Cân bằng tâm lý và sức khoẻ trước kỳ thi Trung học Phổ thông

Mục lục [Ẩn]

 

    Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông là dấu mốc lớn đánh dấu kết thúc hành trình 12 năm học phổ thông của học sinh. Kỳ thi này không chỉ đánh giá kết quả học tập 12 năm học mà còn là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học xét tuyển sinh đầu vào. Với mục đích, ý nghĩa to lớn như vậy, kỳ thi này đã tạo áp lực lớn lên thí sinh, khiến không ít em lo lắng, căng thẳng, thậm chí là rối loạn tâm thần.

.

Kỳ thi Trung học Phổ thông tạo áp lực lớn lên thí sinh, khiến không ít em lo lắng, căng thẳng.

Kỳ thi Trung học Phổ thông tạo áp lực lớn lên thí sinh, khiến không ít em lo lắng, căng thẳng.

 

Sĩ tử dễ bị rối loạn tâm thần trước mùa thi

   Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông là một kỳ thi quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của các học sinh.

   Trước kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, áp lực trước kỳ thi khiến Ngọc (TP.HCM) luôn lo lắng, căng thẳng, có lúc từng nghĩ đến cái chết. Nữ sinh cho biết em học hơn 12 giờ mỗi ngày, bao gồm học chính khóa, học thêm ở trung tâm và ôn bài tại nhà.

   Hai tháng trước, Ngọc luôn cảm thấy mệt mỏi, cân nặng giảm, hay khóc, nhiều lúc muốn chết. Nhận thấy con gái có những biểu hiện bất thường, cha mẹ mang em đi khám. Ngọc được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm phải nhập viện. Hiện tình trạng Ngọc ổn định. Em đang ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới và luôn được sự theo dõi từ gia đình.

   Mẹ em cho biết: “Tôi không muốn tạo áp lực cho con phải chọn trường danh tiếng nhưng bản thân con lại tự tạo áp lực cho mình. Nhiều lúc chỉ muốn con nghỉ ngơi nhưng lịch học dày đặc trên trường nên đành chấp nhận”.

   Theo các chuyên gia, áp lực học hành, thi cử dễ khiến các em học sinh bị rối loạn tâm thần như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Ở mức độ nhẹ, các em thường có biểu hiện lo lắng, bồn chồn, trầm cảm, tự ti. Nghiêm trọng hơn, có em lên kế hoạch gây hại bản thân để tìm cảm giác giải thoát.

    Vì vậy, trong giai đoạn nhạy cảm này, gia đình nên chú ý các biểu hiện bất thường của con như ăn không ngon, đau đầu, mất ngủ, buồn chán, hay cáu gắt, mệt mỏi kéo dài, nhạy cảm với các âm thanh, kém tập trung, khóc lóc… Phụ huynh không nên bỏ qua các dấu hiệu bệnh ở dạng nhẹ, cho rằng đó là biểu hiện bình thường khi đối mặt với áp lực các kỳ thi. Đến lúc được phát hiện bệnh đã tiến triển nặng.

 

Sĩ tử dễ bị rối loạn tâm thần trước mùa thi.

Sĩ tử dễ bị rối loạn tâm thần trước mùa thi.

 

    Một số yếu tố góp phần gây căng thẳng, lo âu trước kỳ thi Trung học Phổ thông là:

  • Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng và áp đặt con về điểm số và phải trúng tuyển vào trường danh tiếng khiến các em tăng thêm áp lực.
  • Chế độ sinh hoạt thay đổi khiến chất lượng nghỉ ngơi của học sinh ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Chính bản thân các em tự tạo áp lực cho mình vì sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè.
  • Nhiều học sinh lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, không bổ sung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp nên dễ mắc những bệnh liên quan đến tâm thần hơn.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra áp lực học tập ở học sinh, sinh viên và cách đối phó

   Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần của các sĩ tử trong thời điểm trước và sau kỳ thi. Tuy nhiên, có rất nhiều em đã phải đi khám với các biểu hiện căng thẳng, rối loạn cảm xúc, loạn thần...

 

Cân bằng tâm lý và sức khoẻ trước kỳ thi Trung học Phổ thông

    Để giúp các em cân bằng tâm lý, giảm áp lực, trước kỳ thi, giúp việc vượt qua kỳ thi trở nên nhẹ nhàng hơn, phụ huynh nên:

  • Trao đổi thêm với con để tạo môi trường học tập thoải mái, phù hợp với con mình. Khi nhắc nhở con làm bài tập, ôn thi, phụ huynh cần điều chỉnh sao cho hài hòa để tránh tạo áp lực tâm lý quá mức cho trẻ. Phụ huynh cần quan tâm cảm xúc của con, không so sánh con với người khác, động viên trẻ học nhưng đừng quá áp đặt về điểm số.
  • Thỏa thuận để xác định đúng năng lực của con và đặt mục tiêu phù hợp theo hướng khuyến khích.
  • Phụ huynh nên lắng nghe để thấu hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng, những lo lắng băn khoăn của con, qua đó tìm cách hỗ trợ, trấn an và động viên trẻ và đặc biệt nên tránh những lời chỉ trích, dọa nạt.
  • Chia sẻ cùng con rằng việc cảm thấy lo lắng là điều bình thường, đó là một phản ứng tự nhiên trước kỳ thi, điều quan trọng là biến những lo lắng này thành động lực để tích cực ôn tập trước kỳ thi.
  • Duy trì cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm chất, tránh việc quá tập trung vào các nhóm thực phẩm được cho là “bổ não” gây mất cân đối chế độ dinh dưỡng.
  • Lập thời gian biểu và nhắc nhở con để giúp con ngủ đủ giấc. Giấc ngủ ngon giúp trẻ giảm căng thẳng, cải thiện khả năng suy nghĩ và tập trung.
  • Sau mỗi 1-2 giờ học tập căng thẳng liên tục, phụ huynh nên nhắc trẻ có một quãng nghỉ, để vận động nhẹ nhàng, cho trí não thời gian hồi phục, nghỉ ngơi, đồng thời giúp hệ tuần hoàn lưu thông, thư giãn các cơ bắp.
  • Cho con sử dụng BoniBrain của Mỹ. Với các thành phần từ thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp kích thích cơ thể tăng sản xuất hormone hạnh phúc serotonin và dopamin giúp điều hòa cảm xúc, giảm căng thẳng, lo lắng một cách hiệu quả và an toàn.

 

BoniBrain của Mỹ giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

BoniBrain của Mỹ giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

 

  • Sau mỗi môn thi, hãy trò chuyện với trẻ, động viên các em tiếp tục tập trung vào môn thi tiếp theo, thay vì chăm chăm vào những thứ không thể thay đổi trong bài thi đã qua.
  • Sau khi trẻ đã trải qua kỳ thi, nếu trẻ làm bài chưa hoàn toàn đạt kỳ vọng, cha mẹ không nên có những câu hỏi trách móc, thái độ thất vọng, thậm chí đôi khi là hình phạt vì con làm bài kém. Thay vào đó, cha mẹ nên có thái độ quan tâm, sẵn sàng chia sẻ và động viên con, để con hiểu dù kết quả có ra sao thì mình vẫn luôn có cha mẹ đồng hành và là điểm tựa vững chắc của con.

>>> Xem thêm: Áp lực thi cử - 9 cách giúp bạn vững bước để vượt qua

    Để đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ có tâm lý và sức khỏe vững vàng, bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, cha mẹ nên đồng hành tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong học tập, đồng thời đánh giá đúng năng lực học tập của trẻ, hỗ trợ, động viên chia sẻ cùng trẻ sau kỳ thi để trẻ có trạng thái tốt nhất cả về tinh thần và thể chất, thoải mái đón nhận kết quả của kỳ thi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: áp lực thi cử

Bài viết liên quan

Áp lực thi cử - 9 cách giúp bạn vững bước để vượt qua

Trong những năm trở lại đây, tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh, sinh viên đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Một yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng này chính là từ việc học tập, nhất là trong giai đoạn thi cử, chuyển cấp.

Áp lực thi vào lớp 10 khiến nữ sinh lớp 9 tè dầm, bật dậy giữa đêm

Những áp lực này đè nặng lên tinh thần con trẻ, khiến nhiều em bị căng thẳng, stress, thậm chí còn nằm mơ thấy ác mộng,...

Nguyên nhân gây ra áp lực học tập ở học sinh, sinh viên và cách đối phó

Áp lực học tập ở học sinh, sinh viên đến từ sự ám ảnh về điểm số và thành tích, kỳ vọng quá cao từ gia đình, hay thời gian học tập quá nhiều,...

Stress trong thời gian ôn thi vào lớp 10 và cách giải tỏa

Stress trong thời gian ôn thi vào lớp 10 và cách giải tỏa.

Trầm cảm học đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Để khắc phục trầm cảm học đường, bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi