Mục lục [Ẩn]
Mới đây, trong chương trình truyền hình thực tế “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng”, ca sĩ Diệp Lâm Anh gây bất ngờ khi tiết lộ về căn bệnh trầm cảm cười mà bản thân đã mắc phải từ lâu. Vậy căn bệnh trầm cảm cười mà Diệp Lâm Anh mắc phải là gì? Có nguy hiểm không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Diệp Lâm Anh chia sẻ về căn bệnh trầm cảm cười của bản thân.
Diệp Lâm Anh và căn bệnh trầm cảm cười
Mới đây, trong tập 4 của show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023”. Diệp Lâm Anh đã chia sẻ về căn bệnh mà bản thân đã mắc từ lâu: Bệnh trầm cảm cười. Chia sẻ của cô khiến rất nhiều người ngạc nhiên, bởi cô luôn được biết đến là một người phụ nữ nhiều năng lượng, rất mạnh mẽ, năng động và sắc sảo. Diệp Lâm Anh cho biết, căn bệnh trầm cảm cười khiến cô lúc nào cũng cười vui, mạnh mẽ trước mặt người khác nhưng khi ở một mình thì khác hoàn toàn.
Chúng ta thường chỉ nghe đến căn bệnh “trầm cảm” mà rất ít nghe về “trầm cảm cười”. Nhưng đây là căn bệnh hoàn toàn có thật. Trầm cảm cười (Smiling depression) là thuật ngữ chỉ một người sống với những nỗi buồn, tuyệt vọng… bên trong, nhưng bên ngoài lại luôn nở nụ cười, tỏ ra mình đang hạnh phúc, vui vẻ và mãn nguyện. Bệnh nhân thể hiện cho người khác thấy rằng, họ đang có cuộc sống bình thường, thậm chí là hoàn hảo.
Trên thế giới đã có nhiều người nổi tiếng mắc phải căn bệnh này, như ngôi sao hài kịch nổi tiếng Robin William - người đã đạt được vô số giải thưởng. Hoặc gần đây nhất là trường hợp của Moonbin - một nam ca sĩ nổi tiếng ở Hàn Quốc. Anh luôn xuất hiện với đôi mắt cười và dáng vẻ tràn đầy năng lượng. Không hề có dấu hiệu tâm lý bất ổn nào được phát hiện trước khi Moonbin đi đến quyết định tự sát tại nhà riêng vào 19/4/2023.
Không chỉ trong giới điện ảnh hay những người nổi tiếng, thậm chí ngay bên cạnh chúng ta cũng có thể đang có những người âm thầm vật lộn với căn bệnh trầm cảm cười. Nhưng chỉ sau khi xảy ra chuyện, người ta mới nhận ra rằng hóa ra nụ cười trên mặt họ không xuất phát từ đáy lòng mà chỉ là một chiếc mặt nạ giả vờ dũng cảm, kiên cường.
Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận về một kiểu trầm cảm khác, có tên “trầm cảm cười”.
Người bị trầm cảm cười luôn tỏ ra lạc quan, vui vẻ khi đối mặt với người khác.
Tìm hiểu về trầm cảm cười để có cách khắc phục hiệu quả
Không giống như những bệnh nhân trầm cảm khác, những người mắc bệnh trầm cảm cười không có vẻ mặt cáu kỉnh, hay than thở, mất hết sức sống và tỏ ra tuyệt vọng. Ngược lại, họ lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ, sung sướng, thậm chí hài hước, dí dỏm. Nhưng khi chỉ có một mình, họ lại phải vật lộn với các triệu chứng của trầm cảm như:
- Thay đổi khẩu vị, cân nặng.
- Rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ).
- Mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày.
- Cảm giác tuyệt vọng.
- Lòng tự trọng thấp, thấy giá trị bản thân thấp, cảm thấy mình vô dụng, kém cỏi, không làm được gì, tự chán ghét bản thân.
- Thờ ơ, mất hứng thú hoặc không còn cảm thấy vui trước những việc bản thân từng yêu thích.
Do đó, trầm cảm cười rất khó được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ và điều trị kịp thời. Điều này khiến cho bệnh phát triển trầm trọng hơn, nhiều nguy cơ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Đây chính là sự nguy hiểm của bệnh. Do đó, nếu bạn nhận thấy người thân, bạn bè mình đang có các dấu hiệu không ổn như mệt mỏi, mất hứng thú với những gì họ từng thích... hãy quan tâm đến họ nhiều hơn. Bạn hãy cố gắng động viên, lắng nghe, khuyến khích họ mở lòng.
Mắc bệnh trầm cảm cười có chữa được không?
Các phương pháp điều trị chứng trầm cảm cười được áp dụng hiện nay là:
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp người bệnh xác định các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực, từ đó thay đổi chúng. Người bệnh có thể thực hiện điều này với chuyên gia tâm lý, với cha mẹ hay những người mà mình tin tưởng.
- Dùng thuốc điều trị: Một số trường hợp, bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc chống trầm cảm, thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), chẳng hạn như escitalopram hoặc sertraline. Tuy nhiên, vì các thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nên người bệnh nên ưu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) kết hợp với các phương pháp tự nhiên khác như sản phẩm BoniBrain của Mỹ. BoniBrain giúp tăng serotonin và dopamine nhờ các thành phần từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất. Nhờ đó, sản phẩm này giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh trầm cảm cười như mệt mỏi, chán nản, mất năng lượng, mất ngủ,..., giúp bệnh nhân cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn mà không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
Trầm cảm cười là một dạng rối loạn trầm cảm đặc biệt nguy hiểm, nó tiềm ẩn nhiều hiểm nguy đối với sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể cướp lấy tính mạng con người bất cứ lúc nào. Vì thế, người bệnh cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Cách thành viên trong gia đình cũng cần quan tâm và hỗ trợ để giúp bệnh tình được khắc phục triệt để.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập