Nghiện công việc (Workaholism): Hậu quả đến tâm lý và giải pháp

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong xã hội hiện đại, nghiện công việc (Workaholism) đang dần trở nên phổ biến, thậm chí thành vấn nạn. Khác với những người làm việc chăm chỉ, những người nghiện công việc thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, giảm năng suất làm việc khi không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về tình trạng này và cách khắc phục!

 

Nghiện công việc gây ảnh hưởng thế nào đến công việc và cuộc sống?

Nghiện công việc gây ảnh hưởng thế nào đến công việc và cuộc sống?

 

Nghiện công việc là gì?

   Nghiện công việc (Workaholism) là tình trạng con người đề cao công việc quá mức, đặt chúng lên hàng đầu với tần suất cao khiến sức khỏe và cuộc sống mất cân bằng. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1971 bởi nhà tâm lý học Wayne Oates. Ông định nghĩa đây là nhu cầu làm việc không ngừng mà không thể kiểm soát được.

    Một số dấu hiệu cho thấy bạn là một người nghiện công việc là:

  • Bạn mang việc về tận giường ngủ, vào cuối tuần hay vào ngày nghỉ phép.
  • Công việc là điều mà bạn làm tốt nhất và luôn nhắc đến.
  • Bạn giảm bớt ưu tiên cho sở thích, hoạt động giải trí hoặc/và tập thể dục vì công việc.
  • Bạn mất kiên nhẫn với những ai dành ưu tiên khác với công việc.
  • Người khác từng nói bạn hãy giảm bớt thời gian làm việc nhưng bạn không nghe.
  • Bạn làm mọi việc đầy nhiệt huyết và cạnh tranh, kể cả lúc đang giải trí, dùng bữa, thậm chí nghĩ về công việc trong lúc lái xe, lúc sắp ngủ hoặc lúc trò chuyện với người khác.
  • Làm việc trễ giờ làm hỏng các mối quan hệ của bạn.
  • Bạn làm nhiều đến mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

   Nếu câu trả lời của “thường xuyên” hoặc “luôn luôn” trong hầu hết các biểu hiện trên thì rất có thể bạn là một người nghiện công việc.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nghiện công việc và gắn  kết với công việc (work engagement). Gắn kết với công việc là một trạng thái tích cực và hài lòng được thể hiện qua sự hăng hái, chăm chỉ và cống hiến trong công việc. Cụ thể:

 

 

Nghiện công việc

Gắn kết với công việc

Động cơ làm việc

Họ cảm thấy mình “phải” làm việc hoặc “cần” làm việc, mang theo tâm lý ép buộc sâu xa.

Cảm thấy thật sự thoải mái với công việc.

Cảm xúc

Thường trải qua những cảm xúc tiêu cực như cảm giác tội lỗi, lo âu, giận dữ và thất vọng.

Cảm giác tích cực như vui vẻ, chú tâm và tự tin.

Kết quả công việc

Thường dẫn đến kết quả không như ý.

Thường mang lại sự hài lòng trong công việc.

 

   Nguyên nhân của tình trạng nghiện công việc ở một số người thường bắt nguồn từ áp lực công việc hoặc tham vọng “đổi đời” của bản thân trong tương lai. Đôi khi, họ làm việc quá mức chỉ để chứng tỏ bản thân hay khao khát đạt được sự công nhận từ những người xung quanh. Bên cạnh đó, môi trường làm việc căng thẳng, không biết quản lý thời gian hiệu quả, gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp cũng là những yếu tố góp phần vào sự hình thành của chứng nghiện công việc.

 

Hệ lụy khi bị nghiện công việc

   Khi mắc chứng nghiện công việc, người lao động phải chịu những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bao gồm:

Tác động đến sức khỏe tinh thần

    Người nghiện công việc phải đối mặt với áp lực công việc mỗi ngày với tần suất dày đặc gây stress và căng thẳng tinh thần cao độ. Họ thường xuyên bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn âu lo, vô cảm, suy giảm hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp nặng hơn, họ có thể có suy nghĩ tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

   Khi bị căng thẳng, hormone căng thẳng cortisol và adrenalin được tiết ra giúp bạn đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, người bị nghiện công việc với những căng thẳng thường xuyên, các loại hormone này tăng cao trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Mối quan hệ xã hội và gia đình

   Ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, tình trạng nghiện công việc còn tác động đến các mối quan hệ xung quanh. Người bị nghiện công việc dành nhiều thời gian và năng lượng cho công việc khiến họ không có thời gian gặp gỡ bạn bè, ít dành thời gian cho gia đình, chồng con, ít tham gia các hoạt động xã hội. Điều này khiến cho họ mất dần các mối quan hệ từ đó cảm thấy cô đơn, cô lập và xa lánh cộng đồng, xã hội.

Ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc

   Có một nghịch lý là những người nghiện công việc lại có hiệu suất làm việc thấp. Nguyên nhân do sự căng thẳng và áp lực từ công việc có thể làm giảm khả năng tập trung và khả năng ra quyết định của người lao động.

 

Nghiện công việc gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất làm việc.

Nghiện công việc gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất làm việc.

  

Làm sao thoát khỏi tình trạng nghiện công việc?

Làm cách nào để khắc phục tình trạng nghiện công việc đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

Cần nhận biết được rằng mình đang nghiện công việc

   Đầu tiên, để thoát khỏi được tình trạng này thì điều quan trọng là bạn cần nhận thức được rằng mình đang bị nghiện công việc. Đôi khi chúng ta thường tự lừa dối bản thân rằng mình chỉ đang cố gắng hết sức (thậm chí quá sức) để hoàn thành công việc. Bạn hãy dựa trên các dấu hiệu ở trên để tự nhận biết bản thân mình có phải người nghiện công việc hay không.

Lên kế hoạch làm việc cụ thể

    Người nghiện công việc có đặc điểm chung  là không kiểm soát được thời gian và mong muốn làm việc liên tục. Vì vậy, bạn cần có một bản kế hoạch làm việc cụ thể, phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lý sao cho bạn có thời gian để phục hồi năng lượng sau thời gian làm việc mệt mỏi.

 

Hãy lập kế hoạch làm việc cụ thể.

Hãy lập kế hoạch làm việc cụ thể.

 

Tập dành thời gian cho bản thân mình

   Nghiện công việc khiến bạn cảm thấy tội lỗi khi phải dành thời gian cho mình. Vì vậy, bạn cứ gạt đi những dấu hiệu cảnh báo stress của cơ thể, với suy nghĩ sẽ chờ đến một lúc nào đó thong thả hơn. Tuy nhiên, sự kiệt sức thường đến trước khi bạn dành được thời gian trống cho mình.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia

   Nếu các biện pháp trên không hiệu quả thì việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia sẽ là cần thiết để giúp bạn vượt qua tình trạng nghiện công việc.

   Nghiện công việc để lại nhiều hệ lụy tiêu cực đến tinh thần, sức khỏe, các mối quan hệ. Vì vậy, nếu thấy mình đang có những dấu hiệu trong bài, bạn hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Hãy luyện tập tự tách mình ra khỏi công việc, cho bản thân một chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: nghiện công việc
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi