Cảm giác “chết trong lòng” là như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

    Có thể chúng ta đã nhiều lần nghe thấy cụm từ “chết trong lòng” nhưng không phải ai cũng hiểu được nó nghĩa là gì. Và ngược lại, những người đã phải vật lộn với cảm giác này có thể không phải lúc nào cũng có từ thích hợp để giải thích những gì mà họ cảm thấy.

 

Cảm giác chết trong lòng là như thế nào?

Cảm giác chết trong lòng là như thế nào?

 

Cảm giác “chết trong lòng” là như thế nào?

   “Chết trong lòng” là tình trạng mà một người khó xử lý được những cảm xúc như vui hay buồn. Khi bạn rơi vào tình trạng này, mọi thứ trở nên buồn tẻ, dường như cái gì cũng không còn quan trọng nữa nữa. Cảm giác này khiến cuộc sống của bạn trở thành một chuỗi các sự kiện tẻ nhạt, không có mục đích và không thể tìm thấy điểm kết thúc. Bạn như một người ngoài cuộc đang đứng nhìn cuộc sống của chính bản thân mình.

   Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang “chết trong lòng”:

Bạn cảm thấy mình sống không có mục đích

   Đối với hầu hết mọi người, việc sống có mục đích sẽ tạo động lực để thức dậy và đi làm vào mỗi buổi sáng. Mục tiêu đó có thể là tạo ra những thành quả mới hoặc chỉ đơn giản là đi làm để kiếm tiền hay trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Việc nhận thức được những việc phải làm mỗi ngày để tiến đến những mục tiêu trên sẽ trở thành một nguồn động lực cho bạn.

   Nhưng khi một người cảm thấy “chết trong lòng”, họ không thể xác định được mục đích của mình, họ không biết mình đang cần làm gì hoặc nên làm gì trong suốt 24 giờ. Những cảm giác này có thể khiến cuộc sống hàng ngày trở nên tẻ nhạt và vô vị.

Mông lung về ý nghĩa của cuộc sống

   Tự hỏi chúng ta đang làm gì trên hành tinh này, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết hoặc liệu có kiếp sau hay không là điều rất bình thường. Nhưng ở những người tâm lý ổn định, những suy nghĩ này chỉ thoáng qua.Tuy nhiên, ở một người đang “chết trong lòng”, thì những suy nghĩ tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống, về giá trị của bản thân sẽ liên tục lấn át tâm trí của họ.

Trạng thái tê liệt cảm xúc kéo dài

   Những người đang “chết trong lòng” thường bị tê liệt cảm xúc. Họ khó có thể cảm nhận hoặc thể hiện những cảm xúc như hạnh phúc hay buồn bã. Cuộc sống chỉ chảy trôi một cách đơn điệu, còn những khoảnh khắc vui vẻ hay đau đớn không hề ảnh hưởng chút nào.

Bạn cảm thấy cô đơn

   Khi bạn cảm thấy “chết” trong lòng, bạn sẽ cảm thấy bị cô lập khi nhìn thấy những người khác luôn hướng đến mục đích rõ ràng. Biết rằng mọi người bị ảnh hưởng bởi những khoảnh khắc hạnh phúc, những cuộc gặp gỡ giận dữ, hoặc những hoàn cảnh buồn có thể khiến bạn phải che giấu sự thiếu vắng cảm xúc này.

   Điều này có thể khiến bạn khó chia sẻ sự trống trải của mình và làm cảm giác này thêm trầm trọng hơn.

 

 Bạn có thường xuyên cảm thấy cô đơn không?

Bạn có thường xuyên cảm thấy cô đơn không?

 

   Cảm thấy trống rỗng

   Để kết nối với thế giới bên ngoài, cảm xúc là vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi không thể xử lý cảm xúc, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy trống rỗng, chết lặng.

 

Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chết từ bên trong

   Một số yếu tố về tâm lý, sinh học hoặc y khoa có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác tê liệt dai dẳng.

Trầm cảm

   Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc rất phổ biến. Bệnh nhân thường cảm thấy buồn dai dẳng và đi kèm với những thay đổi trong ăn uống, mệt mỏi và đôi khi đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, một triệu chứng đáng chú ý của tình trạng này là tê liệt cảm xúc kéo dài.

   Một người bị bệnh trầm cảm thường cảm thấy mất hứng thú với những niềm vui từ trước đó, khiến mục đích sống của họ trở nên không rõ ràng. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử.

   Khi một người cảm thấy "trống rỗng", rất có thể người đó đang bị trầm cảm.

PTSD

   Rối loạn căng thẳng sau sang chấn xảy ra sau khi một ai đó đã trải qua một sự kiện gây sang chấn với các triệu chứng như tăng cảnh giác, lo lắng, kém tập trung, rối loạn điều hòa cảm xúc,.... Khi những cảm xúc sau chấn thương qua đi, cảm giác tê liệt và trống rỗng thường kéo dài ở đằng sau khiến ai đó cảm thấy như đang “chết trong lòng”.

Thuốc

    Để điều trị các rối loạn tâm thần như trầm cảm và rối loạn lo âu, thuốc là một công cụ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy có từ 46% - 71% người sử dụng thuốc chống trầm cảm từng bị tê liệt cảm xúc trong quá trình điều trị. Những người dùng thuốc chống trầm cảm cho thấy họ có cảm giác thờ ơ, cũng như suy nhược về mặt cảm xúc.

Cảm xúc bị kìm nén

   Khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, mỗi người lại có một sự lựa chọn khác nhau. Có người chọn đối diện và vượt qua nó, có người thì chọn cách bỏ chạy, nhưng cũng có những người chọn “đóng băng” lại cảm xúc của mình. Mặc dù việc đóng băng cảm xúc sẽ giúp chúng ta không phải xử lý những cảm xúc tiêu cực nữa, nhưng nó cũng làm mất đi những cảm xúc tích cực.

   Cảm xúc của chúng ta định hình chúng ta là ai và cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh. Vì vậy, việc cảm thấy mất kết nối, hoặc tệ hơn là không cảm nhận được cảm xúc của chúng ta, có thể mang đến rất nhiều khó khăn. Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu trong bài, hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi