Hội chứng rối loạn giả bệnh là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi muốn trốn tránh làm việc gì đó, đôi khi chúng ta giả bị bệnh. Đây là hành động có mục đích cụ thể và bất đắc dĩ, chúng ta mới lựa chọn cách này. Thế nhưng với người mắc hội chứng rối loạn giả bệnh, họ cố gắng bắt chước triệu chứng bệnh để người khác tin là thật nhưng không vì mục đích nào cả.

 

Hội chứng rối loạn giả bệnh là gì?

Hội chứng rối loạn giả bệnh là gì?

 

Hội chứng rối loạn giả bệnh là gì?

   Rối loạn giả bệnh (Factitious Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi tình trạng người bệnh cố ý bắt chước các triệu chứng thể chất và tâm thần để người khác tin rằng họ đang thực sự mắc bệnh. Hành vi này của họ không nhằm bất kỳ mục đích hay động cơ nào. Chính bản thân họ cũng không rõ vì sao họ lại giả vờ như vậy.

   Hội chứng này thường khởi phát cấp tính. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh.

 

Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng rối loạn giả bệnh

   Hội chứng rối loạn giả bệnh có hai dạng với các dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể: 

Rối loạn giả bệnh lên bản thân

  • Có hành vi giả vờ để thuyết phục người khác rằng bản thân đang mắc bệnh như đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đau tim, toát mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,…
  • Một số trường hợp tự gây tổn thương như cố ý khiến bản thân chảy máu, bị nhiễm trùng hoặc thậm chí là tự tiêm vi khuẩn vào da để hình thành áp xe, ổ mủ,…
  • Tự dùng dao, kéo để tạo vết thương trên cơ thể. Trường hợp nặng còn tự cắt đứt các ngón tay, ngón chân.
  • Đi khám ở rất nhiều bệnh viện, phòng khám, đặc biệt hay sử dụng tên giả để gây khó khăn cho bác sĩ trong việc kiểm tra tiền sử thăm khám và sức khỏe.
  • Có kiến thức sâu rộng và am hiểu về lĩnh vực y tế. Khi thăm khám, bệnh nhân thường gợi ý cho bác sĩ một số vấn đề bản thân có thể mắc phải mà những vấn đề đó đều rất nghiêm trọng.
  • Làm giả xét nghiệm hoặc cố ý uống thuốc, dùng rượu bia… để làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
  • Không thật thà khi khai báo các triệu chứng và tiền sử sức khỏe với bác sĩ. Họ có xu hướng phóng đại mức độ của các triệu chứng, phức tạp hóa cơn đau và cảm giác của bản thân.
  • Luôn có nhu cầu được thăm khám, xét nghiệm, chụp X quang, MRI, theo dõi tại bệnh viện mặc dù bác sĩ cho là không cần thiết.
  • Cố ý tạo ra nhiều triệu chứng giả, gây khó khăn trong việc chẩn đoán.
  • Cố ý sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh như sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá, thức ăn mặn, nhiều dầu mỡ, nhịn ăn, thức khuya, ít vận động để bản thân mắc bệnh thực sự.

 

Người mắc hội chứng rối loạn giả bệnh cố ý sinh hoạt không lành mạnh

Người mắc hội chứng rối loạn giả bệnh cố ý sinh hoạt không lành mạnh

 

  • Nếu bác sĩ cho rằng họ không mắc bệnh hoặc chỉ mắc phải các vấn đề sức khỏe mức độ nhẹ, họ sẽ trở nên tức giận và cáu kỉnh, thậm chí một số trường hợp còn tranh luận gay gắt, yêu cầu bác sĩ phải kiểm tra thêm nhiều lần.
  • Từ chối đánh giá tâm lý, tâm thần.
  • Khi được đề nghị xuất viện, bệnh nhân thường cố ý giả bệnh để được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện trong thời gian lâu hơn.

   Trên thực tế, hội chứng rối loạn giả bệnh rất khó phát hiện vì bệnh nhân không trung thực trong việc khai báo, cố ý bắt bước các triệu chứng. Họ còn dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về các vấn đề sức khỏe. Do đó, bác sĩ thường cho rằng bệnh nhân mắc cùng lúc nhiều bệnh nên mới có triệu chứng phức tạp. Bởi vậy, hội chứng rối loạn giả bệnh thường khó được phát hiện.

Rối loạn giả bệnh lên người khác

   Đây là tình trạng bệnh nhân cố ý giả mạo các triệu chứng lên người khác để mọi người tin rằng người này thực sự mắc bệnh. Đối tượng mà họ nhắm đến thường là người mà họ chăm sóc như con cái, em út trong gia đình hoặc người cao tuổi.

   Các dấu hiệu nhận biết rối loạn giả bệnh lên người khác bao gồm:

  • Bịa ra những triệu chứng lên những người mà bệnh nhân đang chăm sóc như trẻ em, anh chị em, người tàn tật, người cao tuổi,… để mọi người tin rằng những người này thực sự mắc bệnh.
  • Cố ý thực hiện các hành vi nhằm mục đích khiến người khác bị bệnh như sử dụng thuốc, thêm các chất độc vào đồ ăn, thức uống, cho người đó dùng thức ăn mà họ bị dị ứng,… Hoặc bệnh nhân thêm vi khuẩn vào nước tiểu/phân để làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
  • Tỏ ra quan tâm và mong muốn người mà bệnh nhân chăm sóc được can thiệp các phương pháp y tế kịp thời.
  • Đối với trẻ em, bệnh nhân thường nhồi nhét suy nghĩ của bản thân vào đầu trẻ để chúng tin rằng mình thực sự mắc bệnh. Do đó, đa số bác sĩ đều chẩn đoán sai trong trường hợp này.
  • Các hành vi rối loạn giả bệnh lên người khác hoàn toàn không có mục đích hay động cơ nào.

 

Hành vi rối loạn giả bệnh hoàn toàn không có mục đích hay động cơ nào

Hành vi rối loạn giả bệnh hoàn toàn không có mục đích hay động cơ nào

 

   So với rối loạn giả bệnh lên bản thân, rối loạn giả bệnh lên người khác rất khó phát hiện. Đối tượng mà bệnh nhân nhắm đến đều là những đối tượng nhạy cảm, sức khỏe kém và dễ bị tổn thương. Với kiến thức sâu rộng, người bệnh có thể thao túng tâm lý khiến những đối tượng này tin rằng bản thân thực sự có các triệu chứng bệnh lý.

 

Hội chứng rối loạn giả bệnh do nguyên nhân gì gây ra?

   Những yếu tố được cho là góp phần gây ra hội chứng rối loạn giả bệnh bao gồm:

  • Các trải nghiệm tiêu cực từ thời thơ ấu như bị bỏ rơi, lạm dụng tình cảm, thể chất,…
  • Trải qua sang chấn nghiêm trọng: Người thân mắc bệnh nan y, mất người thân đột ngột, tai nạn nghiêm trọng hoặc mắc căn bệnh nặng khi còn nhỏ.
  • Bị rối loạn nhân cách, đặc biệt là rối loạn nhân cách ranh giới.
  • Đôi khi hành vi giả bệnh là để bảo vệ lòng tự trọng khi đối mặt với thất bại.
  • Mắc các rối loạn khí sắc như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,…

   Tuy hội chứng rối loạn giả bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng hành vi của người bệnh thường khiến bản thân hoặc những đối tượng bị giả bệnh phải đối mặt với các di chứng nặng.

   Bên cạnh đó, việc liên tục giả bệnh và phóng đại các triệu chứng khiến bệnh nhân tiêu tốn nhiều chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Họ hoàn toàn không tập trung cho công việc, học tập, không quan tâm đến những mối quan hệ xã hội. Họ không thể duy trì cuộc sống bình thường.

   Về lâu dài, hội chứng này còn làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoang tưởng…

 

Cách điều trị hội chứng rối loạn giả bệnh

   Người mắc hội chứng rối loạn giả bệnh thường từ chối đánh giá tâm lý. Do đó, quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý này vô cùng khó khăn. Họ không thừa nhận bản thân mắc bệnh tâm lý, thường tranh cãi gay gắt với bác sĩ, không tiếp nhận điều trị.

   Sau đó, họ tiếp tục hành trình đến các phòng khám/bệnh viện khác cho đến khi được chẩn đoán và can thiệp điều trị đúng như mong muốn. Để lịch sử thăm khám không bị tìm kiếm, bệnh nhân thường sử dụng tên giả cho mỗi lần khám chữa bệnh.

 

Người bệnh thường sử dụng tên giả cho mỗi lần khám chữa bệnh

Người bệnh thường sử dụng tên giả cho mỗi lần khám chữa bệnh

 

   Vì vậy, điều quan trọng nhất trong điều trị hội chứng rối loạn giả bệnh là phải tiếp cận bệnh nhân đúng cách. Mục đích của bệnh nhân giả bệnh là được thừa nhận mắc bệnh và chăm sóc sức khỏe. Do đó, điều quan trọng nhất là bác sĩ phải tiếp cận để người bệnh chấp nhận các phương pháp điều trị. Sau khi tình trạng ổn định, các chuyên gia có thể thông qua liệu pháp tâm lý để thông báo bệnh tình và hướng dẫn bệnh nhân thay đổi các hành vi cố ý giả bệnh.

   Tâm lý trị liệu sẽ giúp thay đổi các hành vi giả bệnh. Đối với rối loạn giả bệnh lên người khác, các chuyên gia sẽ cách ly bệnh nhân với nạn nhân để tránh những tình huống đáng tiếc.

   Tùy theo từng bệnh nhân, các chuyên gia sẽ sử dụng các biện pháp tâm lý trị liệu như:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Liệu pháp gia đình

   Nếu người mắc hội chứng rối loạn giả bệnh kèm theo các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng… bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số thuốc chống trầm cảm, an thần để hỗ trợ.

   Như vậy, hội chứng rối loạn giả bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người khác. Điều đáng ngại là họ luôn phủ nhận hành vi giả bệnh, thậm chí trở nên cáu gắt, phản kháng điều trị tâm lý. Do đó, nếu thấy người thân có dấu hiệu của hội chứng này, bạn không nên vạch trần trực tiếp họ mà hãy nhờ chuyên gia tiếp cận đúng cách. 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.

Hội chứng sợ độ cao và những điều cần biết!

Hội chứng sợ độ cao và những điều cần biết!

Cái bẫy của cầu toàn: Khi bạn không thể hài lòng về bản thân

Chủ nghĩa cầu toàn (hay chủ nghĩa hoàn hảo) là khi con người đặt ra những tiêu chuẩn quá cao cho bản thân. Họ luôn tìm kiếm…

Hội chứng sợ tiếng ồn: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hội chứng sợ tiếng ồn, mời các bạn cùng đón đọc!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi