Mục lục [Ẩn]
Tết Nguyên Đán cận kề, trẻ con thì háo hức, mong chờ, còn người lớn thì đau đầu vì có muôn vàn thứ phải lo trong ngày Tết như vấn đề tiền bạc, công việc, chuyện học hành, tình duyên,... Hàng ngàn những câu hỏi hóc búa được đặt ra khiến họ cảm thấy vô cùng áp lực.
Những áp lực thường gặp dịp Tết Nguyên Đán
Nhiều việc phải làm
Ngày Tết, ai cũng muốn căn nhà của mình thật tươm tất để nở mày nở mặt với khách đến chơi. Điều này dẫn tới áp lực phải dọn dẹp thật sạch sẽ và trang trí thật đẹp. Chưa kể, việc chuẩn bị các mâm cơm ngày Tết cũng phải đủ đầy, trước để dâng cúng ông bà tổ tiên, sau để mọi người quây quần. Tết vui đâu chưa thấy, nhưng nhiều người cứ nghĩ đến Tết là sợ “xanh mặt” vì quá nhiều việc phải làm.
Chuyện năm cũ gần ngày “deadline”
Cứ vào khoảng thời gian cuối năm thì chuyện công việc lại trở nên căng thẳng bởi các công ty tất bật chạy đua nước rút để kịp tiến độ và đạt chỉ tiêu. Một tá nhiệm vụ cần hoàn thành, hàng loạt báo cáo tổng kết,... khiến nhiều người rơi vào tình trạng chạy đua deadline, kiệt sức vì công việc vào giai đoạn cuối năm.
Chi tiêu quá nhiều
Tết đến đồng nghĩa với việc có rất nhiều khoản chúng ta phải chi tiêu, sắm sửa, nào là các loại bánh kẹo, nào là vật dụng trang hoàng nhà cửa, rồi quà gửi cho bố mẹ, em út, lì xì cho các cháu,... Vô vàn khoản cần chi tiêu đã khiến nhiều người phải đối mặt với áp lực kinh tế ngày cuối năm, đặc biệt là những người không quá dư dả, làm chỉ đủ ăn.
Lời thăm hỏi của họ hàng
Vào dịp Tết, không khó để chúng ta gặp được những câu hỏi quan tâm thiếu tế nhị của họ hàng như:
- “Nay làm lương tháng bao nhiêu, thưởng nhiều không ?”
- “Có hay gửi tiền về cho bố mẹ không?”
- “Lớn quá rồi nhỉ, bao giờ lập gia đình đây con?”
- “Bao giờ mày mới cho bác ăn cỗ đây?”
- “Dạo này làm ăn phát đạt hay sao mà béo tốt thế nhỉ?”
- ….
Những câu hỏi này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, căng thẳng mỗi khi Tết đến xuân về.
>>> Xem thêm: Áp lực tâm lý mỗi khi tụ họp gia đình dịp Tết
Mâu thuẫn trong gia đình
Tết là dịp gia đình sum họp, nghĩa là các thành viên sẽ dành nhiều thời gian bên nhau hơn, đây là một điều vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, việc tương tác quá nhiều dễ dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có về lối sống, ứng xử của nhau, đặc biệt ở những trường hợp mâu thuẫn giữa con dâu và gia đình nhà chồng.
Để phòng ngừa stress trong ngày Tết, bạn có thể áp dụng các cách sau đây
Sống thực tế
Việc hy vọng vào một cái Tết quá hoàn hảo có thể khiến bạn thất vọng khi mọi thứ không được như mong muốn. Không những vậy, nó còn khiến bạn cảm thấy rất áp lực khi chuẩn bị.
Thay vào đó, bạn hãy cứ làm mọi thứ trong khả năng của mình, chỉ cần một ngôi nhà sạch sẽ, mọi người cùng vui vẻ ngồi lại chuyện trò với nhau thì đã là một cái Tết rất tuyệt vời rồi.
Làm việc với một tâm thái khác
Thay vì nghĩ rằng “Tết đến, phải dọn dẹp nhà cửa thôi”, bạn hãy thực sự cảm nhận nó, yêu thích nó và làm trong tâm trạng rằng mình sẽ được đón Tết với một căn nhà sạch đẹp, hay mình muốn sắm thêm cành đào, cành mai để điểm tô thêm cho không khí Tết vui vầy hơn…
Dọn nhà đón Tết trong tâm thái vui vẻ.
Giảm áp lực kinh tế dịp Tết
Vậy làm sao để có một cái Tết đầy đủ nhưng vẫn tiết kiệm? Nếu bạn cần đáp án cho câu hỏi này, hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây nhé!
- Lên ngân sách cụ thể cho các khoản chi tiêu: Đầu tiên bạn cần lên ngân sách cho những khoản chi tiêu thiết yếu như tiền ăn uống, sinh hoạt phí và tiền đi lại. Sau đó tiếp tục đến những khoản chi vào dịp Tết như tiền lì xì, tiền biếu, tiền mua sắm thực phẩm ngày Tết,…
- Lập kế hoạch mua sắm cụ thể: Sau khi đã phân chia ngân sách hợp lý, tiếp đó bạn hãy lên kế hoạch mua sắm sao cho cụ thể và chi tiết nhất. Mọi người có thể cân nhắc mua hàng hóa, quà, mứt,… sớm hơn để có được mức giá tốt. Bên cạnh đó, việc săn khuyến mãi cũng có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ.
- Mua sắm đủ dùng, không mua tích trữ quá nhiều loại thực phẩm: Trên thực tế, chợ truyền thống và các siêu thị tiện lợi, từ mùng 2 đã mở cửa hoạt động lại bình thường. Vì thế việc trữ nhiều thực phẩm là không cần thiết. Hãy mua sắm thật kế hoạch, cần bao nhiêu, sắm bấy nhiêu, vừa ngon lại vừa tiết kiệm.
Duy trì thói quen lành mạnh
Đối với nhiều người, cuối năm là thời điểm bận rộn nhất trong năm. Áp lực công việc chồng chất và bạn còn phải thực hiện thêm những nghĩa vụ xã hội với gia đình, bạn bè. Lúc đó, các thói quen lành mạnh như việc đi tập gym, chạy bộ, tự nấu nướng ở nhà thường bị bạn gạt bỏ sang một bên.
Thế nhưng, đó là lựa chọn sai lầm, bởi việc không tập thể dục, ăn uống kém lành mạnh cũng có thể làm trầm trọng hơn cảm giác căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
Để giảm bớt căng thẳng do ngày Tết, bạn hãy duy trì các thói quen lành mạnh như ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, tập hít thở sâu, tránh lạm dụng rượu bia và thuốc lá. Bạn cũng nên điều chỉnh thời gian dành cho mạng xã hội để tránh tiếp nhận quá nhiều thông tin gây stress.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy không thể tự cân bằng cảm xúc, stress nhiều đến mức mất ngủ, mệt mỏi, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giúp giảm căng thẳng, áp lực, tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, giúp bạn cảm nhận được một cái Tết trọn vẹn hơn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu đã cố gắng mà vẫn cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, mất ngủ, tuyệt vọng trong thời gian dài (khoảng 4-6 tuần) hoặc tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều năm và diễn biến theo chiều hướng xấu đi, bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đón một cái Tết thật vui, bình yên sau một năm vất vả, không còn phải gồng mình, nặng trĩu vì gánh nặng ngày Tết, bỏ qua những áp lực của một năm kinh tế buồn, chào đón năm 2024 vui tươi, đầy phấn khởi.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập