải đối diện với một hoàn cảnh hoặc yếu tố có nguy cơ gây đau đớn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày. Nếu kéo dài, hội chứng sợ đau còn phát triển thành các vấn đề tâm lý khác như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Các triệu chứng của hội chứng sợ đau

   Các triệu chứng thường gặp ở người bị hội chứng sợ đau bao gồm:

Phản ứng không phù hợp

   Khi đối diện với một tình huống nào đó mà họ nghĩ rằng sẽ gây tổn thương, đau đớn, họ sẽ xuất hiện biểu hiện lo lắng, hoảng sợ không phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Kể cả khi, tình huống đó không hề gây đau.

   Vì thế, người mắc hội chứng sợ đau thường né tránh những tình huống dễ gây ra sự sợ hãi để hạn chế phát bệnh. Tuy nhiên thực tế, việc tránh né càng làm tình trạng bệnh nặng hơn.

 

 Người bị hội chứng sợ đau thường có biểu hiện không phù hợp với tình huống

Người bị hội chứng sợ đau thường có biểu hiện không phù hợp với tình huống

 

Mất kiểm soát

   Cảm giác sợ hãi tự xuất hiện và phát triển bên trong suy nghĩ người bệnh, khiến họ mất kiểm soát hành vi. Họ trở nên hoảng loạn tột độ nếu phải đối mặt với sự việc gây đau đớn.

Các biểu hiện về thể chất

 

Nguyên nhân gây hội chứng sợ đau

   Những yếu tố nguy cơ góp phần hình thành hội chứng sợ đau bao gồm:

  • Tổn thương thời thơ ấu: Bị bạo hành về thể xác
  • Trải qua tai nạn thảm khốc
  • Trải qua nhiều lần phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa

  Một số trường hợp còn phát sinh nỗi sợ đau khi tiếp nhận thông tin từ người khác. Họ nghe người ta kể về cơn đau đã trải qua, rồi tưởng tượng nỗi đau đó với cường độ nghiêm trọng hơn. Hậu quả là họ sợ hãi cực độ.

 

Cách chẩn đoán hội chứng sợ đau

   Hội chứng sợ đau thường hay bị nhầm với tâm lý sợ đau bình thường ở con người. Bởi vậy, nó rất khó chẩn đoán chính xác. Đặc biệt, người bệnh đa phần không đi khám chữa ngay từ sớm. Chỉ đến khi bệnh biểu hiện quá nghiêm trọng, họ mới đến gặp bác sĩ.

  Khi kiểm tra, chuyên gia tâm lý sẽ khai thác về nỗi ám ảnh cơn đau của người bệnh. Đồng thời, bệnh nhân được tiến hành bài kiểm tra về Thang đo triệu chứng lo âu để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hội chứng sợ đau.

 

Chuyên gia sẽ khai thác nỗi ám ảnh cơn đau của người bệnh

Chuyên gia sẽ khai thác nỗi ám ảnh cơn đau của người bệnh

 

   Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán được hội chứng sợ đau nếu bệnh nhân có:

  • Các hành vi tránh né hoạt động có thể gây đau như: Thể thao, hoạt động xã hội, nhảy múa, lái xe,…
  • Phản ứng quá mức cực đoan với những cơn đau hoặc khi nghĩ đến cơn đau.
  • Đã từng trải qua những cơn đau trong quá khứ.
  • Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng do chứng sợ đau.

   Điều người bệnh nên làm là trả lời thật chi tiết, cụ thể và diễn đạt cảm xúc thật nhất về cảm giác sợ đang đối mặt. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin, chuyên gia càng dễ chẩn đoán chính xác.

 

Cách điều trị hội chứng sợ đau

   Đối với người mắc hội chứng sợ đau, các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Dùng thuốc tây y: Trường hợp người bệnh hoảng sợ quá mức, các triệu chứng thể chất rõ rệt sẽ được bác sĩ kê thuốc an thần, thuốc giảm căng thẳng lo âu. Tuy nhiên, những thuốc này thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tâm lý trị liệu: Chuyên gia tâm lý thường lựa chọn biện pháp thay đổi nhận thức hành vi cho người bị hội chứng sợ đau. Qua quá trình trị liệu, chuyên gia sẽ giúp người bệnh hiểu rõ nhận thức sai lệch về cơn đau, từ đó giúp họ thay đổi theo hướng đúng đắn.

   Ngoài ra, liệu pháp tiếp xúc cũng được nhiều chuyên gia lựa chọn. Người bệnh sẽ được tiếp xúc một cách chậm rãi, từ từ các tình huống gây sợ hãi. Việc này sẽ giúp họ nhận ra rằng tình huống đó không hề đau đớn, họ chỉ tưởng tượng ra cơn đau mà thôi.

 

Cách phòng ngừa hội chứng sợ đau là gì?

Cách phòng ngừa hội chứng sợ đau là gì?

 

Cách phòng ngừa hội chứng sợ đau

   Để giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng sợ đau, bạn nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn hay đồ uống chứa cồn… là khởi nguồn của các bệnh lý mãn tính như viêm loét dạ dày tá tràng… Nó cũng tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, dễ làm bạn trở nên lo lắng, căng thẳng, sinh ra hội chứng sợ đau. Vì vậy, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả để cơ thể khỏe mạnh.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ngoài ăn uống khoa học, bạn nên duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, không ngủ quá nhiều, tăng cường tập luyện, thư giãn tinh thần. Khi cơ thể khỏe mạnh, những nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi .
  • Giải tỏa tâm lý: Nếu cảm thấy sợ hãi một việc nào đó, bạn hãy tìm cách để chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp để giải tỏa tâm lý. Đồng thời, bạn nên áp dụng các biện pháp thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, nuôi thú cưng, trồng cây cảnh… Nếu chẳng may trải qua biến cố gây sang chấn tâm lý, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thông tin về hội chứng sợ đau. Tuy nó không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng cũng gây nhiều ảnh hưởng với cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt về lâu dài, hội chứng sợ đau còn nguy cơ tiến triển thành các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm khác. Vì vậy, bạn nên khắc phục sớm nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thông thường khi mắc bệnh tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc hỗ trợ. Thế nhưng, nhiều trường hợp người bệnh không thừa nhận bản thân mắc bệnh, không chịu uống thuốc.

33 tuổi, tôi đã vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm dễ dàng như thế!

Em  Nguyễn Thị Ánh, 33 tuổi, ở số 100, ngõ 121 TDP Trung Kiên, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Top 7 cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản và hiệu quả

Học cách chia sẻ với người khác, kiểm soát stress, viết nhật ký… là những cách giúp bạn vượt qua rối loạn lo âu.

Khủng hoảng hiện sinh: Khi cảm thấy cuộc sống trống rỗng và biện pháp đối phó

Khủng hoảng hiện sinh khiến bạn cảm thấy trống rỗng, mất mục đích trong cuộc sống và có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe tinh thần…

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi