Cha mẹ “giận cá chém thớt” lên con cái: Cẩn trọng những hậu quả khôn lường

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong bộ phim “Đừng làm mẹ cáu”, chúng ta đã thấy mẹ Quỳnh của bé Happi chính là vì gánh nặng "cơm, áo, gạo, tiền" mà liên tục dùng đòn roi với bé.  Trên thực tế, trường hợp như vậy không hề hiếm ở đời thực. Có nhiều gia đình cha mẹ sẵn sàng trút giận lên con vì mâu thuẫn vợ chồng hay những áp lực bên ngoài…

 

Cha mẹ coi con cái là nơi trút giận.

Cha mẹ coi con cái là nơi trút giận.

 

Nhiều cha mẹ coi con cái là nơi trút giận…

    Với không ít bậc phụ huynh, việc đánh mắng con cái là một cách để giải tỏa cơn tức giận. Các ông bố, bà mẹ có thể đánh con do nhiều nguyên nhân: Vì có khúc mắc với người kia, do áp lực công việc, áp lực cuộc sống,... nên họ đã “giận cá, chém thớt”. Hậu quả để lại là có thể bé bị oan, lỗi nhỏ nhưng phải chịu hình phạt lớn.

    Một chị đã tâm sự với chúng tôi, gần đây chị cảm thấy đứa con của chị ngày càng xa cách mẹ, không còn quấn quýt như trước nữa. Khi chúng tôi hỏi kỹ hơn, chị cho biết gần đây chị mất việc. Cuộc sống nhiều lúc mệt mỏi, bực tức, không kìm chế được chị trút cơn giận lên đứa con. Có khi chỉ về những nguyên nhân rất nhỏ như cháu làm đổ cốc nước, làm rơi mấy hạt cơm ra áo… chị cũng hầm hầm quát: "Ăn uống thế à. Tao đập cho mày một nhát bây giờ", rồi vớ được dép, cái thước là chị phát vào mông con. Và hậu quả là, giờ đây con chị cảm thấy sợ hãi khi đứng trước mẹ, giật mình thon thót mỗi khi chị nói to.

    Thực tế, đã có trường hợp dạy con bằng bạo lực khiến trẻ tử vong hoặc bị thương tích nặng. Đến nay, người dân P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc đến vụ án xảy ra vào ngày 11-9 khi Nguyễn Tiến L. (38 tuổi, tạm trú tại P.Trảng Dài) đã giết chết chính con ruột của mình do giận vợ.

   Theo thông tin ban đầu, L. và vợ là chị T.V. (38 tuổi) cùng con là cháu T.N. (sinh năm 2013) sinh sống tại P.Trảng Dài. Tức giận việc vợ bỏ nhà đi sau khi cãi nhau, ngày 11-9, Lưu chụp hình mình dùng tay bóp cổ cháu T.N. gửi cho người quen. Sau khi nhận được thông tin, Công an P.Trảng Dài đến nhà kiểm tra, phá cửa, khống chế bắt giữ đối tượng. Riêng cháu T.N. được phát hiện đã tử vong.

 

Hậu quả của việc trút giận lên con cái

    Hành động trút giận lên con cái trên thực tế là một hình thức bạo lực tinh thần. Hành vi này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ

   Tâm lý của trẻ em rất ngây thơ và dễ bị tổn thương. Việc phải chịu những lời mắng chửi, đánh đập hàng ngày sẽ để những vết thương nặng nề trong tâm lý của con. Nếu thường xuyên bị la mắng, trẻ sẽ luôn có tâm trạng sợ hãi, lo lắng và bất an. Nhiều em còn gặp ác mộng thường xuyên, luôn cảm thấy văng vẳng tiếng miệt thị của cha mẹ, làm gì cũng lo lắng rằng phụ huynh sẽ không hài lòng, không được chấp nhận. Trẻ sẽ cho rằng bản thân không xứng đáng để được mọi người yêu thương, bắt đầu thu mình, và cố gắng tách rời với xã hội.

 

Trẻ bị bạo hành tinh thần có thể hình thành nhiều vấn đề tâm lý.

Trẻ bị bạo hành tinh thần có thể hình thành nhiều vấn đề tâm lý.

 

   Từ đó, trẻ cũng có nhiều nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách,… Thời gian trẻ bị bạo hành tinh thần càng lâu thì tình trạng bệnh càng nặng. Một số trẻ có xu hướng tự làm đau bản thân bằng cách rạch tay, bứt tóc hay tự tử nếu không được phát hiện kịp thời.

Trẻ có lòng tự trọng thấp

   Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng việc la mắng, trách phạt sẽ giúp con trưởng thành hơn, đi theo hướng đúng đắn, Trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, hành vi này lại khiến trẻ không còn biết cách yêu thương, xem trọng bản thân.

    Khi thường xuyên lắng nghe những lời trách mắng và phê bình, nhiều trẻ sẽ có xu hướng nghĩ rằng bản thân vô dụng. Trẻ tin rằng mình không đáng được người khác tôn trọng.

    Về lâu về dài trẻ sẽ có xu hướng bỏ bê bản thân, tập theo lối sống buông thả, nổi loạn. Trẻ có thể có những hành vi tiêu cực như đánh nhau, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện, lún sâu vào các tệ nạn xã hội.

Trẻ có tâm lý lệch lạc

   Tính cách của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống của trẻ, trong đó gia đình và cha mẹ chính là yếu tố tác động nhiều nhất. Việc trẻ bị bạo hành tinh thần quá nhiều có thể khiến con trở nên nhút nhát, e dè tất cả mọi người hoặc trở nên có xu hướng bạo lực, luôn bắt nạt kẻ khác.

   Ví dụ, trẻ thường xuyên bị bố mẹ “giận cá chém thớt” sẽ hình thành suy nghĩ rằng mình phải chửi bới, đánh đập người khác thì họ mới tôn trọng mình. Từ đó, trẻ có xu hướng bắt nạt những kẻ yếu hơn để làm thỏa mãn cảm xúc, ấm ức mà chúng phải chịu khi ở nhà.

   Ngược lại, một số khác lại có xu hướng nhút nhát, sợ hãi, luôn cảm thấy tự ti về chính mình. Vì không được ai giúp đỡ nên những suy nghĩ tiêu cực, độc hại ngày càng ăn sâu vào trong tâm lý khiến tâm lý trẻ ngày càng đi vào con đường sai trái, lệch lạc.

Ảnh hưởng đến không khí gia đình

   La mắng, đánh đập con cái sẽ khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên căng thẳng. Trẻ sẽ có tâm lý sợ sệt, lo lắng. Trẻ xa cách và né tránh cha mẹ nhiều hơn, không muốn chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống. Mối quan hệ tình cảm đôi bên nhanh chóng rạn nứt.

 

“Giận cá chém thớt” sẽ khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên xa cách.

“Giận cá chém thớt” sẽ khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên xa cách.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được những hậu quả nếu cha mẹ coi con cái là nơi trút giận. Dù mức độ khác nhau, nhưng hành động đó kéo dài sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thể chất và tinh thần của con. Khi đã làm cha - làm mẹ, xin hãy biết kiềm chế cảm xúc, đừng “giận cá chém thớt” và đổ đòn roi cùng lời bạo lực lên đứa con mình yêu thương hết mực. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Các dấu hiệu lạm dụng tình dục ở trẻ em và cách phòng ngừa

Sự thay đổi đột ngột về hành vi, tâm lý hay có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín trẻ nhỏ… là những dấu hiệu lạm dụng tình dục ở trẻ em.

Trẻ bị bỏ rơi là như thế nào? Hậu quả ra sao?

Đứa bé không được cung cấp đồ ăn, không được dạy dỗ, không được đi học… đều xem là trẻ bị bỏ rơi.

Bạo lực học đường là gì? Cách nhận diện trẻ bị bạo hành

Bạo lực học đường là một vấn đề mang tính thời sự, đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong những năm trở lại đây. Tình trạng này để lại nhiều sự ám ảnh, vết thương tâm lý đối với các em học sinh, thậm chí là gây ra những hậu quả thương tâm.

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Tôi đã đồng hành cùng con vượt qua căn bệnh trầm cảm tuổi 17

Mẹ con chị Phạm Minh Thu, cháu Trần Hữu Nghĩa ( 17 tuổi), ở Cầu Giấy, Hà Nội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi