Stress và béo phì: Vòng xoắn đa hệ lụy!

Mục lục [Ẩn]

 

   Stress kéo dài không chỉ làm tinh thần chúng ta mệt mỏi, suy sụp mà còn gây rối loạn nội tiết tố, tạo cảm giác thèm ăn, dẫn đến nguy cơ béo phì. Đã vậy, tình trạng thừa cân cũng tác động ngược, khiến tâm lý tiêu cực càng tồi tệ hơn. Nếu không giải quyết sớm, vòng xoắn này sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng khác với sức khỏe.

 

Stress và béo phì: Vòng xoắn đa hệ lụy! 

Stress và béo phì: Vòng xoắn đa hệ lụy! 

 

Mối liên hệ mật thiết giữa stress và béo phì

   Các nhà khoa học đã tìm ra rằng stress và béo phì có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng tương tác qua lại, là nguyên nhân và hệ quả của nhau. Điều này có nghĩa, một người bị stress sẽ có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt, dẫn đến béo phì. Ngược lại, thân hình quá khổ khiến tâm lý họ mặc cảm về ngoại hình, càng stress hơn.

Vì sao stress gây béo phì?

   Những cơ chế tác động của stress dẫn đến tình trạng béo phì bao gồm:

  • Tác động của hormone: Khi tâm lý căng thẳng, stress, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra hormone cortisol. Chúng kích thích hoạt động của các cơ quan, tăng năng lượng cho cơ thể đối phó với stress. Tuy nhiên nếu tâm lý căng thẳng kéo dài, cortisol liên tục được sản xuất ra sẽ làm tăng mức đường huyết và insulin. Ngoài tác dụng vận chuyển đường vào tế bào, insulin còn là hormone tích trữ chất béo trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt: Khi stress, nhiều người có xu hướng ăn quá nhiều hoặc ăn những loại thức ăn không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ béo… Đã vậy, họ còn lười vận động, không có tâm trạng làm việc gì. Chính vì thế, cân nặng ngày một tăng lên.
  • Mất ngủ: Tâm lý căng thẳng, stress là thủ phạm hàng đầu gây khó ngủ, mất ngủ. Mà khi mất ngủ, cơ thể tiết ra hormone ghrelin nhiều hơn, tạo cảm giác đói. Bạn sẽ cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn, nhất là đồ ngọt, chất béo.

 

 Stress gây mất ngủ, tăng tiết hormone tạo cảm giác thèm ăn

Stress gây mất ngủ, tăng tiết hormone tạo cảm giác thèm ăn

 

Béo phì lại tác động ngược, khiến stress càng tồi tệ

   Ở xã hội hiện đại ngày nay, tiêu chuẩn cái đẹp gắn liền với vóc dáng thon gọn. Một thân hình quá khổ sẽ khiến người béo phì dễ bị trêu chọc, kỳ thị. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến công việc, tình cảm, khiến họ càng chán nản, stress hơn.

   Thêm nữa, béo phì là khởi nguồn của hàng loạt bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu… Những bệnh lý này càng tăng thêm nỗi lo lắng, căng thẳng.

   Như vậy, stress và béo phì có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cả hai tình trạng này đều gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được khắc phục sớm.

 

Hệ lụy từ stress và béo phì

   Stress và béo phì kéo dài không chỉ làm tinh thần kiệt quệ mà còn gây suy giảm sức khỏe thể chất. Cụ thể, các hệ lụy do hai tình trạng này gồm có:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý: Stress kéo dài làm con người chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực. Họ trở nên chán nản, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tự cô lập bản thân… dần bị rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh.
  • Dễ bị vấn đề xương khớp: Cơ thể quá khổ sẽ gây nhiều áp lực xuống hệ thống xương khớp. Theo thời gian, người gặp tình trạng này dễ bị các bệnh về khớp như viêm bao hoạt dịch khớp, thoái hóa khớp…
  • Nguy cơ cao bị bệnh chuyển hóa: Tim mạch, tiểu đường, mỡ máu… 
  • Dễ gặp vấn đề về dạ dày đại tràng như hội chứng ruột kích thích, đau dạ dày.
  • Vấn đề về da: Người béo phì và stress thường có da xấu, dễ thâm sạm, dễ nổi mụn…

 

Stress và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý

Stress và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý

 

   Như vậy, hệ lụy từ stress và béo phì vô cùng đa dạng. Nhiều hệ lụy mang mức độ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được khắc phục sớm. Do đó, tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa cả hai tình trạng này.

 

Cách phòng ngừa stress và béo phì

   Để giữ tinh thần lạc quan, cân nặng phù hợp, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, nên đi ngủ trước 23h và dậy sớm từ 6- 7h.
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tránh việc cắt giảm tinh bột và đường một cách đột ngột. Bạn nên tăng cường rau xanh, các loại hạt, các món ăn ít chất béo bão hòa. Nếu thèm ngọt mà cân nặng đã có xu hướng tăng lên, bạn nên dùng trái cây hay thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như đường cỏ ngọt, quả la hán… để thay thế.
  • Không ăn đêm, thay vào đó là ăn sáng và ăn trưa đầy đủ, buổi tối nên ưu tiên các món ăn đơn giản, nhẹ bụng, dễ tiêu hóa. Bạn nên tự chế biến món ăn tại nhà để kiểm soát được các loại gia vị, khẩu phần ăn phù hợp.
  • Nên ưu tiên các món ăn dạng hấp, luộc hay các món canh đơn giản không dùng nhiều dầu mỡ. Bạn cũng nên thay thế dầu mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật, chẳng hạn như dầu oliu để nấu ăn hằng ngày.

 

Nên nấu các món ăn dạng hấp, luộc ít dầu mỡ

Nên nấu các món ăn dạng hấp, luộc ít dầu mỡ

 

  • Tránh xa các món ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, bánh ngọt, cà phê hay cả các loại đồ uống có cồn nếu muốn giảm cân hiệu quả
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, cách này vừa giúp bạn xả stress, vừa duy trì cân nặng phù hợp.
  • Dành thời gian tắm nắng vào buổi sáng để thư giãn tinh thần, cải thiện tình trạng stress.
  • Xả stress bằng cách: Tắm nước ấm, ngồi thiền, nghe nhạc, chơi với thú cưng nếu có, đọc sách, đi dạo, mua sắm…
  • Suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực: Mọi vấn đề đều sẽ có cách giải quyết. Thay vì tạo tâm lý căng thẳng, bạn nên nhìn nhận tình huống theo hướng lạc quan hơn. Đồng thời, bạn đừng ngại chia sẻ khó khăn với người có thể tin cậy. Lời khuyên của họ sẽ giúp bạn đưa ra cách giải quyết đúng đắn.

   Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết mối liên hệ mật thiết giữa stress và béo phì. Để tránh rơi vào vòng xoắn đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực thể dục thể thao và thư giãn tinh thần. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Trẻ mắc hội chứng này phải làm sao?

Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Trẻ mắc hội chứng này phải làm sao?

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19. Làm sao để vượt qua?

33 tuổi, tôi đã vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm dễ dàng như thế!

Em  Nguyễn Thị Ánh, 33 tuổi, ở số 100, ngõ 121 TDP Trung Kiên, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Lo lắng về sự chia ly trong các mối quan hệ - làm sao để vượt qua?

Nếu một người luôn lo sợ về việc mình phải chia ly, bị chia tay hoặc bỏ rơi bởi người thân, người yêu thì có thể họ đang mắc chứng lo lắng thái quá về sự chia ly trong các mối quan hệ.

Hội chứng sợ thất bại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng sợ thất bại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Làm thế nào để vượt qua trầm cảm sau sinh một cách đơn giản

Làm thế nào để vượt qua trầm cảm sau sinh một cách đơn giản

Tôi gặp và yêu anh từ hồi chúng tôi học năm 2 đại học, chúng tôi đã có một tình yêu thời sinh viên cực kỳ lãng mạn và vô cùng đẹp. Ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp cũng là ngày tôi phát hiện ra mình có bầu, đám cưới của chúng tôi đã diễn ra sau đấy không lâu. Nhưng đó mới là lúc bi kịch của cuộc đời tôi bắt đầu.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi