Tự kỳ thị đồng tính- Khi người đồng tính tự kỳ thị bản thân mình

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta thường nghĩ rằng sự kỳ thị đồng tính chỉ có thể diễn ra giữa người dị tính và LGBT. Tuy nhiên trên thực tế, không ít người đồng tính lại tự có những định kiến về xu hướng tình dục của mình, thậm chí là tự kỳ thị chính bản thân mình. Hiện tượng này còn được gọi là sự tự kỳ thị đồng tính (tiếng Anh: internalized homophobia).

 

Tự kỳ thị đồng tính là gì?

Tự kỳ thị đồng tính là gì?

 

Tự kỳ thị đồng tính là gì?

   Sự tự kỳ thị đồng tính (Internalized homophobia) là một thuật ngữ chỉ việc người đồng tính có cảm giác thù hận, chán ghét hoặc sợ hãi với xu hướng tình dục của chính bản thân mình. Nó là kết quả của một quá trình, trong đó người đồng tính tin vào những định kiến sai lệch về chính xu hướng tình dục của mình và tự chán ghét bản thân. Quá trình này có thể diễn ra một cách thầm lặng mà chính bản thân họ không nhận ra khi nào nó xảy ra.

   Sự tự kỳ thị đồng tính còn được gọi với cái tên khác là chủ nghĩa dị tính nội tâm. Trong đó, “chủ nghĩa dị tính” cho rằng dị tính mới là “chuẩn mực” và bất kỳ ai khác không phải là dị tính đều là thấp kém hoặc bất thường, còn “nội tâm” cho thấy niềm tin đó đã thâm nhập vào suy nghĩ của người đồng tính, khiến họ tin tưởng rằng chỉ có tình dục khác giới mới là điều đúng đắn.

 

Dấu hiệu của sự tự kỳ thị đồng tính

Một người tự kỳ thị đồng tính thường có những biểu hiện sau:

  • Không thể hoặc không muốn thừa nhận xu hướng tình dục của bản thân mình.
  • Cảm thấy xấu hổ về xu hướng tình dục của bản thân mình.
  • Cố gắng ép mình theo “nền văn hóa” dị tính và phải kìm nén cảm xúc cá nhân. Điều chỉnh hành vi bản thân để người khác nghĩ mình “thẳng” và tránh bị “lộ”. Điều đó khiến bản thân bị căng thẳng, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD),… do nỗi sợ hãi và hậu quả của việc bị “ghét bỏ”.
  • Tránh xa và tách mình ra khỏi những người thuộc cộng đồng LGBT khác, đặc biệt khi có sự hiện diện của những người khác giới.
  • Cảm thấy xấu hổ hoặc bối rối khi nhìn thấy các cá nhân LGBT trong các hoạt động hàng ngày, giao tiếp xã hội, mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Có những hành vi hạ thấp hoặc tước bỏ quyền lực của bản thân hoặc cộng đồng LGBT khác. Ví dụ: Thường xuyên đưa ra những nhận xét tiêu cực về xu hướng tính dục của bản thân, từ chối thừa nhận sự kỳ thị đồng tính tồn tại và là một vấn đề ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của LGBT.
  • Cảm thấy tự ti hoặc lo âu khi thể hiện bản thân (ví dụ như thể hiện tình cảm nơi công cộng, tiết lộ xu hướng tính dục/bản dạng giới cho những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, yêu cầu nhà ở, tài chính, pháp lý, kết hôn, chăm sóc, giáo dục trẻ em,…).
  • Biện hộ, ủng hộ sự bất công và áp bức trong thể chế, tôn giáo, chính trị, và/hoặc văn hóa đối với cộng đồng LGBT. Công khai từ chối các sáng kiến ủng hộ LGBT, công kích những người ủng hộ và lãnh đạo các phong trào đấu tranh cho quyền của cộng đồng LGBT. Lên án, đổ lỗi hành động áp bức là do chính bản thân những người LGBT gây ra.

 

Những người tự kỳ thị đồng tính thường cảm thấy tự ti và lo âu khi thể hiện bản thân.

Những người tự kỳ thị đồng tính thường cảm thấy tự ti và lo âu khi thể hiện bản thân.

 

Nguyên nhân nào dẫn đến sự tự kỳ thị đồng tính?

Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến sự tự kỳ thị đồng tính:

Cách chúng ta được nuôi dạy

   Từ nhỏ, chúng ta thường được nuôi dạy theo khuôn mẫu giới (gender stereotype) và vai trò giới (gender role) rất rạch ròi. Chẳng hạn như việc ‘màu hồng cho con gái, màu xanh cho con trai’. Lớn lên một chút thì sẽ là chuẩn mực để trở thành một người đàn ông trụ cột gia đình, hay thế nào là một người phụ nữ đảm đang, biết quán xuyến việc nhà.

   Trong xã hội mà người dị tính (heterosexual) chiếm phần đông, không tránh khỏi những thiên kiến về cộng đồng LGBT, một cộng đồng thiểu số hơn.

Điều này vô hình chung khiến nhiều người thuộc cộng đồng LGBT, đặc biệt những bạn trẻ đang trong độ tuổi khám phá bản thân, có cái nhìn sai lệch đối với chính xu hướng tính dục (sexual orientation) và cách thể hiện giới (gender expression) của mình. Một trong những hệ quả của việc này chính là sự “tự kỳ thị đồng tính”.

Ảnh hưởng của văn hóa và xã hội

   Nền văn hóa và xã hội cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự tự kỳ thị đồng tính.

   Ví dụ:

  • Ở Mỹ, người ta thường có cái nhìn cởi mở và thoải mái hơn với người đồng tính, điều này giúp cho những người đồng tính cảm thấy tự tin với giới tính của bản thân hơn.
  • Ở các nước châu Á, ví dụ như Trung Quốc, có văn hóa truyền thống và dư luận xã hội về xu hướng tính dục thiểu số có phần khắt khe hơn. Các quốc gia này coi trọng con trai và sự kế thừa huyết thống, trong khi những người đồng tính thì ít có khả năng sinh con. Điều này gây ra sự xung đột giữa mong muốn cá nhân và giá trị xã hội. Do đó, với một số người thì đồng tính có thể bị coi là vô đạo đức và không thể chấp nhận được. Và kết quả là, nghiên cứu đã cho thấy những người đồng tính nam ở Trung Quốc có mức độ tự kỳ thị đồng tính cao hơn và có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề tâm lý (như trầm cảm, rối loạn lo âu và cố gắng tự tử).

Ảnh hưởng của niềm tin và tôn giáo

   Nhiều tôn giáo vẫn cho rằng việc trở thành người đồng tính là sai hoặc đi ngược lại với giáo lý của họ. Do đó, nếu người đồng tính xuất thân từ những tôn giáo này, họ có thể xây dựng nên sự tự kỳ thị đồng tính.

Ảnh hưởng của truyền thông

   Trong nhiều trường hợp, việc truyền thông mô tả những người thuộc cộng đồng LGBT một cách tiêu cực cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự kỳ thị.

 

Tác động tiêu cực của tự kỳ thị đồng tính

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

   Sự tự kỳ thị đồng tính có thể gây ra những hậu quả cực kỳ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của một người.  Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người tự kỳ thị đồng tính có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, sử dụng chất gây nghiện và các nỗ lực tự tử.

   Trên thực tế, sự kỳ thị đến từ chính nội tâm người đồng tính gây ảnh hưởng tiêu cực hơn sự kỳ thị đến từ người khác. Bởi lúc này, họ không thể sống thật với bản thân mình, cố gò ép bản thân vào khuôn mẫu “nam tính” hay “nữ tính” và không thể bảo vệ bản thân trước những tư duy sai lệch.

 

 Những người tự kỳ thị không thể sống thật với bản thân mình.

Những người tự kỳ thị không thể sống thật với bản thân mình.

 

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

   Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có xu hướng tình dục thiểu số thường có sức khỏe thể chất kém. Ví dụ: Nghiên cứu cho thấy, người có mức độ tự kỳ thị đồng tính cao thường gặp phải các vấn đề về tình dục. Nhiều người đồng tính nam cho biết họ bị rối loạn cương dương, khó cương cứng và xuất tinh sớm.

   Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được mối quan hệ giữa tình trạng tự kỳ thị đồng tính với việc sử dụng chất gây nghiện, rối loạn ăn uống, hành vi tình dục không an toàn,... Những điều này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thể chất của họ.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tự kỳ thị đồng tính gây ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hài lòng trong cuộc sống của cộng đồng LGBT. Trong một số trường hợp, sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè có thể mang đến những tác động tích cực và cải thiện sự hài lòng cuộc sống. Tuy nhiên, những người đồng tính lại thường có ít bạn bè hơn và họ thiếu sự hỗ trợ của những bạn bè đồng trang lứa.

Ngoài ra, trong khi lòng tự trọng là một điều kiện tiên quyết để có một cuộc sống hạnh phúc thì những cá nhân tự kỳ thị xu hướng tính dục của mình lại thường có lòng tự trọng thấp hơn, tức họ nhận định giá trị của bản thân mình thấp hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự hài lòng trong cuộc sống của một người.

 

Làm sao để vượt qua sự tự kỳ thị đồng tính?

Thay đổi nhận thức bản thân

   Hiện nay, xã hội chúng ta đang dần trở nên cởi mở hơn rất nhiều.  Từ 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 - Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần.

   Vào ngày 8/8/2022, Bộ Y tế đã khẳng định đồng tính không phải là bệnh nên không thể “chữa” và không cần “chữa”.

   Do vậy, bạn không cần phải cảm thấy mặc cảm về xu hướng tình dục của mình. Bạn hãy chấp nhận sự đa dạng giới như cách chúng ta nhìn những bộ đồ sặc sỡ, đó sẽ là lúc ta đặt dấu chấm hết cho sự kỳ thị.

Có những hành động thiết thực

  • Tham gia vào cộng đồng: Bạn nên tìm kiếm và tham gia vào cộng đồng LGBT để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người khác.
  • Tìm hiểu về lịch sử của phong trào đấu tranh cho cộng đồng LGBT.
  • Trị liệu tâm lý.
  • Tập phản bác lại những định kiến tiêu cực về cộng đồng LGBT.
  • Nếu bạn cảm thấy an toàn, hãy công khai xu hướng tính dục của mình. Mặc dù bạn có thể sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn, nhưng việc này có thể vô cùng có ích với bản thân bạn.

Tự chăm sóc bản thân

   Bạn hãy tự chăm sóc bản thân về mặt cảm xúc và thể chất. Sự tự kỳ thị đồng tính có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để giúp bản thân tự phục hồi như tập thể dục, ngủ đủ giấc và chia sẻ với những người thân yêu.

   Trên đây là một số thông tin về sự tự kỳ thị đồng tính và những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Hy vọng các giải pháp trong bài sẽ giúp bạn phần nào để vượt qua sự tự kỳ thị đồng tính. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: kỳ thị lgbt

Bài viết liên quan

LGBT và rào cản từ gia đình

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có nhiều cái nhìn cởi mở hơn với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, ở vị trí là cha, mẹ, nhiều người vẫn chưa thể chấp nhận con mình đồng tính.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh với học sinh LGBT

Bạo lực học đường là một vấn nạn phổ biến, đặc biệt với những học sinh thuộc cộng đồng LGBT.

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở cộng đồng LGBT

Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cộng đồng LGBT dễ chịu ảnh hưởng hơn bởi các tâm bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi