Cảnh giác với những rối loạn tâm thần sau đột quỵ

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, đột quỵ ngày càng trẻ hoá, để lại nhiều di chứng nặng nề. Ngoài những di chứng thể chất, người bệnh còn phải đối diện với sự thay đổi lớn trong tâm lý. Sự thay đổi này có thể dẫn đến những hành vi ứng xử tiêu cực, làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ.

 

Nhiều người bị rối loạn tâm thần sau đột quỵ.

Nhiều người bị rối loạn tâm thần sau đột quỵ.

 

Nhiều người bị rối loạn tâm thần sau đột quỵ

   Theo thống kê, 30-50% bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm sau đột quỵ. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi sinh học do tổn thương mạch máu, các tế bào não, cũng như áp lực tâm lý khi phải đối diện với tình trạng thể chất đi xuống, phải đối mặt với hàng loạt di chứng trên cơ thể và cần nhiều thời gian để phục hồi, hoặc không thể phục hồi. Điều này ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của người bệnh, thậm chí đảo ngược hoàn toàn các thói quen cùng vai trò trong gia đình và xã hội của họ.

   Từ đó, sự tự tin của họ dần bị mài mòn, trở thành sự mặc cảm khi phải sống phụ thuộc, tự ti về bản thân. Khi không thể vượt qua được những cảm xúc này trong thời gian dài sẽ hình thành các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu

   Như trường hợp của bà Loan (68 tuổi, quận 6), phải nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nhịp tim không đều. Qua chẩn đoán, bác sĩ xác định bà Loan bị ngộ độc do uống thuốc ngủ quá liều.

   Sau khi được rửa dạ dày, đồng thời truyền dịch tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và ổn định các chức năng, bà Loan đã may mắn thoát khỏi cửa tử.

   Theo chia sẻ từ người nhà, bà Loan đang trong quá trình hồi phục sau đột quỵ. Việc uống thuốc ngủ quá liều có thể là kết quả từ những tổn thương tâm lý sau đột quỵ.

Có thể thấy rằng,  ngoài những di chứng có thể nhìn thấy trên cơ thể, như yếu liệt, mất thăng bằng, méo miệng, hạn chế ngôn ngữ, vận động... thì đột quỵ còn gây ra những di chứng nghiêm trọng về tâm lý cho người bệnh. Sau đột quỵ, người bệnh có thể mắc phải các rối loạn tâm thần thường gặp như sau:

  • Trầm cảm: Đây là rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở người bệnh đột quỵ.  Theo thống kê, có khoảng 30% người bệnh đột quỵ còn sống phải trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm đầu tiên. Trong đó, hơn phân nửa trường hợp người bệnh và gia đình không nhận ra dấu hiệu trầm cảm vì quá chú tâm vào việc chăm sóc các thiếu hụt về chức năng nhìn thấy được về vận động. Trầm cảm khiến người bệnh khó phục hồi chức năng hơn, dễ bị mất động lực để theo đuổi quá trình điều trị phục hồi lâu dài, khiến đột quỵ có nguy cơ tái phát. Nguy hiểm nhất là nếu trầm cảm ở giai đoạn nặng, người bệnh  có thể có những ý định, hành động nguy hiểm gây hại cho bản thân, như tự sát.
  • Rối loạn lo âu: Thống kê cho thấy khoảng 25% người bệnh đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua bị rối loạn lo âu trong 5 năm đầu sau khi bệnh khởi phát. Ban đầu, những cơn lo lắng chỉ xuất hiện với tần suất vừa phải. Nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp, cơn lo lắng có thể tiến triển thành những cơn rối loạn hoảng loạn kịch phát từng đợt kèm với những triệu chứng toàn thân như co quắp tay chân, thở nhanh và nông,..

   Việc quan tâm đến sức khỏe tâm thần giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh đột quỵ phục hồi sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra.

 

 Trầm cảm sau đột quỵ có thể dẫn đến ý định, hành động nguy hiểm cho bệnh nhân.

Trầm cảm sau đột quỵ có thể dẫn đến ý định, hành động nguy hiểm cho bệnh nhân.

 

Phải làm sao để phòng chống và khắc phục tình trạng rối loạn tâm thần sau đột quỵ?

   Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm đặc trưng là người bệnh thường thấy buồn chán, suy sụp, không còn thấy niềm vui, động lực và năng lượng sống. Thay vào đó là cảm giác mất giá trị bản thân, mất tự tin hoặc tội lỗi vì thấy mình là gánh nặng của người thân, thấy vô vọng vào tương lai. Cùng với đó, người bệnh có thể bị giảm khả năng tập trung hoặc đưa ra các quyết định, mất hứng thú vào những việc trước đây mình rất yêu thích. Họ không muốn ra ngoài, tránh giao tiếp xã hội, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn hoặc ăn quá nhiều.

Với người bệnh

   Nếu bạn là bệnh nhân vừa vượt qua một cơn đột quỵ và đang gặp phải những cảm xúc tiêu cực sau tai biến mạch máu não thì sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

  • Hãy bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài: Nếu bạn cảm thấy lo lắng, thất vọng, tức giận… hãy bộc lộ nó ra, không nên kiềm chế cảm xúc của mình. Bởi càng kìm nén, bạn sẽ càng thấy tiêu cực hơn.
  • Nên xây dựng và duy trì một đời sống năng động: Ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, chăm vận động, hoạt động thể dục thể thao nếu có thể, thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể và tinh thần, như đọc sách, nghe nhạc, chăm sóc cây cối, thú cưng...
  • Chia sẻ với người khác: Có thể, chia sẻ với người khác về những gì mình đang cảm nhận là một điều khó khăn với bạn. Nhưng hãy mở lòng và nói ra để nhận được sự giúp đỡ từ những người đang rất quan tâm và lo lắng cho bạn.
  • Tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp như gặp chuyên gia tâm lý cũng như bác sĩ tâm thần có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Nếu cảm thấy tuyệt vọng, có ý định tự sát, người bệnh phải đến gặp bác sĩ ngay.
  • Dùng thêm BoniBrain để cơ thể tăng tiết hai hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin. Điều đó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, giúp tinh thần sảng khoái, hạnh phúc, tăng năng lượng.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

Với người thân

Người bệnh thường có tâm lý mặc cảm, tự ti ở bản thân, người thân nên:

  • Đồng hành cùng người bệnh, chia sẻ, đồng cảm và khen ngợi, động viên khi người bệnh có sự cải thiện. Sự thông cảm và chia sẻ chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất giúp người bệnh lạc quan và phối hợp điều trị phục hồi tốt hơn.
  • Tạo điều kiện để người bệnh tham gia các hội nhóm, gặp gỡ với những người xung quanh để lấy lại niềm vui và động lực sống.
  • Trường hợp phát hiện người bệnh có dấu hiệu rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng người nhà cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời, tránh các hành vi tiêu cực.

    Như vậy, các rối loạn tâm thần là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử đột quỵ. Điều quan trọng là, người bệnh cũng như bạn bè, người thân của họ cần nhận ra những dấu hiệu trầm cảm sau tai biến mạch máu não, từ đó có phương pháp khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tin lời thầy bói, bệnh rối loạn tâm thần của cô gái trở nặng

Mới đây, khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E cho biết khoa này đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân rối loạn lưỡng cực. Vì quá tin lời thầy bói mà bệnh này ngày càng trở nặng.

Hàng vạn lời kêu cứu của cha mẹ có con bị rối loạn tâm thần

Hàng vạn lời kêu cứu của cha mẹ có con bị rối loạn tâm thần.

Rối loạn tâm thần bởi nỗi sợ 'bị nghèo trở lại'

Khi đã trở nên giàu có thì có một số người lại trăn trở, lo sợ rằng mình sẽ bị nghèo trở lại, thậm chí nỗi lo sợ của họ còn phát triển thành rối loạn tâm thần.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi