Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Trẻ mắc hội chứng này phải làm sao?

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi tiêm chủng, kim nhọn đâm vào cơ thể sẽ gây cảm giác đau. Bởi vậy mà đa phần, chúng ta đều sợ hãi khi phải thực hiện hành động này. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nỗi sợ đó một cách dễ dàng. Thế nhưng, với người mắc hội chứng sợ kim tiêm, chỉ cần nhìn thấy bơm tiêm, họ đã hoảng loạn, lo lắng tột độ, không kiểm soát được cảm xúc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, nhất là với trẻ nhỏ. 

 

Hội chứng sợ kim tiêm là gì?

Hội chứng sợ kim tiêm là gì?

 

Hội chứng sợ kim tiêm là gì?

   Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, hội chứng sợ kim tiêm thuộc nhóm rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu. Người bệnh có nỗi sợ phi lý về kim tiêm. Họ trở nên hoảng loạn quá mức khi thấy trực tiếp hoặc gián tiếp, thậm chí là chỉ tưởng tượng trong đầu hình ảnh kim tiêm.

   Các triệu chứng thể chất của hội chứng sợ kim tiêm bao gồm:

  • Nhịp tim và huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột
  • Hoảng loạn, lo lắng tột độ không giải thích được
  • Tay chân run rẩy, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh,
  • Khó thở, đau tức ngực, chóng mặt, buồn nôn,… thậm chí ngất xỉu.
  • Tìm mọi cách thoát khỏi khu vực tiêm phòng, cách kim tiêm càng xa càng tốt.
  • Từ chối việc tiêm ngừa, hoặc bất kỳ yêu cầu về y tế nào liên quan đến kim.

   Ở trẻ em, các bé sẽ quấy khóc, nổi cơn thịnh nộ, lạnh cóng và bám víu vào người lớn. Nỗi sợ này còn tiến triển thành các cơn hoảng loạn, mất ngủ và né tránh đi khám bác sĩ kể cả khi trẻ lớn lên.

 

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ kim tiêm

   Các nhà khoa học cho rằng, hội chứng sợ kim tiêm do nhiều yếu tố tổng hợp lại hình thành. Những yếu tố này bao gồm:

  • Ảnh hưởng từ gia đình: Nếu gia đình có người mắc hội chứng sợ kim tiêm, đứa trẻ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng này. 
  • Sự mẫn cảm với đau đớn: Khả năng cảm nhận và chịu đựng cơn đau của mỗi người là khác nhau. Với những người nhạy cảm, dù chỉ một kích ứng nhẹ, họ cũng cảm thấy rất đau đớn. Vì vậy, họ bị ám ảnh với cơn đau do kim tiêm gây ra, dần hình thành hội chứng sợ kim tiêm.

 

Trẻ mắc hội chứng sợ kim tiêm hay quấy khóc

Trẻ mắc hội chứng sợ kim tiêm hay quấy khóc

 

  • Ảnh hưởng từ quá trình tiến hóa: Một số tình trạng đột biến gen xảy ra nhằm cảnh báo cơ thể về sự nguy hiểm của kim tiêm. Người có đột biến gen như vậy cũng dễ bị hội chứng sợ kim tiêm.
  • Trải nghiệm không tốt trong quá khứ: Nếu trong quá khứ, một người có những trải nghiệm không tốt về kim tiêm như bị ép tiêm một cách thô bạo, chảy máu khi tiêm, gãy kim tiêm, sốc thuốc sau khi tiêm,… thì khi lớn lên, nguy cơ cao họ dễ mắc hội chứng này.

   Hội chứng sợ kim tiêm tuy không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh. Nỗi sợ khiến họ từ chối mọi hình thức tiêm ngừa, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Chưa hết, hội chứng này còn cản trở quá trình lấy máu, khám chữa bệnh.

   Nếu là trẻ con, chúng gào khóc, quấy không chịu tiêm phòng. Hoặc đôi khi bị chó mèo cắn, chúng sợ tiêm nên không báo với bố mẹ. Cuối cùng, trẻ dễ mắc bệnh/lên cơn dại rất nguy hiểm.

   Ở người lớn, hội chứng sợ tiêm sẽ được khắc phục khi điều trị tâm lý kết hợp với sử dụng thuốc tây y (nếu cần). Tuy nhiên với trẻ nhỏ, chúng thường không hợp tác nên rất khó trị liệu. Vậy, cha mẹ phải làm sao nếu con mắc hội chứng này?

 

Trẻ mắc hội chứng sợ kim tiêm phải làm sao?

   Để giúp trẻ khắc phục hội chứng sợ kim tiêm, cha mẹ nên:

Giữ tâm trạng thoải mái, bình tĩnh

   Việc đầu tiên để bé không sợ tiêm là bố mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, bình tĩnh, vui vẻ. Bởi, bố mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bé, khiến bé càng sợ tiêm.

 

 Các mẹ cần giữ bình tĩnh, vui vẻ để tâm trạng con thoải mái

Các mẹ cần giữ bình tĩnh, vui vẻ để tâm trạng con thoải mái

 

Không nói dối trẻ

   Ba mẹ nên giải thích với con về lợi ích của việc tiêm ngừa vaccine, không nên nói dối trẻ. Bạn hãy báo trước khoảng một ngày tiêm để trẻ chuẩn bị tâm lý và thích ứng. Lưu ý, phụ huynh không nên báo việc tiêm ngừa cho trẻ quá sớm vì dễ khiến con căng thẳng, lo sợ kéo dài.

Chơi trò chơi bác sĩ

   Phụ huynh có thể sắm một bộ đồ chơi bác sĩ cho trẻ. Thông qua việc làm quen với các dụng cụ y tế đồ chơi, việc thực hành làm bác sĩ, thực hành tiêm ngừa sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng sợ tiêm.

Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ

   Một cái ôm vỗ về hay một cái nắm tay có thể xoa dịu cảm giác bất an của trẻ. Đồng thời, mẹ cũng nên nhắn nhủ với các điều dưỡng hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn với trẻ hơn vì trẻ sợ kim tiêm.

Mang theo đồ vật yêu thích của trẻ khi đi tiêm

   Mang theo đồ vật yêu thích của con đi theo sẽ giúp làm phân tán sự chú ý của bé, cải thiện tình trạng sợ tiêm. Đối với trẻ mới chập chững biết đi, bạn có thể mang theo gấu bông hay sách ảnh đầy màu sắc. Còn đối với bé lớn hơn, bạn hãy cho con xem những video vui nhộn trong lúc tiêm để đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ.

   Các điều dưỡng cũng có thể vừa trò chuyện, chơi đùa với bé, vừa tiêm ngừa nhân lúc trẻ không để ý.

 

Giữ tâm trạng thoải mái để con vui vẻ

Giữ tâm trạng thoải mái để con vui vẻ

 

Hít thở sâu

   Việc hít thở sâu có thể giúp thư giãn, giảm căng thẳng và hạn chế tập trung vào việc tiêm ngừa hơn. Vì thế, mẹ hãy hướng dẫn bé cách hít sâu bằng mũi và thời ra bằng miệng khoảng 3 - 5 lần.

Lựa chọn trung tâm tiêm chủng phù hợp

   Bạn nên lựa trung tâm tiêm chủng uy tín, có các điều dưỡng giàu kinh nghiệm với trẻ nhỏ sẽ biết cách xoa dịu tâm lý các bé. Hơn nữa, họ cũng sẽ có kỹ thuật tiêm hạn chế đau giúp con cảm thấy thoải mái hơn.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách phải làm sao khi trẻ mắc hội chứng sợ tiêm. Để giúp con vượt qua nỗi sợ này, sự đồng hành, thấu hiểu của cha mẹ là rất quan trọng. Nếu cần thiết, bạn hãy tham vấn chuyên gia tâm lý, cùng con tham gia các buổi trị liệu. 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Hội chứng sợ ma: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi nói về ma quỷ, có thể bạn sẽ xuất hiện cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, cảm xúc này thường nhanh chóng qua đi và chúng không ảnh hưởng đến cuộc sống. Thế nhưng với người mắc hội chứng sợ ma, họ hoảng loạn quá mức khi nghĩ đến ma quỷ.

Tìm hiểu hội chứng sợ đi máy bay

Các chứng rối loạn lo âu, ám ảnh sợ đặc hiệu thường gây ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống người bệnh. Nếu không khắc phục sớm, tình trạng này còn kéo theo nhiều hệ lụy khác như rối loạn lạm dụng chất gây nghiện, trầm cảm.

Tổng hợp những điều cần biết về rối loạn lo âu lan tỏa (2023)

Bạn có thể đang mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). GAD có thể khiến cuộc sống hàng ngày của bạn chìm trong sợ hãi, lo lắng và hoảng sợ. Một tin tốt dành cho bạn là chúng ta có thể điều trị nó.

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.

Hội chứng sợ đau: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nếu bạn lo lắng, hoảng sợ quá mức về những cơn đau, thậm chí chỉ tưởng tượng thôi cũng đã làm bạn sợ hãi thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ đau.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi