Người trẻ tuổi và gánh nặng an cư lạc nghiệp

Mục lục [Ẩn]

 

   Từ xưa đến nay, người Việt Nam nói riêng mà phương Đông nói chung đều có quan điểm “An cư lạc nghiệp”. Nhiều bạn trẻ lên thành phố nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ với ước mơ có thể sở hữu một căn nhà của chính bản thân mình. Tuy nhiên, giá nhà quá đắt đỏ tại các thành phố lớn khiến những người trẻ tuổi nhọc nhằn với giấc mơ an cư.

 

Nhiều bạn trẻ loay hoay với giấc mơ “an cư lạc nghiệp”.

Nhiều bạn trẻ loay hoay với giấc mơ “an cư lạc nghiệp”.

 

Thực trạng mua nhà hiện nay tại Việt Nam

   Tại Việt Nam, theo một cuộc khảo sát của một đơn vị nghiên cứu bất động sản vào năm 2022, trong nhóm người được khảo sát, tỷ lệ muốn mua nhà trong vòng 3 - 5 năm tới ở nhóm 20 - 29 tuổi là 58% và ở nhóm 30 - 39 tuổi là 43%.

   Mặc dù chiếm một tỷ lệ dân số lớn và là lực lượng lao động nhưng những người trẻ tuổi lại rất khó thực hiện giấc mơ an cư lạc nghiệp. Nguyên nhân do giá bất động sản Việt Nam ở mức tương đối cao so với thu nhập của đa số người dân.

   Theo nhận định của Chuyên gia Kinh tế - Tiến sĩ Cấn Văn Lực, người Việt Nam trung bình cần ít nhất hơn 23,5 năm có thu nhập để mua được nhà ở. Việt Nam đứng thứ 14/107 quốc gia trên thế giới về tỷ lệ khó mua nhà, tương đương với Thái Lan và Hàn Quốc trong khi thu nhập của chúng ta thấp hơn họ.

 

Những gánh nặng “an cư lạc nghiệp” của người trẻ tuổi

Từ áp lực tiết kiệm tiền mua nhà…

   Khao khát sở hữu một ngôi nhà riêng của những người trẻ tuổi đến từ quan điểm “an cư lạc nghiệp”. Cảm giác an toàn, hãnh diện khi được sử dụng ngôi nhà của mình khi ở thành phố lớn sẽ được tăng lên rất nhiều.  Vì vậy, nhiều bạn trẻ đã quyết định chắt bóp từng đồng có thể để thực hiện ước mơ này. Họ tiết kiệm quá mức trong các khoản chi tiêu hàng ngày như ăn uống, sinh hoạt.

   Ví dụ:

  • Chỉ dám thuê nhà trọ không đủ điều kiện sinh hoạt.
  • Ăn uống đạm bạc, kham khổ, không đủ chất, không đủ năng lượng để làm việc.
  • Không dám chi tiêu cho các hạng mục giải trí. Chia sẻ với chúng tôi, một số bạn trẻ cho biết họ phải đắn đo trước mỗi chầu cafe với bạn bè, không dám mua sắm gì cho bản thân, từ chối hết những lời mời của đồng nghiệp để tiết kiệm được tiền mua nhà.

   Không chỉ là tiết kiệm tiền, để có tiền mua nhà, các bạn trẻ còn điên cuồng kiếm tiền, không cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Có bạn chia sẻ rằng bản thân đang làm 4 - 5 đầu việc. Ngoài công việc chính làm giờ hành chính, bạn còn nhận thêm việc để làm vào đêm. Điên cuồng làm việc như vậy cộng với không có thời gian để thư giãn không chỉ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi mà còn khiến tinh thần bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài.

   Đặc biệt, vì trong đầu luôn nghĩ đến việc kiếm tiền nên nếu những bạn trẻ này gặp các vấn đề trong công việc thì họ sẽ thấy vô cùng bất an, cảm giác áp lực càng trầm trọng hơn.

 

Áp lực tiết kiệm tiền mua nhà đè nặng lên vai của giới trẻ hiện nay.

Áp lực tiết kiệm tiền mua nhà đè nặng lên vai của giới trẻ hiện nay.

 

…Đến áp lực trả khoản vay mua nhà

   Chưa mua nhà thì khao khát mua, khi mua được rồi lại áp lực trả khoản vay mua nhà - đây cũng là vấn đề nhiều người gặp phải. Không thể chờ đợi tiết kiệm từng ngày, nhiều người quyết định dốc hết tiền tiết kiệm để mua nhà khi kinh tế cũng không dư dả và phải đối diện với áp lực phải trả nợ hàng tháng.

   Áp lực nợ lớn khiến họ phải vay chỗ này đập chỗ kia, cứ “xoay vần” như vậy từ ngày này qua tháng nọ. Mỗi sáng thức dậy, thay vì cảm thấy thoải mái và tràn đầy hứng khởi thì tâm trí họ lúc nào cũng bị nỗi lo trả nợ gặm nhấm tinh thần.

   Một số người cho biết: “Khi chưa có nhà thì cứ mong muốn mua nhà để ổn định. Giờ mua được nhà rồi nhưng khi nghĩ đến khoản nợ phải trả hàng tháng thì cảm giác lo âu vẫn còn đó”.

   Cảm giác này đến từ sự bất an khi trên người không còn bất kỳ tiền tiết kiệm nào. Nhiều người sau khi trả góp mua nhà thì hầu như không còn tiền nữa, không dám trang trí nhà cửa, không dám ốm đau vì sợ không đi làm được, thậm chí muốn tiêu hơn trăm ngàn cũng phải cân nhắc rất lâu.

   Hơn thế nữa, hiện nay kinh tế suy thoái, một số công ty việc làm không ổn định đi kèm với lãi suất ngân hàng cho vay tăng mạnh khiến một số người rơi vào cảnh vỡ kế hoạch tài chính. Thậm chí, họ phải tìm cách bán lại ngôi nhà mơ ước của mình rồi đi thuê nhưng thị trường bất động sản đóng băng nên không thể bán được. Rơi vào tình huống này khiến họ cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng và dễ dẫn tới các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.

>>> Xem thêm: Trầm cảm vì nợ nần: Những lời khuyên hữu ích giúp bạn vượt qua.

 

Vay tiền mua nhà khiến nhiều người phải đối diện với áp lực nợ nần.

Vay tiền mua nhà khiến nhiều người phải đối diện với áp lực nợ nần.

 

Áp lực an cư lạc nghiệp - Đâu là giải pháp?

Đặt mục tiêu mua nhà phù hợp với tình hình kinh tế của bản thân

   Bạn không nên mua nhà có giá trị quá cao so với tình hình kinh tế của bản thân.

  Theo chuyên gia tài chính PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính, cần ước tính giá trị căn nhà nên mua dựa trên mức thu nhập và tiền mặt có sẵn. Tiền vay để mua nhà không nên chiếm tỷ lệ lớn hơn số tiền có sẵn. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa áp lực chi trả, người mua nên chọn gói vay sao cho việc trả nợ chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập trong tháng.

Lập kế hoạch tài chính chi tiết

   Để tiết kiệm tiền mua nhà mà không để bản thân rơi vào tình trạng xoay chỗ này đắp chỗ khác, bạn nên kiểm soát tài chính chặt chẽ hơn. Bạn hãy học cách lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm rõ ràng. Ví dụ, bạn chia thu nhập ra từng mục cụ thể, xác định 3 nội dung chi tiêu cơ bản là nhu cầu thiết yếu, nhu cầu chi tiêu cá nhân và đầu tư tích lũy. Ngoài ra, bạn cũng nên có kế hoạch tiết kiệm cho bản thân, quy định một tháng cần gửi tiết kiệm bao nhiêu, trong bao nhiêu lâu và có khả năng sinh lời thế nào.

 

Lập kế hoạch tài chính chi tiết để tiết kiệm tiền.

Lập kế hoạch tài chính chi tiết để tiết kiệm tiền.

 

   Bạn hãy học cách ghi chép lại những chi tiêu hàng ngày dù là nhỏ nhất, để sau này có thể phân tích lại chi tiêu của mình, biết mình cần gì, dư gì và cân nhắc chi tiêu phù hợp hơn.  

   Điều quan trọng nhất là khi lập kế hoạch bạn hãy kiên nhẫn thực hiện nó chứ đừng bỏ dở giữa chừng nhé!

Tìm kiếm các phương án giúp tăng thu nhập

   Cách thoát khỏi áp lực tài chính một cách nhanh nhất là tăng nguồn thu nhập của bản thân. Bạn nên có các phương án hỗ trợ để tăng thêm thu nhập, khiến tài chính dư giả hơn.

   Chẳng hạn bạn muốn phấn đấu thăng chức bằng cách trau dồi những kiến thức, kỹ năng hoàn thiện bản thân mỗi ngày từ đó thu nhập cũng sẽ tăng theo. Hoặc bạn có thể kiếm thêm một số ngành phụ để cải thiện tình hình tài chính của bản thân và gia đình.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

   Nhiều người cảm thấy khó xử, xấu hổ hoặc không thoải mái khi chia sẻ các khó khăn về mặt tài chính. Tuy nhiên, việc chia sẻ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Bạn hãy trao đổi với gia đình, bạn bè về những khó khăn hiện tại của bạn, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Bạn có thể sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích hoặc sự giúp đỡ của những người xung quanh về vấn đề đang gặp phải.

Hiểu được giá trị của cuộc sống

   Mục đích của việc kiếm tiền và mua nhà chính là để có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu bạn làm việc quá sức dẫn đến sức khỏe suy giảm thì số tiền kiếm được cũng chỉ đổ hết vào việc chữa bệnh. Đến cuối cùng, bạn vừa không có cuộc sống hạnh phúc như mơ ước lại vừa không có sức khỏe.

   Vì vậy, bạn cần phải học cách yêu thương bản thân, cân bằng lại cảm xúc và tìm kiếm các giá trị tuyệt vời hơn giá trị vật chất. Nếu có cảm xúc tiêu cực, bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Khi cơ thể được xả hơi và ngủ đủ giấc thì những cảm xúc tiêu cực sẽ vơi đi rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng không nên quá khắt khe với bản thân mình, ăn những món mình thật sự muốn ăn, cung cấp đủ vitamin và khoáng chất để giữ gìn sức khỏe.

 

Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

 

   Nếu như bạn cảm thấy không ổn, không thể thoát ra được những áp lực đang có thì cần gặp các chuyên gia tâm lý ngay, đừng để những cảm xúc tiêu cực này nhấn chìm bạn.

>>> Xem thêm: Mối liên hệ giữa áp lực tài chính và sức khỏe tinh thần

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về các áp lực “an cư lạc nghiệp” của người trẻ hiện nay và các biện pháp để đối phó với nó. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tổng hợp các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh về tâm lý thường gặp, mời bạn đọc cùng theo dõi!

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.

Những nguyên nhân khiến nam giới có tỷ lệ cao mắc trầm cảm tuổi trung niên

Trầm cảm tuổi trung niên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thất nghiệp, phá sản, nợ nần, ly hôn, lo lắng về bệnh tật và sức khỏe.

Cảnh báo: Nghiện trà sữa làm tăng nguy cơ trầm cảm

Một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học Trung Quốc trên 5.281 sinh viên đại học đã chỉ ra mối liên hệ đáng lo ngại giữa trà sữa và các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Khi con cái ương bướng, nghịch dại, cha mẹ sẽ la mắng, quát tháo. Mục đích của việc này chủ yếu là muốn bé nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thường xuyên la mắng trẻ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi