Kiệt quệ, rối loạn tâm thần khi chăm người thân đột quỵ

 

   Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Theo tỷ lệ này, với dân số 100 triệu, số ca đột quỵ tại Việt Nam khoảng trên 200.000 mỗi năm. Đột quỵ không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cả những người thân của họ nữa. Trên thực tế, không ít người chia sẻ rằng họ đang cảm thấy kiệt quệ khi chăm người thân bị đột quỵ.

 

Kiệt quệ khi chăm người thân đột quỵ

Kiệt quệ khi chăm người thân đột quỵ

 

Kiệt quệ khi chăm người thân đột quỵ

    Việc chăm người ốm lâu ngày là việc vô cùng mệt mỏi,đặc biệt là nếu thiếu hụt đi sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Việc chăm sóc người bị đột quỵ lại càng vất vả hơn. Bởi hầu hết bệnh nhân sau đột quỵ đều phải chịu những di chứng nặng nề như liệt, yếu cơ, rối loạn nhận thức, giảm khả năng giao tiếp, khả năng sinh hoạt,..., thậm chí 30% số đó không thể phục hồi.

    Có thể nói rằng, di chứng sau đột quỵ được xem là bệnh lý đa tàn tật, khiến người chăm sóc phải chịu nhiều gánh nặng về cả thể chất, tâm lý và kinh tế.

    Như trường hợp của chị Hoa (39 tuổi) có bố là ông Nguyễn Khắc Long (68 tuổi) bị đột quỵ. Căn bệnh đột quỵ khiến ông Long nằm liệt một chỗ, thi thoảng ú ớ vài từ. Là người phụ trách chăm sóc chính, mỗi giờ, chị lại đổi tư thế nằm của bố để chống loét, vệ sinh răng miệng, nâng lên đặt xuống cho cơ thể đỡ mỏi.

   Chị cho biết, bố đột ngột lâm bệnh nặng và có thể phải “sống thực vật” cả quãng đời còn lại khiến cả gia đình chị vô cùng sốc. Nhớ lại ngày hôm ấy, bố chị cảm thấy tê tay,

đi khám được bác sĩ chẩn đoán thiếu máu não và cho thuốc uống. Tuy nhiên, tình trạng diễn biến xấu, cơ thể bác gần như liệt một bên, phải vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, sau đó chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn điều trị tiếp.

   Hiện nay, ông Long bị thất ngôn, suy giảm ý thức, hầu hết sinh hoạt cá nhân phải phụ thuộc vào người trong nhà, trong đó người chăm sóc cả ngày đêm là chị Hoa. Vì ông Long không nói được, đến cả việc uống nước cũng rất khó khăn khiến người phụ nữ rất khốn khổ. Ban đêm, chị không thể chợp mắt vì bố ho khan, rên rỉ cả đêm vì đau đớn. Di chứng sau đột quỵ khiến tâm lý ông cũng bất ổn, hay cáu gắt, chán nản. Hơn thế nữa, chi phí thuốc men ngày càng nhiều và có thể kéo dài nhiều năm về sau khiến kinh tế gia đình chị trở nên khó khăn.

    Chị chia sẻ, mặc dù thời gian chăm bố chưa dài nhưng chị đã mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần. Nhiều lúc, chị thấy mình trở nên cáu kỉnh, buồn bực và thất vọng.

   Cùng cảnh ngộ với chị Hoa, bà Nguyễn Thị Hồng Loan, 75 tuổi  cũng đang chăm sóc chồng là cụ Chu Văn Thái, 78 tuổi bị đột quỵ. Mặc dù bản thân đang bị mỡ máu, huyết áp cao nhưng vì con cái không thể chăm sóc nên bà Loan đang là người chăm sóc chính. Ở tuổi đáng ra phải được nghỉ ngơi, quây quần bên con cháu, song bà Loan phải gác hết mọi sở thích cá nhân, vất vả chăm chồng đau ốm.

Sinh hoạt thất thường tại viện cùng nỗi lo bạn đời bệnh tật khiến bà thêm buồn chán, đôi lúc cảm thấy bất lực, tức giận với hoàn cảnh.

    Trên thực tế, việc sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng khi chăm sóc người thân bị đột quỵ không phải là hiếm gặp. Sự vất vả khi chăm sóc người ốm, lo lắng cho sức khỏe người nhà, áp lực kinh tế và không có thời gian chăm sóc bản thân là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.

 

Chăm sóc người thân bị đột quỵ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần.

Chăm sóc người thân bị đột quỵ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần.

 

    Một nghiên cứu trên 277.142 cặp vợ chồng ở Nhật Bản công bố năm 2023 cho thấy vợ hoặc chồng của những người bị suy tim, đột quỵ có thể mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người bình thường. Một nghiên cứu khác cho thấy gần 30% người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ nặng gặp phải căng thẳng và vấn đề về cảm xúc trong năm đầu tiên sau khi bệnh nhân xuất viện.

 

Làm sao để giảm bớt căng thẳng, stress khi chăm sóc người thân bị đột quỵ?

Chấp nhận rằng mình sẽ có những hạn chế và thiếu sót

  Khi chăm sóc người thân mình, ai cũng muốn dành cho họ những điều tốt đẹp nhất. Vì vậy, nhiều người trở nên rất cầu toàn, cẩn thận từng li từng tí, ôm đồm quá nhiều việc một lúc,... Điều này khiến họ trở nên kiệt sức rất nhanh chóng.

   Trên thực tế, dù có cố gắng đến đâu thì sức người cũng có hạn, bạn không thể làm được tất cả mọi thứ. Việc chấp nhận rằng sẽ có những lúc mình không thể làm mọi thứ hoàn hảo được sẽ giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng và mệt mỏi hơn. Bạn nên xác định những việc mình có thể làm và không thể làm được tốt để có phương án yêu cầu giúp đỡ hoặc hỗ trợ. Chỉ có đảm bảo tốt sức khỏe của bản thân thì bạn mới có thể chăm sóc người thân của mình trong thời gian dài được.

Hãy sắp xếp mọi thứ

   Thay vì làm việc một cách vô tổ chức khiến bạn luôn trong trạng thái quá tải và choáng ngợp, bạn hãy sắp xếp những việc cần làm một cách khoa học. Ví dụ như chia các công việc lớn thành các phần có thể kiểm soát được, sắp xếp những việc ưu tiên làm trước, những việc nên làm sau,.... Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát công việc tốt hơn, hạn chế căng thẳng và kiệt sức.

Yêu cầu và chấp nhận sự giúp đỡ của người khác

   Nhiều người chăm sóc cảm thấy xấu hổ và tội lỗi khi yêu cầu sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người khác. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự căng thẳng và lo lắng của họ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, đừng ngại ngần đưa ra yêu cầu giúp đỡ tới những người thân khác. Ví dụ: Phân công nhau chăm sóc trong một khoảng thời gian nhất định, phân chia nhau công việc và trách nhiệm,... Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng trên vai bạn, từ đó giảm bớt căng thẳng.

   Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc người bệnh trong một khoảng thời gian để có thời gian nghỉ ngơi, tránh kiệt sức.

Dành thời gian chăm sóc bản thân mình

   Ngược lại với những gì bạn thường nghĩ, việc dành toàn bộ thời gian và sức lực để chăm sóc người bệnh là điều không tốt cho cả hai người. Bên cạnh thời gian chăm sóc người thân, bạn nên dành thời gian để chăm sóc chính bản thân mình, như:

  • Tranh thủ nghỉ ngơi: Nếu không dành thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ như một chiếc máy hoạt động liên tục mà không được sạc điện, về lâu dài bạn sẽ làm việc bớt hiệu quả hơn. Vì vậy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Đảm bảo sức khỏe: Một sức khỏe thể chất tốt sẽ là điểm tựa vững vàng cho sức khỏe tinh thần. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân mình bằng cách ăn đủ các nhóm chất (đặc biệt ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin giúp giảm stress), cố gắng ngủ đủ giấc, dành thời gian tập thể dục thể thao hợp lý,...
  • Dùng BoniBrain của Mỹ để kiểm soát căng thẳng. Với thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc, giảm các cảm xúc tiêu cực, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, vui vẻ, giúp ngủ ngon.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

    Chăm sóc người bệnh là một việc không hề dễ dàng, dễ dẫn đến kiệt sức và các vấn đề tâm lý khác. Hy vọng các biện pháp trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các biện pháp giảm căng thẳng, stress khi chăm sóc người thân bị bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cảnh giác với những rối loạn tâm thần sau đột quỵ

Hiện nay, đột quỵ ngày càng trẻ hoá, để lại nhiều di chứng nặng nề. Ngoài những di chứng thể chất, người bệnh còn phải đối diện với sự thay đổi lớn trong tâm lý.

Biến cố tim mạch tăng ở bệnh nhân trẻ bị rối loạn tâm thần

Biến cố tim mạch tăng ở bệnh nhân trẻ bị rối loạn tâm thần.

Tin lời thầy bói, bệnh rối loạn tâm thần của cô gái trở nặng

Mới đây, khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E cho biết khoa này đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân rối loạn lưỡng cực. Vì quá tin lời thầy bói mà bệnh này ngày càng trở nặng.

Hàng vạn lời kêu cứu của cha mẹ có con bị rối loạn tâm thần

Hàng vạn lời kêu cứu của cha mẹ có con bị rối loạn tâm thần.

Rối loạn tâm thần bởi nỗi sợ 'bị nghèo trở lại'

Khi đã trở nên giàu có thì có một số người lại trăn trở, lo sợ rằng mình sẽ bị nghèo trở lại, thậm chí nỗi lo sợ của họ còn phát triển thành rối loạn tâm thần.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Trong mơ, có lúc tôi còn giật mình bật dậy vì nhớ ra có một khoản tiền chợ chưa ghi vào sổ. Thế là, tôi lại thao thức tới sáng với bao suy nghĩ ngổn ngang, nước mắt cứ chảy vòng quanh bên cạnh tiếng thở đều của chồng.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi