Vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta đều biết, béo phì thường là khởi nguồn của các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng này còn tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm lý, điển hình là trầm cảm. Vậy vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

 

Vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

Vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

 

Bệnh trầm cảm là như thế nào?

   Trầm cảm (Depression) là bệnh lý rối loạn tâm trạng thường gặp, đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, chán nản, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh.

   Người trầm cảm thường tự cô lập bản thân, tránh các mối quan hệ xã hội. Về thể chất, người bệnh còn bị vã mồ hôi, tim đập nhanh, tay lạnh, đau đầu, đau mỏi cổ, đau thắt lưng, cảm giác kim châm, kiến bò trên da…

   Bất kỳ ai cũng có thể bị trầm cảm. Thế nhưng, những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:

  • Người về hưu: Do lo lắng bệnh tật, bị lừa tiền, sốc tâm lý sau khi nghỉ việc…
  • Phụ nữ sau sinh: Do nội tiết tố thay đổi, mâu thuẫn với chồng, mẹ chồng…
  • Lứa tuổi học đường: Do bị bạo lực học đường, áp lực học tập…
  • Tuổi trung niên: Bị ngoại tình, áp lực tiền bạc, mất người thân…

   Ngoài các đối tượng trên, những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

 

Vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

   Béo phì là tình trạng cơ thể tích trữ mỡ quá mức. Theo Bộ Y tế, người được xem là béo phì khi có chỉ số khối cơ thể (BMI tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao) trên 25, BMI trên 35 được coi là béo phì mức độ trầm trọng.

   Theo phân tích tổng hợp 8 nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều giữa trầm cảm và béo phì, do Liên đoàn phẫu thuật béo phì thế giới (IFSO) công bố, người béo phì có nguy cơ trầm cảm tăng 55% theo thời gian.

   Một nghiên cứu khác cho thấy, giới nữ ở tuổi vị thành niên bị béo phì có nguy cơ mắc chứng trầm cảm nặng tăng gần 4 lần.

   Nguyên nhân khiến người béo phì dễ bị trầm cảm chủ yếu từ thân hình quá khổ gây ra, cụ thể:

  • Tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình, nhất là khi họ bị trêu chọc, xa lánh.
  • Dễ mắc các bệnh lý chuyển hóa: Tiểu đường, mỡ máu, ngủ ngáy, chứng ngưng thở khi ngủ… càng gây lo lắng.

 

 Người béo phì thường tự ti với vẻ bề ngoài của họ

Người béo phì thường tự ti với vẻ bề ngoài của họ

 

   Chẳng hạn như câu chuyện của chị Trang, 30 tuổi, ở Hà Nội. Chị tăng cân mất kiểm soát từ sau sinh con thứ hai. Khi Covid-19 bùng phát, chị phải ở nhà, chăm sóc con nhỏ, mọi thói quen sinh hoạt đều bị đảo lộn. Chị không tập thể dục, cân nặng dư 30kg so với tiêu chuẩn. Khi lên 82kg, chị dễ nổi cáu, luôn mệt mỏi, không tập trung và rối loạn giấc ngủ.

   Béo phì khiến chị mắc nhiều bệnh lý như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, ngủ ngáy, nguy hiểm là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Chị mặc cảm ngoại hình, không còn hứng thú và động lực sống, thậm chí có ý định tự tử.

   Cũng như chị Trang, gần đây Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân béo phì tên Thủy (35 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Theo chia sẻ, chị Thủy luôn có cảm giác mặc cảm, tự ti với cơ thể của mình. Trong 3 tháng gần đây, chị thường có cảm giác lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt, ăn uống mất kiểm soát và thường xuyên mất ngủ.

   Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán chị Thủy bị rối loạn lo âu, trầm cảm do tình trạng béo phì. Bên cạnh đó, chị còn mắc thêm các bệnh nền nguy hiểm khác như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.

   Chưa dừng lại ở đó, trầm cảm đôi khi còn tác động ngược, khiến tình trạng béo phì càng tồi tệ hơn.

 

Một số người bệnh trầm cảm càng tăng cân nhiều hơn

   Phân tích của Liên đoàn phẫu thuật béo phì thế giới (IFSO) còn cho biết, những người bị trầm cảm cũng tăng 58% nguy cơ béo phì. Nguyên nhân là do:

  • Tác động của hormone: Suy nghĩ tiêu cực sẽ kích thích cơ thể sản xuất hormone cortisol, làm tăng đường huyết và insulin trong cơ thể. Hậu quả của tình trạng này là gây tích trữ chất béo.
  • Cảm giác đói: Stress còn khiến cơ thể sản xuất hormone ghrelin tạo cảm giác đói. Theo đó, người bệnh thèm ăn liên tục và ăn nhiều hơn, đặc biệt là các loại đồ ngọt, chất béo.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Người bệnh trầm cảm thường ăn quá nhiều hoặc ăn những loại thức ăn không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ béo...

 

Trầm cảm lại khiến người bệnh ăn nhiều hơn

Trầm cảm lại khiến người bệnh ăn nhiều hơn

 

   Tất cả những điều trên đều dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì ở người bệnh trầm cảm. Mà khi cân nặng tăng lên, tâm trạng họ lại càng tồi tệ hơn.

 

Giải pháp nào cho người béo phì bị trầm cảm?

   Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người béo phì là do thân hình quá khổ, khiến họ tự ti, mặc cảm. Bởi vậy, giảm cân là chìa khóa để phá vỡ căn bệnh này.

   Biện pháp được lựa chọn chủ yếu là trị liệu tâm lý. Các chuyên gia sẽ xây dựng kế hoạch điều trị và mục tiêu rõ ràng, tạo niềm tin cho người bệnh. Họ giúp người béo phì nhận ra suy nghĩ sai lệch, thay đổi lại hành vi ăn uống, từ đó cải thiện song song cả 2 vấn đề.

   Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc tây y có tác dụng gây chán ăn và các thuốc an thần, chống trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc tây y an thần, chống trầm cảm thường gây nhiều tác dụng phụ. Một số trường hợp người bệnh dùng thuốc còn thấy cân nặng tăng nhanh hơn, do thuốc gây tích nước. Khi cân nặng tăng, người bệnh lại trở nên lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, khiến bệnh trầm cảm càng tồi tệ -> người bệnh lại được tăng liều thuốc tây, từ đó dẫn tới một vòng luẩn quẩn, khó mà thoát ra được. Vì vậy, bác sĩ thường sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi chỉ định thuốc tây cho người bệnh và giám sát chặt chẽ để hạn chế những tác dụng phụ xảy đến, khi cần thiết phải đổi thuốc. Ngược lại, bản thân người bệnh cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của nhà trị liệu, tránh tác dụng không mong muốn xảy ra.

   Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thu nhỏ dạ dày cho người bệnh có:

  • BMI trên 35
  • Béo phì kết hợp tiểu đường, cao huyết áp
  • BMI 27-30 có kèm tiểu đường tuýp 2

   Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là biện pháp tạm thời. Điều quan trọng là người bệnh cần chủ động thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt bằng cách:

  • Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột…
  • Tích cực bổ sung chất xơ, dinh dưỡng từ rau củ quả tươi.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày kết hợp phơi nắng vào buổi sáng.
  • Giải tỏa suy nghĩ tiêu cực ra những trang giấy trắng hoặc tâm sự với người có thể tin tưởng được như bạn bè, người thân
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain để cải thiện tâm trạng: BoniBrain là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, các axit amin và vi chất trong tự nhiên, rất an toàn, không gây tác dụng phụ hay tích nước, tăng cân như thuốc tây y. Chúng giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là dopamine và serotonin, giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng, buồn rầu, mang lại cảm giác sảng khoái, hạnh phúc cho người bệnh. Hơn nữa, BoniBrain còn tạo động lực giúp bạn thực hiện mục tiêu giảm cân tốt hơn.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm. Nếu đang gặp tình trạng này mà không biết chia sẻ với ai, bạn hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ giúp đỡ bạn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các biện pháp điều trị bệnh trầm cảm hiện nay thường là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc tây y. Tùy từng mức độ bệnh, chuyên gia tâm lý sẽ chỉ định biện pháp phù hợp...

Nỗi lòng thầm kín của người bệnh ung thư

Khi phải đối mặt với bệnh ung thư, tâm lý người bệnh đa phần đều bàng hoàng, sốc, không chấp nhận sự thật. Họ vừa cảm thấy đau buồn cho bản thân, vừa cố gắng kìm nén tâm trạng để giấu gia đình, người thân.

Khám bệnh trầm cảm ở đâu là tốt? Top 5 bệnh viện uy tín tại Hà Nội

Khám bệnh trầm cảm ở đâu là tốt? Top 5 bệnh viện uy tín tại Hà Nội

Chăm sóc người bị trầm cảm tại nhà bằng cách nào?

Cách chăm sóc người bị trầm cảm tại nhà gồm có tìm hiểu về tình trạng bệnh của họ, dành thời gian lắng nghe, trò chuyện, kiên nhẫn với họ và...

Bí quyết để luôn yêu đời khi các con rời tổ ấm!

Chị Trần Thị Ngọc Hà - 50 tuổi, trú tại số 219, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi