Người hướng ngoại có thể mắc rối loạn lo âu xã hội không?

Mục lục [Ẩn]

 

   Người hướng ngoại thường được biết đến là những người tự tin, có khả năng giao tiếp tốt với các tình huống xã hội. Với các đặc điểm như vậy, dường như họ không thể mắc rối loạn lo âu xã hội - một vấn đề tâm lý mà bệnh nhân thường sợ các tình huống xã hội. Nhưng thực tế đã cho thấy, nhiều người hướng ngoại cũng đang khổ sở với căn bệnh này.

 

Người hướng ngoại có thể mắc rối loạn lo âu xã hội không?

Người hướng ngoại có thể mắc rối loạn lo âu xã hội không?

 

Người hướng ngoại có thể mắc rối loạn lo âu xã hội không?

   Trước khi tìm hiểu người hướng ngoại có thể bị mắc rối loạn lo âu xã hội không, chúng ta cần nắm được định nghĩa về hai khái niệm này.

Hướng ngoại là gì?

   Hướng nội và hướng ngoại là một trong 5 yếu tố chính tạo nên mô hình tính cách Big Five. Một số đặc điểm của người hướng ngoại là:

  • Được tiếp lại năng lượng bằng cách dành thời gian tương tác xã hội với mọi người: Người hướng ngoại thường cảm thấy tràn đầy năng lượng và cảm hứng sau khi dành thời gian giao tiếp với người khác.
  • Thường có mối quan hệ rộng rãi.
  • Không giống như những người hướng nội thường suy nghĩ vô cùng kỹ càng trước khi nói, người hướng ngoại thường có xu hướng nói những suy nghĩ của mình thành tiếng như một cách để khám phá, sắp xếp lại chúng.
  • Thích làm việc theo nhóm.

Rối loạn lo âu xã hội là gì?

   Chứng sợ xã hội (rối loạn lo âu xã hội hay ám ảnh sợ xã hội) chỉ nỗi sợ hãi kéo dài, mãnh liệt trước các tình huống phải giao tiếp với người khác, hoặc sợ bị ai đó nhìn và phán xét. Rối loạn lo âu xã hội là một rối loạn tâm thần thuộc nhóm rối loạn lo âu.

Các triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu xã hội là:

  • Lo lắng về các tình huống xã hội.
  • Sợ bị người khác phán xét, đánh giá tiêu cực.
  • Cảm thấy lo lắng khi nói chuyện với người lạ.
  • Lo lắng về các sự kiện hoặc hoạt động sắp diễn ra.
  • Có các triệu chứng thể chất khi phải tiếp xúc với các hoạt động xã hội: Tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, chóng mặt, đầu óc trống rỗng,...

Người hướng ngoại có thể mắc rối loạn lo âu xã hội không?

   Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng những người bị rối loạn lo âu xã hội là những người hướng nội vì họ có xu hướng ít tham gia các hoạt động xã hội. Trên thực tế, người hướng ngoại vẫn có khả năng bị rối loạn lo âu xã hội, một nghiên cứu năm 2020 đã cho thấy điều đó. Cụ thể, các tác giả của nghiên cứu đã tìm mối liên hệ giữa rối loạn lo âu xã hội và 5 đặc điểm chính của tính cách, là:

  • Sự nhạy cảm.
  • Sự hòa đồng, cởi mở.
  • Sự tận tâm.
  • Sự hướng ngoại.
  • Sự dễ chịu.

   Kết quả cho thấy, trong những bệnh nhân bị rối loạn lo âu xã hội tham gia nghiên cứu thì vẫn có những bệnh nhân đạt điểm cao về tính hướng ngoại.

   Người hướng ngoại có xu hướng đề cao các mối quan hệ, rất coi trọng những gì mà người khác nghĩ về mình. Do đó, sự phán xét hoặc từ chối có thể khiến họ vô cùng đau khổ và buồn rầu.

 

Người hướng ngoại luôn để tâm đến những gì người khác nghĩ về mình.

Người hướng ngoại luôn để tâm đến những gì người khác nghĩ về mình.

 

Dấu hiệu của người hướng ngoại bị rối loạn lo âu xã hội

Cảm thấy hào hứng với các sự kiện xã hội nhưng đồng thời cũng lo sợ các sự kiện này

   Như đã nói ở trên, người hướng ngoại được tiếp thêm năng lượng từ hoạt động bên ngoài nên họ rất thích tham gia các sự kiện xã hội. Tuy nhiên, nếu bị rối loạn lo  âu xã hội thì họ vẫn thấy vui vẻ khi ở nơi đông người nhưng cảm xúc lo lắng khiến họ không thể hoàn toàn tận hưởng cuộc vui cùng người khác. Họ sẽ vừa cảm thấy hào hứng, phấn khởi nhưng cũng vừa bồn chồn, lo sợ.

Có mong muốn mở rộng mối quan hệ nhưng gặp khó khăn khi kết bạn

   Người hướng ngoại rất mong muốn kết bạn, mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu họ bị rối loạn lo âu xã hội thì việc này sẽ trở nên khó khăn do họ thường cảm thấy không thoải mái mỗi khi giao tiếp với người khác.

Sợ hãi bị từ chối

   Người hướng ngoại bị rối loạn lo âu xã hội dễ có khả năng trở thành nạn nhân của nỗi sợ bị từ chối, bởi sự tôn trọng và công nhận là vô cùng quan trọng với những người hướng ngoại. Do đó, họ sẽ luôn bị bao vây bởi nỗi sợ dai dẳng về những điều xấu hổ có thể xảy ra, sợ bản thân sẽ làm điều gì đó sai sót hay mắc phải những lỗi ngớ ngẩn khiến bản thân trở nên ngu ngốc, lập dị trước mặt mọi người.

Thiếu tự tin trong môi trường xã hội

   Đây là nguyên nhân khiến những người hướng ngoại mắc bệnh này dù rất muốn hòa nhập vào xã hội nhưng lại gặp khó khăn trong giao tiếp. Họ mong muốn được là một phần của tập thể nhưng lo âu xã hội không cho phép họ làm điều đó, việc gạt nỗi sợ hãi để cảm thấy thoải mái trong các tình huống xã hội là một điều không dễ dàng.

Họ có thể không muốn đi đâu một mình

   Để giúp đối phó với sự lo lắng trong các tình huống xã hội, những người hướng ngoại bị lo âu xã hội thường tham dự các sự kiện xã hội với những người mà họ quen biết và không muốn đi một mình.

 

Người hướng ngoại kiểm soát rối loạn lo âu xã hội như thế nào?

   Nếu bạn là người hướng ngoại và bị rối loạn lo âu xã hội, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

Cởi mở với bạn bè và gia đình

   Bạn nên tâm sự với những người thân thiết như bạn bè và gia đình về vấn đề tâm lý của mình. Điều này sẽ giúp cho người khác có thể nắm được tình trạng của bạn và hỗ trợ bạn những lúc cần thiết, tránh cho việc bạn phải một mình đối diện với căn bệnh này.

 

Cởi mở với người thân thiết về tình trạng bệnh của mình.

Cởi mở với người thân thiết về tình trạng bệnh của mình.

 

Chấp nhận những gì bạn không thể kiểm soát

   Rối loạn lo âu xã hội ở người hướng ngoại có thể bắt nguồn từ mong muốn luôn kiểm soát được những gì đang diễn ra xung quanh. Ví dụ như bạn mong muốn người khác sẽ nghĩ tốt về mình, cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi ở cạnh bạn.

    Vì vậy, bạn hãy chấp nhận rằng bạn không thể điều chỉnh được tâm trạng của những người xung quanh cũng như những gì mà họ nghĩ về mình. Nhận thức được điều này có thể giúp bạn giải phóng bản thân khỏi gánh nặng lo lắng và giảm bớt áp lực mà bạn tự đặt ra cho mình.

Quản lý những suy nghĩ tiêu cực

   Bệnh nhân bị rối loạn lo âu xã hội thường có những suy nghĩ sai lệch, tiêu cực về bản thân và những gì diễn ra xung quanh. Để khắc phục điều này, bạn cần chú ý đến những suy nghĩ sai lệch đang ngày ngày nảy ra trong đầu bạn và thử điều chỉnh chúng thành một suy nghĩ đúng đắn hơn.

Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp

   Nếu bạn nhận thấy chứng lo âu xã hội ngày càng trở nên tồi tệ hơn hoặc nó ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày của bạn, bạn có thể cân nhắc nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý.

   Như vậy, người hướng ngoại cũng có nguy cơ bị rối loạn lo âu xã hội và nó chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu của căn bệnh này, hãy thử áp dụng các biện pháp trong bài để cải thiện nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Các triệu chứng do rối loạn lo âu cần biết

Rối loạn lo âu là bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị càng sớm càng tốt.  Và việc nhận biết được các triệu chứng rối loạn lo âu (được trình bày chi tiết trong bài viết này) sẽ giúp người bệnh khám và điều trị kịp thời. Cùng theo dõi ngay nhé!

Các cách giúp bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội giao tiếp và hòa nhập

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu các biện pháp giúp người bệnh rối loạn lo âu xã hội giao tiếp và hòa nhập!

Top 7 cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản và hiệu quả

Học cách chia sẻ với người khác, kiểm soát stress, viết nhật ký… là những cách giúp bạn vượt qua rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị?

Chúng tôi biên soạn bài viết này với mục tiêu giúp bạn đọc có được đầy đủ thông tin về chứng rối loạn lo âu. Chỉ với 10 phút theo dõi nội dung sau đây, bạn sẽ biết được rối loạn lo âu là gì, các phân loại của bệnh, triệu chứng, bài test kiểm tra và cách điều trị. Cùng theo dõi ngay nhé!

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Người bị rối loạn lo âu xã hội sẽ thấy sợ và lo lắng khi bị nhận xét, đánh giá hoặc trước khi diễn ra 1 sự kiện nào đó, khi ở nơi đông người
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

    Ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp cũng là ngày tôi phát hiện ra mình có bầu, đám cưới của chúng tôi đã diễn ra sau đấy không lâu. Nhưng đó mới là lúc bi kịch của cuộc đời tôi bắt đầu.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi