Survivor’s guilt: Cảm giác tội lỗi của người sống sót sau biến cố

Mục lục [Ẩn]

 

   May mắn sống sót sau một thảm kịch, người cảm thấy may mắn vì mình đã thoát được, người cảm thấy sợ hãi vì những gì đã xảy ra, nhưng có một số người lại cảm thấy tội lỗi, day dứt tột cùng. Tâm lý ấy được gọi là Survivor’s guilt - cảm giác tội lỗi của người sống sót.

 

Thế nào là cảm giác tội lỗi của người sống sót?

Thế nào là cảm giác tội lỗi của người sống sót?

 

Cảm giác tội lỗi của người sống sót là gì?

   Cảm giác tội lỗi của người sống sót (Survivor’s guilt) có thể được hiểu như đúng tên gọi của nó, chính là tình trạng người sống sót sau một biến cố (như tai nạn, thiên tai,..) cảm thấy tội lỗi và áy náy vì mình còn tồn tại khi những người khác đã mất mạng. Họ cảm thấy mình phải có trách nhiệm với những người ra đi, dù chính họ cũng là nạn nhân của biến cố.

   Ví dụ: Trong vụ chìm phà Sewol năm 2014, những thanh thiếu niên sống sót có dấu hiệu rối loạn căng thẳng sau vụ việc, các em nói rằng cảm thấy bản thân mình như những kẻ có tội. Thậm chí, thầy hiệu phó  - người được giải cứu đã tự tử ngay sau đó vì không thể chịu đựng cảm giác tội lỗi.

   Cụm từ Survivor’s guilt (Cảm giác tội lỗi của người sống sót) được phát minh vào thập niên 60, bởi các trị liệu viên cho những người Do Thái sống sót sau nạn diệt chủng Holocaust. Những người Do Thái này đã trải qua cảm giác tội lỗi và hối hận cùng cực, đặc biệt những người có con bị giết hại cho rằng mình đã không bảo vệ được con.

   Theo Cẩm nang Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần - ấn bản thứ 5 (DSM - 5), cảm giác tội lỗi của người sống sót là một triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Một người có thể có cảm giác tội lỗi của người sống sót mà không mắc PTSD.

 

Nguyên nhân dẫn đến cảm giác tội lỗi khi sống sót sau một biến cố

   Không phải ai sống sót qua thảm kịch đều có cảm giác tội lỗi của người sống sót. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này là:

Điểm kiểm soát tâm lý

   Điểm kiểm soát tâm lý là khái niệm dùng để chỉ mức độ tự quyết mà một cá nhân cảm thấy mình có được trong cuộc sống.

  • Những người có điểm kiểm soát bên trong tin rằng những gì xảy ra, tất cả mọi điều xảy đến với họ đều đến từ những yếu tố tự quyết như khả năng, hành động, lỗi lầm,...
  • Ngược lại, những người có điểm kiểm soát bên ngoài thì cho rằng những yếu tố hoàn cảnh như cơ may, môi trường, hành động của người khác mới có nhiều ảnh hưởng nhất đến những sự kiện, dù tốt hay xấu, trong đời họ.

   Do đó, những người có điểm kiểm soát bên trong thường có nguy cơ mắc phải survivor’s guilt sau khi sống sót qua thảm họa là rất cao. Mặc dù những sự cố này nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, họ vẫn tìm mọi lý do để tự trách bản thân.

Từng trải qua chấn thương và bất ổn tinh thần

    Người đã từng trải qua những chấn thương tâm lý trong quá khứ (ví dụ bị bạo hành, bỏ rơi) hoặc có sẵn những vấn đề về sức khỏe tinh thần (như trầm cảm, rối loạn lo âu,...) có nguy cơ cao gặp phải cảm giác tội lỗi sau biến cố.

Thiếu sự hỗ trợ

   Trong giai đoạn hồi phục sau biến cố, sự hỗ trợ và đồng hành của người thân, bạn bè. Nếu thiếu đi sự hỗ trợ này, những người vừa trải qua một biến cố rất dễ gặp phải các vấn đề tâm lý, chìm sâu vào cảm giác tội lỗi.

 

Thiếu sự hỗ trợ của người thân khiến người bệnh dễ chìm đắm vào cảm giác tội lỗi.

Thiếu sự hỗ trợ của người thân khiến người bệnh dễ chìm đắm vào cảm giác tội lỗi.

 

   Người thân, bạn bè của những người sống sót nên giúp nạn nhân hiểu được rằng họ xứng đáng được sống sót và những biến cố đã xảy ra không ai có thể kiểm soát được. Điều này sẽ giúp họ vơi đi được phần nào nỗi đau.

Lòng tự trọng thấp

   Những người có lòng tự trọng thấp thường đánh giá thấp chính bản thân mình. Họ thường nghĩ rằng mình không xứng đáng được thành công hoặc hạnh phúc. Do đó, khi là người sống sót sau một biến cố, họ thường đặt nghi ngờ rằng mình có xứng đáng hay không.

   Việc nghi ngờ như vậy khiến họ dần mặc cảm và xấu hổ với sự sống sót của mình, họ có thể cảm thấy người này, người kia xứng đáng hơn mình. Cảm giác hụt hẫng và tội lỗi cứ ám ảnh họ không thể nguôi ngoai.

 

Biểu hiện của cảm giác tội lỗi của người sống sót Survivor’s guilt

   Ở những người khác nhau thì biểu hiện và mức độ nghiêm trọng sẽ có những điểm khác nhau.

   Các triệu chứng tâm lý phổ biến bao gồm:

  • Cảm giác bất lực.
  • Hồi tưởng về sự kiện đau thương.
  • Cáu gắt.
  • Mất động lực.
  • Tâm trạng dễ thay đổi, nhạy cảm, dễ bị kích động và bộc phát sự giận dữ.
  • Những suy nghĩ ám ảnh về sự kiện thảm khốc đã trải qua.
  • Luôn có ý nghĩ tự tử.

   Các triệu chứng vật lý phổ biến bao gồm:

  • Thay đổi khẩu vị
  • Khó ngủ
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Trái tim đua nhau

 

Làm sao để đương đầu với cảm giác tội lỗi của người sống sót?

Cho phép bản thân đau buồn

   Sau một biến cố, những cảm xúc đau khổ, sợ hãi, lo lắng,... của bạn là một phản ứng bình thường và hoàn toàn hợp lý. Bạn không cần phải kìm nén, xấu hổ hay tội lỗi vì có những cảm xúc này. Cho phép bản thân mình bộc lộ cảm xúc, than khóc, không kìm nén sự đau khổ là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành. Chỉ có nhìn thẳng vào những vấn đề đã xảy ra, bạn mới có thể đương đầu và vượt qua nó.

Làm những việc tích cực

   Để giảm bớt cảm giác tội lỗi, bạn có thể làm những việc tích cực như giúp đỡ người khác. Bạn có thể giúp đỡ gia đình của những người kém may mắn hơn hoặc làm những việc thiện nguyện như cứu trợ, ủng hộ người khó khăn, trồng cây, nấu cơm tình thương,… Những việc làm này sẽ khiến tâm trí bạn nhẹ nhàng và bình tâm hơn.

Tập tha thứ cho chính mình

   Bạn không thể quyết định được biến cố xảy ra và sự sống sót của những người xung quanh. Chúng ta chỉ có thể thật lòng thương tiếc cho những người đã mất chứ không nên cảm thấy dằn vặt vì sự ra đi của họ. Do đó, bạn hãy tập tha thứ cho chính bản thân mình và cố gắng sống tốt hơn, tích cực hơn.

Nói chuyện và chia sẻ nhiều hơn với người thân

   Bạn nên nói chuyện với những người thân, những người bạn tin tưởng về những căng thẳng và áp lực của bản thân mình, sau đó có thể xin họ những lời khuyên và cảm nhận. Cái nhìn của những người ngoài cuộc thường rõ ràng hơn, họ sẽ giúp bạn đưa ra những cảm nhận, lời khuyên chính xác về vấn đề bạn đang gặp phải. Nếu không, sự an ủi từ họ sẽ giúp bạn dễ vượt qua khó khăn hơn.

Tự chăm sóc bản thân

   Ngoài ra, bạn cần tự chăm sóc cho bản thân mình để có sức khỏe tốt, giảm ảnh hưởng của cảm giác tội lỗi đến sức khỏe:

  • Nấu một bữa ăn bổ dưỡng, lành mạnh với những món ăn bạn yêu thích.
  • Làm những việc mà bạn thích thú để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn như: xem một bộ phim, nghe nhạc, đi dạo, tắm nước ấm,...
  • Ngủ đủ giấc.
  • Massage.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ để tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi, căng thẳng, lo âu. BoniBrain có thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất giúp làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin. Từ đó, BoniBrain giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn, tăng cảm giác hạnh phúc.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm giác tội lỗi của người sống sót.  Đây là một dạng tâm lý tiêu cực, nếu không được khắc phục nhanh chóng sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi