Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn trầm cảm dai dẳng là một trong các dạng trầm cảm thường gặp. Bệnh nhân có các triệu chứng ở mức độ nhẹ và vừa nhưng kéo dài mãn tính. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về loại trầm cảm này: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị.

 

Rối loạn trầm cảm dai dẳng.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng.

 

Rối loạn trầm cảm dai dẳng là gì?

   Rối loạn trầm cảm dai dẳng là một dạng của trầm cảm, có tên khác là trầm cảm mãn tính hoặc trầm cảm kinh niên. Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm như buồn bã, chán nản, bi quan,.... ở mức độ nhẹ và vừa trong tối thiểu 2 năm.

   Tuy rằng các triệu chứng không nghiêm trọng như rối loạn trầm cảm nặng nhưng kéo dài khiến người bệnh khó cảm nhận được trọn vẹn cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Người bệnh trầm cảm thường bị đánh giá là người u ám, ảm đạm, hay buồn chán, phàn nàn hoặc thờ ơ, lạnh nhạt. Điều này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ của người bệnh.

 

Triệu chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng

   Bệnh nhân bị trầm cảm dai dẳng thường có các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên cảm thấy chán nản, buồn bã, ủ rũ, đầu óc trống rỗng.
  • Cảm thấy thất vọng về bản thân, cho rằng mình vô dụng và tự đổ lỗi.
  • Không còn hứng thú đối với các sự kiện, hoạt động xảy ra xung quanh. Ngay cả những điều mà bản thân đã từng rất yêu thích trước kia.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn làm bất cứ việc gì.
  • Mất tập trung, suy giảm sự chú ý, khó khăn trong việc đưa ra quyết định hay lựa chọn, dù là những việc đơn giản.
  • Trí nhớ bị suy giảm nhanh chóng, hay quên, không có khả năng ghi nhớ hoặc rất kém.
  • Lòng tự trọng thấp, có xu hướng tự thu hẹp bản thân và không muốn giao tiếp hay trò chuyện với bất kỳ ai.
  • Lười vận động, di chuyển chậm chạp, giảm hiệu suất làm việc.
  • Lo lắng, căng thẳng quá mức.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều nhưng vẫn cảm thấy người lờ đờ, mệt mỏi.
  • Thay đổi khẩu vị ăn uống, có thể chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc thèm ăn không kiểm soát. Do đó, họ có thể bị thay đổi cân nặng, tăng cân hoặc giảm cân.

   Người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng thường có các triệu chứng trầm cảm trong phần lớn thời gian mỗi ngày trong nhiều năm. Điều này khiến chính bệnh nhân cũng tin rằng bản chất của họ là một con người bi quan, buồn bã hoặc lạnh nhạt chứ không phải do vấn đề tâm lý. Vì vậy, nhiều bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng không biết bản thân mình đang bị bệnh.

 

Người bệnh chán nản, buồn bã trong nhiều năm.

Người bệnh chán nản, buồn bã trong nhiều năm.

 

   Ở trẻ em, các triệu chứng của rối loạn trầm cảm dai dẳng là tâm trạng chán nản, thiếu kiên nhẫn, thường xuyên cáu gắt hoặc tức giận. Trẻ em và thanh thiếu niên có các triệu chứng trên ít nhất một năm sẽ được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm dai dẳng.

 

Nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm dai dẳng

   Giống như các dạng trầm cảm khác, nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh là:

  • Tác động của môi trường xung quanh: Bệnh trầm cảm dai dẳng có thể khởi phát khi bệnh nhân gặp các biến cố nào đó như mất người thân, phá sản, thất nghiệp, mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc kéo dài,…..
  • Di truyền: Bệnh lý trầm cảm nói chung và trầm cảm dai dẳng nói riêng có sự tác động của các yếu tố di truyền. Cụ thể: Theo nghiên cứu, những người có người thân trong gia đình bị trầm cảm thì có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi.
  • Sự thay đổi của các chất hóa học bên trong não: Sự thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ cũng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm cũng như rối loạn trầm cảm dai dẳng. Đặc biệt Dopamine, Norepinephrine và Serotonin chính là ba chất có liên quan trực tiếp đến căn bệnh này.

 

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm dai dẳng

   Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần phiên bản thứ 5 (DSM-5), bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn trầm cảm dai dẳng khi có tâm trạng chán nản trong hầu hết các ngày trong ít nhất 2 năm. Ngoài ra, bệnh nhân phải có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:

  • Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Mệt mỏi.
  • Lòng tự trọng thấp.
  • Khó tập trung, suy nghĩ và đưa ra quyết định.
  • Tuyệt vọng.

   Các triệu chứng phải kéo dài từ hai năm trở lên, ảnh hưởng trong hầu hết các ngày và không ngừng trong thời gian dài hơn 2 tháng.

 

Điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng

   Bệnh lý trầm cảm dai dẳng tuy không nghiêm trọng như rối loạn trầm cảm nặng nhưng khó điều trị hơn do thường không được phát hiện sớm. Các biện pháp thường được sử dụng là:

Tâm lý trị liệu

   Liệu pháp tâm lý thực chất là một trong những biện pháp chính được khuyến khích cho người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng. Các trường hợp bệnh nhẹ hoặc những đối tượng đặc biệt (trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ) sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý để đảm bảo an toàn.

   Theo đó, các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện với người bệnh để tìm được những vướng mắc trong tâm trí người bệnh, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho từng người.

   Hơn thế, các chuyên gia còn hướng dẫn cho người bệnh cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình, cách xử lý và đối mặt với khó khăn, trở ngại, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát về sau.

>>> Xem thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia trị liệu tâm lý đầu tiên.

 

 Tâm lý trị liệu được ưu tiên trong các trường hợp nhẹ.

Tâm lý trị liệu được ưu tiên trong các trường hợp nhẹ.

 

Điều trị bằng thuốc

   Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm dai dẳng biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc để kết hợp cùng một số loại thuốc chống trầm cảm.

Một số loại thuốc thường được áp dụng để cải thiện chứng bệnh này như:

   Tuy nhiên, các loại thuốc này không có khả năng điều trị dứt điểm tận gốc rễ của bệnh mà chỉ giúp kiểm soát triệu chứng. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm cũng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng mặc dù nguy hiểm nhưng hầu hết đều sẽ được điều trị tại nhà chứ chưa đến mức phải điều trị nội trú ở bệnh viện. Do đó, bệnh nhân và người nhà nên lưu ý các biện pháp hỗ trợ điều trị sau:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Người bệnh nên chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho não bộ. Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, thuốc lắc, trà đặc.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tinh thần.
  • Ngủ đủ giấc: Người trưởng thành nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và tập thói quen ngủ trước 23 giờ.
  • Chủ động chia sẻ, trò chuyện với mọi người xung quanh. Khi cảm thấy mệt mỏi, bế tắc bạn có thể tâm sự cùng với người thân của mình để giải tỏa nỗi lòng.
  • Tìm kiếm những hoạt động thư giãn lành mạnh phù hợp với sở thích của bản thân như vẽ tranh, ca hát, đọc sách, xem phim, chăm sóc cây cảnh, nghe nhạc, bơi lội, yoga, thiền….
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ: Nhờ các thành phần từ thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất, BoniBrain giúp làm tăng cường hormone hạnh phúc serotonin và dopamin trong cơ thể, cải thiện các triệu chứng chán nản, lo âu, căng thẳng, buồn rầu, mất ngủ, tạo cảm giác dễ chịu, hạnh phúc cho bệnh nhân rối loạn trầm cảm dai dẳng.

 

BoniBrain của Mỹ giúp cải thiện triệu chứng của trầm cảm dai dẳng.

BoniBrain của Mỹ giúp cải thiện triệu chứng của trầm cảm dai dẳng.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn trầm cảm dai dẳng. Căn bệnh này có thể tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm nếu người bệnh không nhanh chóng phát hiện và có hướng điều trị đúng cách. Nếu có gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Nguyên nhân nào khiến mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng phổ biến ở cả người trẻ và người cao tuổi

Hiện nay, theo thống kê của Bộ y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, tương đương khoảng 15 triệu người. Các nhà nghiên cứu cho biết, con số này thực tế còn cao hơn và có xu hướng gia tăng từng ngày, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi và người trẻ đang trong độ tuổi lao động.

Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thông thường khi mắc bệnh tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc hỗ trợ. Thế nhưng, nhiều trường hợp người bệnh không thừa nhận bản thân mắc bệnh, không chịu uống thuốc.

Những đối tượng dễ bị rối loạn lo âu, trầm cảm hiện nay

Rối loạn lo âu, trầm cảm là những căn bệnh về tâm lý, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên các chuyên gia đã nhận thấy rằng, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.

Tham gia vào hội nhóm trầm cảm - Nên hay không?

Tham gia vào hội nhóm trầm cảm - Nên hay không?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi