Tưởng đau tim, hóa ra trầm cảm nặng

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngoài dấu hiệu về tâm lý, bệnh trầm cảm còn gây nhiều triệu chứng về thể chất như loạn nhịp tim, mất ngủ, hồi hộp, người mệt mỏi… Chúng khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch khác. Theo đó, họ đi thăm khám, điều trị không đúng bệnh, khiến các triệu chứng ngày càng tồi tệ hơn.

 

Tưởng đau tim, hóa ra trầm cảm nặng

Tưởng đau tim, hóa ra trầm cảm nặng

 

Tưởng đau tim, hóa ra trầm cảm nặng

   Đó là câu chuyện của bà Vân (50 tuổi, ở TP HCM). Hơn 20 năm qua, bà thường xuyên rơi vào trạng thái hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, mất ngủ. Thế nhưng khi đi khám, làm các xét nghiệm liên quan, bà nhận được kết quả cơ thể bình thường.

   Bà phải điều trị nhịp tim nhanh bằng thuốc tây y. Nếu ngủ được thì bà thấy ổn nhưng khi mất ngủ, bà lại có cơn hồi hộp, tim đập nhanh. Mỗi lần lên cơn như vậy, bà cảm giác như “sắp chết đến nơi”, phải nhập viện ngay.

   Hơn 20 năm điều trị nhưng bệnh tình ngày càng xấu. Bác sĩ nhận định bà bị trầm cảm do lo âu, căng thẳng nên kích hoạt nhịp tim, đề nghị đi khám ở chuyên khoa Tâm - Thần kinh. Tuy nhiên, bà không khám, cho rằng mình không có vấn đề gì về tâm lý.

   Thời gian gần đây, tần suất những cơn đau tim gia tăng, bà phải vào bệnh viện liên tục. Lúc này, bà mới đồng ý đến bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để thăm khám. Sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy bà bị trầm cảm nặng.

   Trầm cảm nói riêng hay bệnh tâm lý nói chung là nguyên nhân sâu xa gây hồi hộp, tim đập nhanh. Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm, Đơn vị Tâm thần kinh - Khoa Nội, Bệnh viện FV phân tích, cần phải điều trị nguyên nhân chứ nếu chỉ giải quyết phần ngọn thì triệu chứng bệnh không thể hết.

   Bà Vân được kê thuốc uống đúng bệnh. Chỉ sau 2 liều, tình trạng của bà đã cải thiện. Lúc này, bà mới thừa nhận trước đó, bản thân thường xuyên suy nghĩ tới cái chết.

   Bà tiếp tục được kê thuốc với liều tấn công trong năm đầu tiên và dùng thuốc duy trì để hạn chế tái phát. Đến nay, sức khỏe của bà đã ổn định, không còn các cơn đánh trống ngực, hồi hộp.

 

Bệnh trầm cảm tác động đến hệ tim mạch như thế nào?

Bệnh trầm cảm tác động đến hệ tim mạch như thế nào?

 

Bệnh trầm cảm tác động đến hệ tim mạch như thế nào?

   Các chuyên gia thấy rằng, những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (CAD) cao hơn 64% so với người bình thường. Nó tác động đến tim mạch theo các cơ chế bao gồm:

  • Tâm lý người bệnh trầm cảm luôn buồn bã, lo lắng, stress khiến cơ thể tăng sinh hormone cortisol, adrenalin, noradrenalin. Các chất trung gian hóa học này dễ gây tổn thương nội mạch, đẩy nhanh quá trình lão hóa và xơ vữa mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp tim, các phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Tâm trạng buồn bã còn kích thích cơ thể tăng tổng hợp protein phản ứng C. Bình thường, chất này chỉ xuất hiện khi cơ thể có phản ứng viêm nhiễm. Chúng kích hoạt hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể làm nhiệm vụ thực bào, bắt giữ và loại bỏ các tác nhân có hại. Ở người bệnh trầm cảm, cơ thể không bị viêm nhưng protein phản ứng C vẫn xuất hiện. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tâm lý tiêu cực của người bệnh trầm cảm tác động tới các tế bào tiểu cầu, khiến chúng kết tụ lại với nhau, tạo cục máu đông. Điều này dễ gây tắc nghẽn động mạch.
  • Người bệnh trầm cảm thường xuyên bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch.
  • Một số người bệnh trầm cảm có xu hướng lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, chế độ ăn uống lại không khoa học. Chúng đều có hại đến sức khỏe tim mạch.

   Có thể thấy, bệnh trầm cảm tác động theo nhiều cơ chế khác nhau đến tim mạch. Bởi vậy mà nhiều người thường mắc song song cả hai bệnh, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Đáng ngại là bệnh trầm cảm đang ngày càng phổ biến ở nước ta.

 

Bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến

Bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến

 

Bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu ngày càng phổ biến ở nước ta

   Theo thống kê của Bộ Y tế công bố tháng 8/2023, mỗi năm ở nước ta, gần 15 triệu người mắc các chứng rối loạn tâm thần thường gặp. Trong đó, bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu đứng top đầu với 5.4% dân số. Chỉ số này có nghĩa là cứ 7 người thì có một người bị bệnh.

   Hầu hết những người mắc trầm cảm không được thăm khám hoặc chữa trị không đúng cách. Nguyên nhân chủ yếu do bản thân người bệnh không phát hiện hoặc không chấp nhận mình mắc trầm cảm. Đồng thời, sự hiểu biết về các bệnh tâm lý ở nước ta còn kém. Nhiều trường hợp chối bỏ bệnh trầm cảm như câu chuyện bà Vân ở phần trên. Có trường hợp khác muốn thăm khám tâm lý nhưng người nhà nói “làm quá”.

   Trầm cảm là căn bệnh phổ biến và có nhiều dấu hiệu nhận biết đa dạng. Người bệnh thường mang khí sắc trầm buồn, mất hứng thú, động lực trong cuộc sống. Họ tự cô lập bản thân với mọi người xung quanh, suy nghĩ tiêu cực mọi việc. Khi bệnh trở nặng, họ thường nảy sinh ý nghĩ và hành vi tự tử.

   Thực tế, nếu trầm cảm được phát hiện sớm, căn bệnh này có thể kiểm soát được.

 

Mắc bệnh trầm cảm phải làm sao?

Mắc bệnh trầm cảm phải làm sao?

 

Mắc bệnh trầm cảm phải làm sao?

   Các biện pháp điều trị bệnh trầm cảm phổ biến hiện nay là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc tây y nếu cần thiết. Tùy từng trường hợp cụ thể, các chuyên gia, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia, bạn nên thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học bằng cách:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và tắm nắng mỗi ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung nhiều rau củ quả; hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, chất béo, tinh bột, thức ăn nhanh.
  • Chú ý đến chất lượng giấc ngủ, cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc và cân bằng tâm trạng thật tốt. Khi có căng thẳng, bạn nên thư giãn tinh thần bằng cách: Thiền, yoga, viết nhật ký, trồng cây, nuôi thú cưng…
  • Chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người bên cạnh. Việc nói ra được những khúc mắc, nỗi lo lắng trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng hơn. Đôi khi những người xung quanh cũng sẽ dành cho bạn những lời động viên, lời khuyên bổ ích.
  • Sử dụng BoniBrain để kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như các thảo dược, các acid amin, vitamin và khoáng chất có tác dụng làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng, người bệnh cảm thấy vui vẻ hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, ngủ ngon hơn...

   Như vậy, triệu chứng bệnh trầm cảm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bạn cần chủ động đi thăm khám đúng chuyên khoa, điều trị đúng bệnh thì mới đạt hiệu quả điều trị. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về trầm cảm và các biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ giúp đỡ bạn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Trầm cảm

Bài viết liên quan

Người trầm cảm có tự kh-ỏi được không? Điều trị trầm cảm như thế nào?

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Bệnh nhân sẽ không thể tự thoát ra khỏi căn bệnh này nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.

Các rối loạn liên quan đến căng thẳng, stress thường gặp

Những áp lực trong công việc, gia đình đều dẫn đến tâm lý căng thẳng, stress. Đây là một trạng thái thường gặp và khó tránh trong cuộc sống hiện đại.

Người bệnh trầm cảm nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Người bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Những cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với áp lực tại nơi làm việc

Những cách giúp bạn đối phó với áp lực tại nơi làm việc gồm có: Tạm nghỉ một thời gian, xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, và…

Định kiến giới - Xiềng xích ngăn cản nam giới trầm cảm chia sẻ bệnh

Định kiến giới - Xiềng xích ngăn cản nam giới trầm cảm chia sẻ bệnh.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi