Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì - Cha mẹ nên làm gì trong giai đoạn này?

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi rơi vào khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, các con thật sự rất cần sự đồng hành, giúp đỡ của cha mẹ. Vậy, lúc này các bậc phụ huynh nên làm gì để con vượt qua giai đoạn khó khăn đó? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì?

Cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì?

 

Khủng hoảng tuổi dậy thì có thể gây ra hậu quả gì?

   Dậy thì là thời điểm mà trẻ trở nên nhạy cảm hơn, dễ rơi vào khủng hoảng, nảy sinh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Nếu không được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể để lại nhiều hậu quả như:

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

   Trẻ bị khủng hoảng tâm lý có thể thay đổi thói quen ăn ngủ. Một số trẻ có thể ăn ít và thường xuyên bị mất ngủ. Hay các trẻ khác có biểu hiện ngủ nhiều, thèm ăn thực phẩm có hại như: thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, thực phẩm ngọt,...

   Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không khoa học có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc thừa cân, béo phì.

Dễ sa vào các tệ nạn xã hội

   Những thay đổi về tâm lý có thể khiến trẻ dễ sa vào các tệ nạn xã hội như: Lạm dụng chất kích thích (uống rượu, bia, hút thuốc lá,...), sử dụng các chất gây nghiện (ma túy, heroin,...), quan hệ tình dục không an toàn,...

Stress và trầm cảm

   Tâm lý của trẻ trong độ tuổi dậy thì vô cùng nhạy cảm. Nếu bị người khác nhận xét tiêu cực về vóc dáng, ngoại hình hay chỉ trích một vấn đề nào khác, trẻ có thể nảy sinh những suy nghĩ sai lệch về bản thân. Các em  sẽ tự ti về bản thân mình, dễ rơi vào trạng thái stress, lo lắng, thậm chí là trầm cảm.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

   Thay đổi tâm lý trong tuổi dậy thì đôi khi rất khó nắm bắt. Trẻ có thể trở nên rụt rè, nhút nhát, mất tự tin, ngại giao tiếp với mọi người, tự cô lập bản thân. Hoặc trẻ cũng có thể trở nên dễ cáu gắt, giận dữ chỉ với một vài chuyện nhỏ nhặt. Nếu không được cảm thông, trẻ có thể bị bạn bè xa lánh, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.

 

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể khiến trẻ rơi vào trầm cảm

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể khiến trẻ rơi vào trầm cảm

 

Cha mẹ nên làm gì khi con rơi vào khủng hoảng tuổi dậy thì?

   Trẻ trong độ tuổi dậy thì chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để tự giải quyết các vấn đề tâm lý. Chính vì vậy, vai trò của cha mẹ trong việc giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì là vô cùng quan trọng.

   Cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho con, quan tâm và chia sẻ ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý đầu tiên. Những việc cha mẹ cần làm có thể kể đến như:

Trấn an trẻ

   Sự thay đổi thể chất, sinh lý, áp lực tinh thần có thể khiến trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng, tự ti, xấu hổ. Do đó, cha mẹ nên chủ động trấn an và giải thích cụ thể cho trẻ về sự thay đổi. Đây là những điều hết sức bình thường, bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ phải trải qua để trưởng thành.

   Riêng với các thay đổi về thể chất, sinh lý, cha mẹ nên hướng dẫn cho con cách giải quyết cụ thể để trẻ không cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ.

   Với những bậc phụ huynh có con chuẩn bị bước sang tuổi dậy thì, chúng ta nên trang bị kiến thức hữu ích cho trẻ trước để giúp con có sự thích nghi tốt hơn trong giai đoạn chuyển giao này.

Cho con không gian riêng

   Trong độ tuổi dậy thì, hầu hết trẻ đều muốn tự do, tự lập và không muốn bị quản thúc, giám sát khắt khe. Do đó, cha mẹ nên dành cho con nhiều thời gian riêng tư hơn để trẻ thoải mái làm những việc yêu thích. Việc can thiệp quá nhiều vào đời tư của con có thể gây ra sự chống đối, xa cách.

   Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý và kiểm soát trẻ một cách tinh tế. Cha mẹ nên giúp trẻ hình thành những thói quen tốt và tránh xa các thói quen xấu. Nếu trẻ có hành vi, suy nghĩ tiêu cực, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh giải thích cho con những điều đúng-sai, chứ không nên ép buộc, áp đặt trẻ nghe theo.

Lắng nghe tâm sự của trẻ

   Đôi khi điều trẻ cần là được chia sẻ, có người lắng nghe, thấu hiểu, chứ không phải là cho lời khuyên. Do đó, cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện với con, đặt ra cho con nhiều câu hỏi mở để con thoải mái chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ, tâm tư của bản thân. Bạn hãy cho con biết rằng, bạn luôn sẵn sàng được nghe bé tâm sự và cùng con vượt qua những khó khăn.

 

Cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe tâm sự của con

Cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe tâm sự của con

 

Cho trẻ tham gia các lớp kỹ năng

   Cho trẻ tham gia vào các lớp học kỹ năng sống, kỹ năng mềm là một cách giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì một cách dễ dàng hơn. Các lớp học này sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, tự tin và kết nối được với nhiều bạn bè cùng trang lứa khác.

   Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho trẻ học các lớp kỹ năng dựa trên sở thích riêng của các con. Ví dụ như: các khóa rèn luyện quân đội, lớp học võ, học nhảy...

Cho trẻ gặp chuyên gia tâm lý

   Trong trường hợp cha mẹ cảm thấy không có đủ khả năng để giải quyết các vấn đề tâm lý của trẻ, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý. Thông qua các buổi trò chuyện, trẻ sẽ dần cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ biết thêm được nhiều cách giải quyết các vấn đề, kiểm soát tốt cảm xúc của mình, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh biết cách đối phó khi con rơi vào khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Nếu còn vấn đề băn khoăn thắc mắc, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666 trong giờ hành chính nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?

Trong gia đình, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, nếu bố mẹ cãi nhau thường xuyên trước mặt con cái, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trầm cảm học đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Để khắc phục trầm cảm học đường, bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng…

Áp lực thi cử - 9 cách giúp bạn vững bước để vượt qua

Trong những năm trở lại đây, tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh, sinh viên đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Một yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng này chính là từ việc học tập, nhất là trong giai đoạn thi cử, chuyển cấp.

Giải pháp cứu con thoát kh-ỏi nghiện game online

Chị Nguyễn Thanh Mai (45 tuổi, trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội – mẹ cháu Hoàng Văn Tiến, 19 tuổi)

Cha mẹ “trực thăng” - Khi sự quan tâm cản trở sự phát triển của con trẻ

Cha mẹ “trực thăng” là kiểu cha mẹ bao bọc con quá mức, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự lập, đưa ra quyết định, và sự phát triển của…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi