Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, rối loạn ám ảnh cưỡng chế được nhắc đến rất nhiều, cả ở trên mạng xã hội và trong đời sống hàng ngày. Người ta thường cho rằng OCD nghĩa là “sạch sẽ” hay “gọn gàng”,... khiến nhiều người xem nhẹ nó và nghĩ rằng rối loạn này không hề nghiêm trọng. Trên thực tế thì không phải như vậy, trong bài viết này, mời bạn đọc tìm hiểu thêm về rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.

 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

   Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là một tình trạng sức khỏe tâm thần, được đặc trưng bởi sự “ám ảnh” và các “hành vi cưỡng chế” gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

   Ví dụ: Một người bị ám ảnh bởi vi khuẩn khi chạm vào những đồ vật mà người khác đã chạm vào, vì vậy mà họ phải liên tục rửa tay. Nếu không làm như vậy, họ sẽ bị căng thẳng tột độ. Tuy nhiên, việc rửa tay chỉ mang tác dụng giải tỏa tạm thời và không hề vui vẻ đối với họ.

   Nhiều người thường cho rằng OCD thường gắn liền với sự sạch sẽ và ngăn nắp. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm, không phải ai yêu sạch sẽ, ngăn nắp cũng mắc OCD và không phải ai mắc OCD cũng gắn liền với sự sạch sẽ quá mức.

   Trước đây, rối loạn ám ảnh cưỡng chế được phân loại là một dạng của rối loạn lo âu do người bệnh thường cảm thấy lo lắng nghiêm trọng do ảnh hưởng của những suy nghĩ ám ảnh. Tuy nhiên, trong ấn bản mới nhất của Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, OCD đã được phân loại là một rối loạn riêng biệt với cái tên “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và liên quan”.

 

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế

   Hiện nay, người ta chưa biết được nguyên nhân chính xác dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, dưới đây là một số yếu tố góp phần dẫn đến bệnh:

Các chất dẫn truyền thần kinh

    Khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy ở bệnh nhân mắc hội này có sự rối loạn điều hòa serotonin tại các synap ở một số vùng của não bộ. Sự rối loạn của các chất dẫn truyền thần kinh  ra các suy nghĩ ám ảnh và thúc đẩy người bệnh thực hiện các hành vi cưỡng chế. Ngoài serotonin, rối loạn điều hòa dopamin cũng là một yếu tố góp phần gây nên rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Tiền sử gia đình

   Một người có nguy cơ mắc OCD cao hơn nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn, cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị OCD thì khoảng 25% một thành viên khác trong gia đình cũng mắc bệnh này.

Di truyền

   Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có liên quan đến một nhóm gen cụ thể.

Căng thẳng

   Tất cả các loại căng thẳng như thất nghiệp, gặp khó khăn trong các mối quan hệ, các vấn đề học tập, bệnh tật,... đều có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

 

Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

   Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuất hiện dần dần và kéo dài nếu không được điều trị. Người bệnh OCD có thể gặp các triệu chứng ám ảnh, cưỡng chế hoặc cả hai.

Nỗi ám ảnh

   Nỗi ám ảnh là những suy nghĩ, hình ảnh hoặc ý tưởng gợi lên sự lo lắng, đau khổ cứ lặp đi lặp lại và không thể biến mất.

   Các suy nghĩ ám ảnh thường gặp là:

  • Sợ ô nhiễm, dơ bẩn.
  • Sợ mất kiểm soát bản thân (sợ làm hại người khác, trộm cắp, bạo lực,...)
  • Sợ làm tổn thương người khác vì đã làm hoặc quên làm một điều gì đó. (Ví dụ: không lau sàn và sợ làm người khác té ngã)
  • Suy nghĩ ám ảnh về tình dục.
  • Sợ quên đi hoặc đánh mất một điều quan trọng.
  • Sợ mắc một chứng bệnh cụ thể.
  • Sắp xếp có trật tự, hài hoà, đối xứng.
  • Không thể quyết định về việc giữ hay bỏ một thứ gì đó.

Hành vi cưỡng chế

   Các hành vi cưỡng chế là các hành vi phải được thực hiện nhiều lần để giảm bớt sự lo lắng. Các hành vi cưỡng chế này thường liên quan đến các nỗi ám ảnh của bệnh nhân. Ví dụ: Nếu bạn bị ám ảnh bởi nỗi sợ ô nhiễm, dơ bẩn thì bạn thường có hành vi cưỡng chế là phải rửa tay nhiều lần.

   Các hành vi cưỡng chế thường gặp là:

  • Thường xuyên kiểm tra cửa đã khóa chưa.
  • Lau chùi nhà cửa, giặt quần áo, tắm rửa quá nhiều lần.
  • Đếm đồ vật, ký tự chữ cái, hay bất cứ vật gì.
  • Lặp lại những hoạt động thường ngày như đứng lên hay đi lên, xuống cầu thang.
  • Cần sự trấn an từ gia đình (“Con cần rửa tay thêm lần nữa đúng không?”)
  • Lặp lại những cụm từ hoặc câu văn thường xuyên, cả đọc thầm và đọc thành tiếng.
  • Sắp xếp đồ vật gọn gàng.
  • Làm một việc nhiều lần (như tắt, bật đèn 5 lần liên tục).

 

Suy nghĩ ám ảnh khiến bệnh nhân OCD thực hiện các hành vi cưỡng chế.

Suy nghĩ ám ảnh khiến bệnh nhân OCD thực hiện các hành vi cưỡng chế.

 

Chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế

   Không phải tất cả các thói quen hoặc hành vi lặp đi lặp lại đều đồng nghĩa với bị ám ảnh cưỡng chế. Chẳng hạn, bạn hút bụi cho căn nhà mỗi ngày, nhưng nếu hôm nào không thể thực hiện thì cũng không sao, vậy thì đây chỉ đơn thuần là thói quen, vì bạn muốn chăm chút cho ngôi nhà, hoặc vì bạn yêu sự sạch sẽ, gọn gàng.

   Nhưng nếu sau một vài tiếng hay ngay khi thấy một đốm bụi nhỏ, bạn cảm thấy cực kỳ bồn chồn và phải hút bụi lại ngay lập tức, nếu không bạn cứ mãi nghĩ về nó, thì đây có thể là dấu hiệu của việc bị ám ảnh.

   Để chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần các yếu tố sau:

  • Họ không có khả năng kiểm soát suy nghĩ hoặc hành vi của mình, ngay cả khi họ nhận ra rằng chúng quá mức hoặc phi lý.
  • Dành một giờ hoặc hơn mỗi ngày cho những nỗi ám ảnh và hành vi cưỡng chế .
  • Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng đáng kể vì những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế.

 

Làm sao để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Điều trị bằng thuốc

   Như đã đề cập, rối loạn ám ảnh cưỡng chế có liên quan đến sự rối loạn của serotonin và một số chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Chính vì vậy, sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện triệu chứng do OCD gây ra.

   Trong đó, bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Những thuốc này  có khả năng làm tăng mức độ serotonin trong não để giúp cải thiện khả năng giao tiếp của tế bào não.

   Thuốc chống trầm cảm được FDA phê chuẩn để điều trị OCD bao gồm:

  • Sertralin (Zoloft)
  • Fluoxetine (Prozac)
  • Fluvoxamine (Luvox)
  • Paroxetin (Paxil)

   Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế khi sử dụng SSRI có thể giảm tới 60% triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm phải mất khoảng 8 đến 12 tuần mới phát huy tác dụng. Chúng cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như khó ngủ và thay đổi cân nặng.

Trị liệu tâm lý

    Liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị có hiệu quả cao và an toàn trong việc giảm tần suất và cường độ của các triệu chứng OCD. Các phương pháp điều trị tâm lý thường nhấn mạnh đến việc thay đổi những suy nghĩ sai lệch, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong hành vi.

   Hai loại liệu pháp tâm lý chính cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp ngăn ngừa phơi nhiễm và phản ứng (ERP)

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

   Bên cạnh các biện pháp điều trị, bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp hỗ trợ sau để cải thiện hiệu quả:

  • Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng thường gây ra các triệu chứng OCD, kiểm soát căng thẳng là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo các cơ chế ứng phó để giảm căng thẳng một cách lành mạnh.
  • Cải thiện giấc ngủ: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ có thể khiến các triệu chứng OCD nghiêm trọng hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Hãy thử các kỹ thuật thư giãn: Như thiền, thở sâu, yoga, chánh niệm,...
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ.

 

BoniBrain của Mỹ.

BoniBrain của Mỹ.

 

   Trên đây là một số thông tin về rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Các suy nghĩ ám ảnh và nghi thức cưỡng bức do hội chứng này gây ra không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội mà còn tăng nguy cơ trầm cảm thứ phát. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Trong mơ, có lúc tôi còn giật mình bật dậy vì nhớ ra có một khoản tiền chợ chưa ghi vào sổ. Thế là, tôi lại thao thức tới sáng với bao suy nghĩ ngổn ngang, nước mắt cứ chảy vòng quanh bên cạnh tiếng thở đều của chồng.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi