Stress vì mâu thuẫn gia đình và cách giải quyết

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong cuộc sống gia đình, những mâu thuẫn là không thể nào tránh khỏi. Những mâu thuẫn gia đình này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bất đồng quan điểm, thiếu sự tôn trọng,.. khiến những thành viên trong gia đình cảm thấy căng thẳng, stress. Nếu không được giải quyết sớm, chúng có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng.

 

 Làm sao để khắc phục những mâu thuẫn trong gia đình.

Làm sao để khắc phục những mâu thuẫn trong gia đình.

 

Mâu thuẫn gia đình là gì?

   Mâu thuẫn gia đình là những bất đồng, xung đột và cãi vã trong phạm vi gia đình, có thể bắt nguồn giữa các cặp vợ chồng, giữa ba mẹ - con cái hoặc giữa những người con với nhau.

   Mâu thuẫn gia đình khiến các thành viên ở trong trạng thái căng thẳng, stress. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý thì tình cảm giữa các thành viên trong gia đình bị sứt mẻ, không khí gia đình trở nên nặng nề và tù túng.

 

Biểu hiện của stress vì mâu thuẫn gia đình

   Biểu hiện của mâu thuẫn gia đình sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ xung đột, đồng thời liên quan đến tính cách và kinh nghiệm sống của mỗi người.

   Các biểu hiện thường thấy là:

  • Tâm trạng các thành viên tiêu cực, nặng nề kéo dài.
  • Các thành viên cảm thấy mệt mỏi, tù túng khi trở về nhà.
  • Các thành viên trong gia đình ít trò chuyện, thậm chí “chiến tranh lạnh” với nhau.
  • Khó kiểm soát cảm xúc và dễ cáu kỉnh, tức giận, nổi nóng trước như việc không quá nghiêm trọng.
  • Ở một số gia đình, người lớn khi căng thẳng vì mâu thuẫn gia đình thì “trút giận” lên trẻ nhỏ, có thể quát mắng, chì chiết, trách móc,...
  • Trẻ có xung đột với người lớn sẽ hình thành tâm lý chống đối. Ngoài ra, trẻ cũng thấy cô đơn và khó chia sẻ với người lớn những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.

 

Những nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn gia đình?

   Mâu thuẫn gia đình do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó các nguyên nhân phổ biến dẫn đến mâu thuẫn là:

Do bất đồng quan điểm

   Trong gia đình, mỗi người đều có một đặc điểm tính cách, cách nhìn nhận và tư duy riêng nên có quan điểm sống khác biệt. Do đó, việc bất đồng quan điểm trong cách sống là điều dễ hiểu.

 

Mỗi thế hệ lại có một quan điểm sống khác nhau.

Mỗi thế hệ lại có một quan điểm sống khác nhau.

 

   Mâu thuẫn do bất đồng quan điểm thường gặp ở những cặp vợ chồng mới cưới. Ngày còn yêu nhau, các cặp đôi thường chỉ chú ý đến những điểm tốt của đối phương và mơ mộng về cuộc sống màu hồng. Tuy nhiên, khi bước vào cuộc sống hôn nhân những khác biệt sẽ bộc lộ rõ ràng. Các cặp vợ chồng có thể rơi vào trạng thái căng thẳng với nhiều nguyên nhân khác nhau như không thống nhất về định hướng tương lai, con cái, chi tiêu, chăm sóc gia đình hai bên,…

   Ngoài ra, bất đồng quan điểm giữa bố mẹ và con cái cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Mỗi thế hệ lại có một quan điểm sống khác nhau và rất khó thay đổi. Một số quan điểm của thế hệ trước đã không còn phù hợp với thế hệ trẻ hiện nay. Ngược lại, các bạn trẻ cũng chưa đủ “trải” để hiểu được quan điểm của những người đi trước.

   Nếu cả đôi bên không biết cách chia sẻ, thấu hiểu nhau thì mâu thuẫn sẽ càng phát triển nghiêm trọng và gây nên những khoảng cách lớn trong mối quan hệ gia đình.

Thiếu tôn trọng và thấu hiểu

   Thiếu sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến mọi sự bất hòa và mâu thuẫn trong gia đình. Khi có những bất đồng trong quan điểm, nếu các thành viên biết chia sẻ, lắng nghe lẫn nhau thì sẽ rất khó để xảy ra xung đột. Ngược lại, nếu các thành viên không tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau thì dù chỉ một bất đồng quan điểm nhỏ cũng gây ra bùng nổ mâu thuẫn lớn.

Thiếu trách nhiệm

   Ở một vài gia đình, quan điểm trọng nam khinh nữ vẫn còn. Họ cho rằng việc nhà là việc của phụ nữ, còn đàn ông chỉ cần phải đi làm kiếm tiền. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết nữ giới đều ra ngoài để lo toan kinh tế như đàn ông. Do đó, nếu họ phải gánh vác thêm tất cả các công việc trong nhà như giặt đồ, nấu cơm, rửa bát, lau nhà, quét nhà trong khi đó chồng lại nằm xem tivi, bấm điện thoại thì mối quan hệ hôn nhân rất khó có thể bền vững được.

   Ngoài ra, sự thiếu trách nhiệm giữa bố mẹ và con cái cũng rất dễ dẫn tới xung đột gia đình. Cha mẹ sẽ có trách nhiệm nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục con theo đúng chuẩn mực, tạo điều kiện để con phát triển tốt nhất. Ngược lại, con cái cũng cần phải biết phụ giúp cha mẹ những công việc trong nhà, luôn học hành chăm chỉ, rèn luyện bản thân và kính trọng ông bà, cha mẹ.

Bố mẹ thiên vị và thiếu công bằng

   Sự không công bằng trong cách đối xử giữa những người con với nhau cũng là một nguyên nhân thường gặp gây mâu thuẫn gia đình. Xuất phát từ nhiều yếu tố như quan niệm giới tính, thứ tự anh chị em, đặc điểm tính cách, sức khỏe…, một số phụ huynh thường quan tâm, dành tình thương đặc biệt cho người con này hơn người con khác.  

   Bị đối xử không công bằng sẽ khiến con trẻ ganh tị, trở nên giận dữ, xung đột với anh chị em của mình. Ngoài ra, trẻ còn phải đối mặt với rủi ro mắc bệnh trầm cảm, ảnh hưởng kéo dài và tiêu cực khi trưởng thành.

 

Hệ lụy của mâu thuẫn gia đình

   Các mâu thuẫn trong gia đình nếu không được giải quyết triệt để thì nó sẽ luôn tồn tại, dồn nén trong lòng các thành viên trong gia đình. Điều này khiến họ “bằng mặt không bằng lòng” với nhau và ngày càng xa cách. Đến một lúc nào đó, khi mâu thuẫn bị chất chồng quá nhiều thì nó sẽ bùng phát nên mãnh liệt. Cả hai bên có những cuộc tranh cãi không hồi kết, không ai chịu nhường ai. Họ chỉ ra những điểm không hài lòng về nhau, thậm chí là mạt sát nhau. Rất nhiều gia đình đã tan vỡ vì những xung đột xuất hiện ngày càng nhiều nhưng lại không có cách để giải quyết.

   Gia đình được gọi là tổ ấm, là nơi để trở về sau những giờ làm việc mệt mỏi ở bên ngoài. Những mâu thuẫn xảy ra khiến gia đình không còn là tổ ấm, là điểm tựa cho các thành viên, khiến họ cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tâm lý cho các thành viên, đặc biệt là con trẻ. Cha mẹ thường xuyên cãi vã, kiểm soát quá mức,... khiến nhiều đứa trẻ bị trầm cảm, rối loạn lo âu. Sự thiếu thấu hiểu, đồng cảm từ người chồng đã khiến không ít người vợ bị trầm cảm sau sinh.

 

Cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình hiệu quả

Nếu đang phải đối mặt với xung đột gia đình thì những lời khuyên sau sẽ giúp ích được cho bạn phần nào:

Học cách lắng nghe và tôn trọng

   Như đã nói ở trên, sự thiếu thấu hiểu và tôn trọng chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những mâu thuẫn gia đình. Mỗi quan điểm đều có một lý lẽ riêng. Thay vì cố chấp giữ quan điểm của mình và gạt phắt đi suy nghĩ của người khác, mỗi thành viên hãy học cách lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của người khác. Sự tôn trọng sẽ giúp cuộc sống gia đình hòa thuận hơn, các thành viên cảm thấy mình được lắng nghe, cảm thấy thoải mái khi sống cùng nhau.

 

Chủ động lắng nghe, thấu hiểu nhau.

Chủ động lắng nghe, thấu hiểu nhau.

 

   Ví dụ: Con trẻ thường có suy nghĩ bồng bột  do chưa hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, cha mẹ cũng thường không theo kịp những lối sống mới của con. Dù vậy, cha mẹ và con cái nên tôn trọng suy nghĩ của nhau, cùng lắng nghe ý kiến của đối phương để thấu hiểu nhau hơn.

Thẳng thắn bày tỏ quan điểm, mong muốn của bản thân

   Trong cuộc sống gia đình, nhiều người khi có những khúc mắc thì không nói ra mà giấu riêng ở trong lòng. Điều này khiến các thành viên khác trong gia đình không hiểu được suy nghĩ của bạn, những khúc mắc lại ngày càng nhiều lên và dần dẫn đến mâu thuẫn gia đình. Ví dụ: Bạn cảm thấy khó chịu vì chồng mỗi khi đi làm về thì chỉ nằm nghịch điện thoại mà không làm gì cả, để tất cả việc nhà dồn lên vai bạn trong khi bạn cũng đi làm. Nếu bạn không nói ra, chồng bạn sẽ không biết là bạn đang cảm thấy khúc mắc với điều đó. Và thế là, anh ta vẫn tiếp tục hành động như vậy.

   Để tránh trường hợp này, bạn nên thẳng thắn bày tỏ mong muốn của bản thân, những suy nghĩ trong lòng. Đây là cách đơn giản nhất để các thành viên khác thấu hiểu và biết cách thay đổi để phù hợp với nhau hơn.

Đặt bản thân vào vị trí của người khác

   Mỗi người sẽ có cách cảm nhận khác nhau về những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi người cần biết cách đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, nhìn từ khía cạnh của đối phương. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cảm xúc, suy nghĩ của họ thay vì cứng nhắc với những định kiến và đánh giá. 

Hoàn thiện bản thân mỗi ngày

   Trong nhiều trường hợp, mâu thuẫn gia đình xuất phát từ hai phía, ai cũng có điểm đúng và điểm sai. Để tránh mâu thuẫn cứ lặp lại không hồi kết, mỗi người nên khắc phục những điều mà mình làm chưa tốt, từ đó thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn.

Tuyệt đối không chiến tranh lạnh

  Chiến tranh lạnh không thể giúp bạn giải quyết mâu thuẫn xung đột gia đình mà còn khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Khi chiến tranh lạnh, bạn không thể hiểu được đối phương nghĩ như thế nào và ngược lại, đối phương cũng vậy. Vấn đề cứ vẫn ở đó mà không được giải quyết triệt để. Do đó, khi có mâu thuẫn, thay vì chiến tranh lạnh, các bạn hãy thả lỏng để bản thân mình bình tĩnh và nói chuyện với nhau với thái độ cầu thị nhất, cố gắng thấu hiểu nhau.

 

Chiến tranh lạnh không giúp giải quyết mâu thuẫn trong gia đình.

Chiến tranh lạnh không giúp giải quyết mâu thuẫn trong gia đình.

 

>>> Xem thêm: Cách để giải quyết các mối quan hệ khó khăn trong gia đình.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn gia đình và một số biện pháp khắc phục hiệu quả. Mâu thuẫn gia đình có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó, mỗi thành viên nên lắng nghe, thấu hiểu lẫn nhau để xây dựng một gia đình hạnh phúc, là một tổ ấm đích thực.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Áp lực, căng thẳng khi vợ làm “trụ cột gia đình”

Áp lực, căng thẳng khi vợ làm “trụ cột gia đình”.

Trầm cảm vì chồng thường xuyên quên “góp gạo”

Nhiều người vợ cảm thấy áp lực, căng thẳng, thậm chí là gặp phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu vì không nhận được sự đỡ đần kinh tế từ chồng.

Thuyết gắn bó: Mối quan hệ với cha mẹ ảnh hưởng thế nào tới các mối quan hệ của trẻ sau này?

Bạn có bao giờ tự hỏi bản thân rằng tại sao mình luôn cảm thấy lo lắng trong một mối quan hệ? Hay tại sao bạn thích người ấy nhưng lại luôn muốn né tránh đối phương?

Che giấu cảm xúc: Nên hay không?

Che giấu cảm xúc: Nên hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Bạo hành tâm lý trong tình yêu là gì? Làm sao để ứng phó?

Bạo hành luôn là một chủ đề được quan tâm khi tìm hiểu về những bất cập trong mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là tình yêu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi