Các cách giúp bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội giao tiếp và hòa nhập

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn lo âu xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Người bệnh thường cảm thấy sợ hãi, lo lắng quá mức trước các tình huống cần phải giao tiếp xã hội. Ngay cả khi đã kiểm soát căn bệnh, họ vẫn không biết cách làm sao để trò chuyện, hòa nhập với mọi người. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu các biện pháp giúp người bệnh rối loạn lo âu xã hội giao tiếp và hòa nhập!

 

Bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội làm thế nào để giao tiếp?

Bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội làm thế nào để giao tiếp?

 

Tìm hiểu chung về rối loạn lo âu xã hội

   Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder – SAD) còn được biết đến tên gọi khác là ám ảnh sợ xã hội. Đây là một dạng của rối loạn lo âu.

   SAD đặc trưng bởi tình trạng lo âu và sợ hãi quá mức trước các tình huống xã hội thông thường (nói chuyện trước đám đông, nói chuyện qua điện thoại, hẹn hò, ăn uống ở nơi công cộng, gặp người lạ,…). Tâm lý này thường bắt nguồn từ suy nghĩ về việc hành vi của bản thân sẽ bị người khác quan sát và phê bình. Người mắc hội chứng sợ xã hội có xu hướng né tránh các tình huống xã hội vì luôn có cảm giác sợ hãi và căng thẳng thường trực.

   Một số tình huống xã hội người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội có xu hướng né tránh:

  • Đi học hoặc đi làm
  • Tham gia các buổi tiệc có nhiều người lạ
  • Tương tác và trò chuyện với người lạ
  • Sợ/ né tránh giao tiếp bằng mắt
  • Rất khó khăn và luôn có xu hướng né tránh việc bắt đầu các cuộc trò chuyện
  • Hẹn hò
  • Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
  • Ăn uống trước mặt người khác – đặc biệt là những người không quen biết

   Rối loạn lo âu xã hội thường bùng phát sau khi bị căng thẳng, sang chấn tâm lý quá mức. Việc né tránh những tình huống xã hội sẽ tạo cảm giác thoải mái và giảm đi sự lo âu, sợ hãi cho người bệnh. Nhưng về lâu dài, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

 

Một số cách giúp người bị rối loạn lo âu xã hội

   Dưới đây là một số điều bạn có thể áp dụng:

Bắt đầu bằng những bước nhỏ

   Trong những thời gian đầu, bạn chưa cần phải giao tiếp hoặc tham gia vào nhóm quá đông người ngay. Để làm quen dần dần, bạn nên thử giao tiếp và gặp gỡ với một nhóm nhỏ 2 - 3 người. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, không quá sợ hãi hay lo lắng.

   Trong trường hợp bạn đang ở một nhóm quá nhiều người thì cũng đừng lo. Bạn hãy tạo nhóm nhỏ cho chính mình bằng cách bắt chuyện với một - hai người nào đó xung quanh hoặc người bạn đã quen biết trước.

Sử dụng “thần chú”

   Bạn hãy thử nghĩ một câu “thần chú”để nói với bản thân khi cảm thấy căng thẳng. Đó có thể là một cụm từ như “Bình tĩnh, mình nên bình tĩnh”, hoặc “Thư giãn, thư giãn nào.”

   Ngoài ra, những lúc cảm thấy quá lo lắng, căng thẳng, bạn hãy hít sâu và thở chậm. Việc này giúp hệ thần kinh bình tĩnh và bạn có thể thoát ra khỏi trạng thái khủng hoảng, lo lắng ở chỗ đông người.

Tránh lạm dụng các chất gây nghiện

   Một số người  tìm đến rượu bia, thuốc lá hoặc các loại ma túy để tăng sự dũng cảm, giảm bớt tình trạng lo âu xã hội. Tuy nhiên thực tế thì không phải như vậy, việc lạm dụng các chất gây nghiện sẽ khiến bạn mất kiểm soát khi giao tiếp với mọi người, làm tình trạng lo âu xã hội càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tự chăm sóc bản thân

   Nếu bạn bị rối loạn lo âu xã hội, việc tương tác xã hội sẽ lấy đi rất nhiều năng lượng của bạn. Do đó, việc duy trì năng lượng rất quan trọng, dưới đây là một số gợi ý:

  • Nấu một bữa ăn bổ dưỡng, lành mạnh với những món ăn bạn yêu thích.
  • Làm những việc mà bạn thích thú để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn như: xem một bộ phim, nghe nhạc, đi dạo, tắm nước ấm,...
  • Ngủ đủ giấc.
  • Massage.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ để tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi, căng thẳng, lo âu. BoniBrain có thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất giúp làm tăng hormon hạnh phúc serotonin và dopamin giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu mà không để lại tác dụng phụ.

 

BoniBrain của Mỹ giúp cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, tăng cường năng lượng.

BoniBrain của Mỹ giúp cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, tăng cường năng lượng.

 

Các mẹo giao tiếp cho người bị rối loạn lo âu xã hội

  Giao tiếp là một kỹ năng, bạn càng làm nhiều thì bạn càng tiến bộ. Dưới đây là một số mẹo giao tiếp dành cho bạn:

Đừng ngại bắt đầu cuộc trò chuyện

   Nếu không có ai bắt chuyện với bạn, bạn đừng ngại chủ động mở lời trước. Bạn có thể nói chuyện với ai đó khi đang đứng xếp hàng, bởi khả năng cao là bạn sẽ phải đứng đó trong vài phút trước khi cả hai có thể rời đi chỗ khác. Việc bắt chuyện lúc này sẽ dễ dàng hơn.

   Để không phải bối rối, bạn nên chuẩn bị sẵn một vài ý tưởng. Nhiều người hay bắt chuyện liên quan đến thời tiết, thời sự, tin tức hoặc môi trường xung quanh. Ví dụ: Nếu đang ở công viên, bạn có thể nói, “Trước giờ tôi chưa từng thấy công viên này đông dữ vậy!”

   Nếu người khác không đáp lại bạn thì cũng đừng lo. Một số người lạ thường không để ý gì đến nhau ở những nơi công cộng, nhưng hầu hết chúng ta đều trở nên tích cực hơn sau khi tương tác với người khác. Vậy nên, bạn hãy cố gắng kết nối với người khác, điều này sẽ giúp bạn mạnh dạn hơn đó.

Hãy lịch sự

   Nếu bạn muốn bắt chuyện, hoặc tham gia một cuộc trò chuyện, hãy chú ý:

  • Không chen ngang, ngắt lời khi ai đó đang nói.
  • Nói chuyện bằng âm lượng giọng nói phù hợp với môi trường xung quanh (nếu bạn ở trong nhà, hãy nói giọng vừa phải đủ để nghe ở không gian này).
  • Tránh xem điện thoại hoặc nhìn đi chỗ khác khi bản thân hoặc ai đó đang nói.
  • Duy trì giao tiếp bằng mắt để người khác hiểu được bạn đang lắng nghe.

 

Tránh xem điện thoại hoặc nhìn chỗ khác khi giao tiếp.

Tránh xem điện thoại hoặc nhìn chỗ khác khi giao tiếp.

 

Đặt những câu hỏi mở

   Để cuộc trò chuyện kéo dài hơn, thay vì những câu hỏi đóng chỉ cần trả lời “có/ không”, bạn nên đặt những câu hỏi mở.

Ví dụ:

  • Câu hỏi đóng: “ Bạn có thích uống cà phê sữa không?” - Người kia sẽ trả lời là có hoặc không, như vậy bạn sẽ không biết phải nói gì tiếp theo.
  • Câu hỏi mở: “Bạn thích loại đồ uống gì vậy?” - Người kia sẽ trả lời loại đồ uống họ yêu thích và bạn có thể dựa trên câu trả lời này để tiếp tục cuộc trò chuyện. Như vậy thì cuộc trò chuyện sẽ tự nhiên, trôi chảy hơn.  

Đừng suy nghĩ quá nhiều

Bạn hãy tập trung vào cuộc trò chuyện, cố gắng đừng suy nghĩ quá nhiều như “Mình nghĩ họ không thích mình đâu”, hoặc “Mình cảm thấy nãy giờ mình nói chuyện thật ngớ ngẩn”. Nếu thấy mình đang bắt đầu có những suy nghĩ như vậy, bạn hãy hít thở sâu và tập trung lại vào những gì người kia đang nói.

   Mỗi cuộc trò chuyện là một cơ hội để luyện tập. Bạn hãy tránh những cái bẫy của chủ nghĩa cầu toàn, không ai có thể giao tiếp xuất sắc ngay từ đầu.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể

   Người bị rối loạn lo âu xã hội thường không để ý đến ngôn ngữ hình thể. Điều này có thể khiến người khác nghĩ rằng họ lơ đãng hoặc không chú tâm vào cuộc trò chuyện.

   Một số sai lầm họ thường mắc phải là:

  • Không thể duy trì giao tiếp bằng mắt.
  • Nói quá nhỏ nhẹ, quá nhanh hoặc bằng tông giọng thiếu chắc chắn.
  • Đứng cách quá xa.
  • Mỉm cười quá ít hoặc quá nhiều.
  • Buông thõng vai hoặc khoanh tay.
  • Nhìn xuống.

 

Chú ý duy trì giao tiếp bằng mắt.

Chú ý duy trì giao tiếp bằng mắt.

 

   Nhận thức ngôn ngữ cơ thể về lâu dài sẽ rất có ích. Bạn có thể giao tiếp tốt hơn với mọi người đơn giản chỉ qua tiếp xúc bằng mắt, mỉm cười nhẹ nhàng và đứng thẳng.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các mẹo để giao tiếp tốt hơn khi bị rối loạn lo âu xã hội. Bạn hãy nhớ, trong giao tiếp, sai sót là điều không tránh khỏi, bạn không cần quá dằn vặt về điều đó.  Nếu có gì cần được tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về trị liệu âm nhạc chữa lành tâm lý

 Âm nhạc như một món ăn tinh thần, giúp chúng ta thư giãn, yêu đời và xả stress hiệu quả. Tận dụng lợi ích đó, ngành y đã áp dụng liệu pháp âm nhạc để chữa lành tâm lý.

Liệu pháp gia đình là gì? Phân loại và các kỹ thuật ứng dụng

Khi bị rối loạn lo âu, trầm cảm vì nguyên nhân từ cha mẹ như quá nghiêm khắc hoặc bỏ rơi con cái…, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp gia đình.

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Khi con cái ương bướng, nghịch dại, cha mẹ sẽ la mắng, quát tháo. Mục đích của việc này chủ yếu là muốn bé nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thường xuyên la mắng trẻ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già: Cẩn trọng những hệ lụy nguy hiểm

Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già: Cẩn trọng những hệ lụy nguy hiểm
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Tôi đau đớn đi trình báo công an nhưng khả năng lấy lại được tiền là rất thấp bởi công an bảo hầu hết các máy chủ đều ở nước ngoài do người nước ngoài quản lý, đã rất nhiều người bị lừa như tôi.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi