Thao túng tâm lý: Cách nhận biết và phòng ngừa

Mục lục [Ẩn]

 

   Gần đây, nước ta xuất hiện thuật ngữ “thao túng tâm lý” thông qua vụ việc bóc phốt một "siêu lừa" đình đám trên mạng xã hội. Hành động này khiến nạn nhân trở thành một con rối, luôn nghe theo, thậm chí lệ thuộc vào kẻ thao túng. Vậy làm sao nhận biết và phòng ngừa những kẻ như thế? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Thao túng tâm lý là gì?

Thao túng tâm lý là gì?

 

Thao túng tâm lý là gì?

   Về mặt tâm lý học, thao túng tâm lý (gaslighting) là hành động dùng những thông tin sai trái, thiếu chính xác để chứng minh suy nghĩ, nhận thức của nạn nhân có vấn đề. Theo thời gian, nạn nhân sẽ hoài nghi về phán đoán và nhận xét của bản thân. Họ mất dần giá trị của chính mình cũng như khả năng nhận thức đúng đắn về sự việc, hiện tượng thực tế.

   Cuối cùng, nạn nhân bắt đầu tin tưởng vô điều kiện vào những lời nói của kẻ thao túng. Thậm chí, họ còn cảm thấy tội lỗi khi nghi ngờ kẻ đó. Lúc này, kẻ thao túng có thể tự do điều khiển suy nghĩ và áp đặt những điều họ muốn lên nạn nhân. Thậm chí nhiều trường hợp còn khiến nạn nhân hóa điên.

   Thao túng tâm lý là một dạng bạo hành tinh thần rất hiệu quả. Khi thành công, kẻ bạo hành dễ dàng kiểm soát nạn nhân. Ngược lại, người bị thao túng dần bị lệ thuộc, khó rời bỏ kẻ thao túng mình.

 

Cách nhận biết một người bị thao túng tâm lý

   Những dấu hiệu nhận biết một người đang bị thao túng tâm lý bao gồm:

Hoài nghi bản thân:

  • Liên tục ngờ vực, tự chất vấn bản thân liệu có đang bị vấn đề nào đó.
  • Tự hỏi bản thân liệu có phải là một người tốt trong mối quan hệ hiện tại hay không.
  • Không còn tin tưởng vào những điều mình làm, luôn trong tình trạng căng thẳng.

Thường xuyên là người có lỗi: Khi một mối quan hệ xảy ra tranh chấp, thông thường đôi bên đều có lỗi dù ít hay nhiều. Theo đó, cả hai cần phải chịu trách nhiệm cho phần lỗi của mình.

 

Người bị thao túng tâm lý thường xuyên phải xin lỗi dù đó không phải lỗi của họ

Người bị thao túng tâm lý thường xuyên phải xin lỗi dù đó không phải lỗi của họ

 

   Tuy nhiên với người bị thao túng tâm lý, họ sẽ trở thành người có lỗi trong bất kỳ mâu thuẫn nào. Kẻ bạo hành khiến họ tin rằng tất cả mọi chuyện là lỗi của họ. Họ phải xin lỗi thường xuyên dù thực tế, sự việc xảy ra có thể không phải do họ.

  • Tìm cách biện hộ cho kẻ thao túng:  Người bị thao túng luôn tìm cách bao che, viện cớ cho kẻ đang bạo hành tinh thần họ. Họ có thể nói dối, nói những điều tốt về kẻ thao túng trước mặt người khác.
  • Không thể tự đưa ra quyết định: Việc đưa ra những quyết định, dù là đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn đối với người bị thao túng tâm lý. Họ thường phải hỏi và làm theo ý muốn của kẻ bạo hành.
  • Cảm thấy hoang mang như muốn hóa điên: Bản thân người bị bạo hành tinh thần nhận thấy có gì đó không ổn nhưng họ không thể giải thích được. Đây là giai đoạn mà tâm lý họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ không còn khả năng nhận thức đúng sai nữa. Thay vào đó, họ tin tưởng vào lời nói của kẻ thao túng dù đó là lời giả dối. Kể cả khi kẻ bạo hành bảo họ đang sai trái, đang bị điên thì họ vẫn tin sự thật là như vậy.
  • Không cảm thấy hạnh phúc: Người bị thao túng tâm lý dù có bố mẹ yêu thương, đồng nghiệp thân thiện nhưng vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Họ ủ rũ, buồn bã, không tìm được niềm vui trong cuộc sống.

   Nhiều trường hợp nạn nhân tìm đến bia rượu, chất kích thích mong muốn lấy lại tinh thần nhưng đều không có tác dụng. Họ cảm thấy bản thân từng rất khác với con người hiện tại. Trước đây, họ năng động vui vẻ, tự tin, hạnh phúc bao nhiêu thì bây giờ, họ trở nên tự ti, lo sợ, đau khổ, không dám quyết đoán, phụ thuộc vào người khác. Đây là giai đoạn người bị thao túng tâm lý rơi vào trạng thái trầm cảm.

 

Người bị thao túng tâm lý thường không cảm thấy hạnh phúc

Người bị thao túng tâm lý thường không cảm thấy hạnh phúc

 

   Có thể thấy, thao túng tâm lý sẽ hủy hoại tinh thần của một người. Điều đáng ngại là hành động này rất khó nhận biết vì nó diễn ra với tốc độ chậm trong thời gian dài. Do vậy tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên trang bị cho bản thân cách để phòng tránh bị thao túng tâm lý.

 

Cách phòng tránh bị thao túng tâm lý

   Để phòng tránh bản thân trở thành nạn nhân của thao túng tinh tâm lý, bạn nên:

  • Nhận thức quyền lợi của mình trong mối quan hệ: Đừng để kẻ thao túng xâm phạm nhân quyền của bạn. Trong một mối quan hệ, mọi người là bình đẳng. Bạn có quyền được tôn trọng, bộc lộ cảm xúc, được chăm sóc, phát biểu ý kiến cá nhân, được bảo vệ khỏi bạo lực và có quyền được sống hạnh phúc. Nếu có ai cố gắng xâm phạm chúng bằng cách thao túng bạn, hãy tránh xa người đó.
  • Đánh giá toàn diện vấn đề: Khi có vấn đề nào đó, kẻ thao túng luôn biết cách đánh vào điểm yếu, khiến bạn cảm thấy có lỗi, tự trách khi không làm họ hài lòng. Bạn hãy nhớ rằng vấn đề đó không nằm ở bạn. Bạn chỉ đang bị thao túng để cảm thấy tồi tệ về bản thân rồi dễ đánh mất chính mình mà thôi. Bạn nên nhìn nhận lại sự việc một cách toàn diện, đừng chỉ nghe một phía từ kẻ thao túng. Bạn hãy hỏi thêm ý kiến của người giàu kinh nghiệm để tham khảo và đưa ra cách giải quyết đúng đắn.

 

Tham khảo ý kiến của người giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có chính kiến đúng

Tham khảo ý kiến của người giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có chính kiến đúng

 

  • Học cách trả ơn và nói “không”: Ban đầu, kẻ thao túng sẽ tự nguyện giúp đỡ bạn một số việc nhỏ nhặt để khiến bạn có cảm giác mang ơn. Sau đó, họ có thể lấy cái cớ từng giúp đỡ để đòi hỏi bạn phải trả ơn.

   Trong trường hợp này, bạn nên từ chối sự giúp đỡ nếu thấy không cần thiết. Hoặc bạn có thể giúp lại họ những việc vặt để không ai nợ ai. Nếu người ta đòi hỏi vô lý, bạn hãy nói “không” để từ chối dứt khoát.  

  • Giữ khoảng cách an toàn: Tránh xa những kẻ hai mặt sẽ giúp bạn an toàn. Chúng ta thường thay đổi về hành vi, cách ứng xử để phù hợp với các mối quan hệ xã hội khác nhau nhưng bản chất sẽ không thay đổi. Còn với kẻ thao túng, họ thường sống hai mặt. Với người này, họ có thể rất lịch sự nhưng với người khác lại cực kỳ thô lỗ, bạo lực. Nếu bạn nhận thấy một người sống như vậy, hãy tránh xa họ.

   Thao túng tâm lý sẽ làm bạn mất đi chính kiến, niềm tin vào bản thân, thậm chí rơi vào trầm cảm. Do vậy, bạn cần cảnh giác, phòng tránh để giữ an toàn cho chính mình, tránh xa các mối quan hệ độc hại, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

8 hành vi độc hại không thể dung thứ trong một mối quan hệ

Các mối quan hệ lãng mạn vô cùng phức tạp. Chúng ta có thể hạnh phúc vì nó, nhưng cũng có những hành vi độc hại không thể tha thứ…

8 bước để thoát khỏi một mối quan hệ độc hại

Một mối quan hệ độc hại sẽ khiến chúng ta luôn cảm thấy bất an, mệt mỏi và khiến chúng ta có nhiều cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, việc thoát khỏi một mối quan hệ như vậy lại không hề dễ dàng...

Tổn thương tâm lý vì bị phân biệt đối xử phải làm sao?

Tình trạng phân biệt đối không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xuất hiện ngay trong chính gia đình thân yêu. Nó khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập, tủi thân, bực bội, tổn thương tâm lý nghiêm trọng.

Cách thiết lập những ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ

Ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ gồm có: ranh giới vật lý, ranh giới cảm xúc, ranh giới tình dục, ranh giới vật chất/ tài chính,...

“Bắt bệnh” những kiểu hôn nhân độc hại

Dấu hiệu của kiểu hôn nhân độc hại là thái độ khinh miệt, kiểm soát và cô lập, giữ hết tiền, dùng sự im lặng như vũ khí, luôn thấy không an toàn,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi