Hội chứng sợ yêu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Tình yêu mang lại cảm xúc tích cực, giúp chúng ta hạnh phúc mỗi ngày. Đồng thời, nó cũng gây đau khổ, buồn bã nếu tan vỡ. Đây đều là những cảm xúc tự nhiên, là dư vị của cuộc sống. Tuy nhiên, một số trường hợp bị ám ảnh quá mức những đổ vỡ tình cảm trong quá khứ mà dẫn đến hội chứng sợ yêu.

 

Hội chứng sợ yêu (Philophobia) là gì?

Hội chứng sợ yêu (Philophobia) là gì?

 

Hội chứng sợ yêu (Philophobia) là gì?

   Hội chứng sợ yêu là tình trạng một người sợ hãi, lo lắng, đau khổ quá mức phi lý về tình yêu. Nó thuộc tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

   Người mắc hội chứng này thường né tránh cảm giác yêu đương, sợ bản thân nảy sinh tình yêu. Họ ám ảnh đến mức không dám nghĩ đến việc yêu ai đó. Nỗi sợ yêu đương khiến họ run rẩy, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu.

 

Các triệu chứng của hội chứng sợ yêu

   Các triệu chứng của hội chứng sợ yêu thường xuất hiện khi người bệnh nghĩ về tình yêu, bắt đầu một cuộc gặp gỡ hay đang trong một mối quan hệ tình cảm nào đó. Chúng bao gồm:

  • Cảm giác lo lắng, sợ hãi, suy nghĩ quá nhiều khi hẹn hò, gặp gỡ với một ai đó nên thường tìm cách né tránh tối đa.
  • Từ chối xem các bộ phim tình cảm, tránh những nơi có đám cưới hoặc có quá nhiều cặp đôi.
  • Nếu nghĩ đến tình yêu hoặc đang trong một cuộc tình, họ thường xuất hiện triệu chứng thể chất như vã mồ hôi tim đập nhanh, mặt trắng bệnh, chân tay run rẩy, hụt hơi, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.,…
  • Dễ bị ác mộng, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc giữa chừng nếu như ai đó tỏ tình hoặc cảm giác bản thân rung động với người khác.
  • Thích sống và làm việc một mình, xu hướng tự cô lập, tách biệt bản thân với mọi người.
  • Né tránh các vấn đề kết hôn, làm mai, thậm chí có thể trở nên kích động nếu có ai đó nhắc đến các vấn đề này quá nhiều.

 

Người bị hội chứng sợ yêu luôn suy nghĩ tiêu cực về tình yêu

Người bị hội chứng sợ yêu luôn suy nghĩ tiêu cực về tình yêu

 

  • Luôn suy nghĩ tiêu cực về tình yêu
  • Trường hợp nhẹ, người bệnh vẫn bắt đầu mối quan hệ yêu đương nhưng họ cảm thấy gò bó, khó chịu nên thường muốn kết thúc sớm.

   Thực tế, người bị hội chứng sợ yêu không phải vô cảm. Họ chỉ sợ hãi, lo lắng vô lý về cảm giác yêu. Trong các mối quan hệ bạn bè, họ vẫn trò chuyện giao tiếp bình thường nếu xác định không có tình cảm.

   Tuy nhiên, nếu được ai đó tỏ tình hay bản thân rung động trước người khác, họ sẽ thấy khó thở, vã mồ hôi tim đập nhanh, khô miệng, thậm chí ngất xỉu.

 

Nguyên nhân gây hội chứng sợ yêu

   Một số yếu tố dẫn đến tình trạng hội chứng sợ yêu bao gồm:

  • Tính di truyền: Nếu gia đình có cha mẹ, anh chị em ruột bị hội chứng sợ yêu, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng này.
  • Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: Quá khứ bị bỏ rơi, lạm dụng tình cảm, tình yêu tan vỡ… đều gây tổn thương tâm lý. Hậu quả là nạn nhân dễ bị ám ảnh, sợ hãi về tình yêu.
  • Sang chấn tâm lý: Cú sốc tâm lý khi bị phản bội, hôn nhân đổ vỡ… cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ yêu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn lo âu, trầm cảm khác.
  • Ảnh hưởng từ mạng xã hội: Những câu chuyện “bóc phốt” về tình yêu 20 năm, hy sinh vì nhau nhưng vẫn ngoại tình; những vụ ly hôn hay chính những phim ảnh về sự đau khổ trong tình yêu khiến không ít người cảm thấy sợ hãi, ám ảnh, không muốn yêu vì sợ giống với những câu chuyện đó.
  • Ảnh hưởng từ nền văn hóa, giáo dục: Ở nhiều quốc gia hiện nay, hôn nhân vẫn còn do sự sắp đặt của cha mẹ. Tình yêu là vô nghĩa bởi ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã dàn xếp trước vợ/chồng trong tương lai. Theo đó, nhiều người trẻ có suy nghĩ tiêu cực với tình yêu, dường như phớt lờ hoàn toàn những tình cảm, cảm xúc của bản thân.

 

Cha mẹ độc hại cũng gây nguy cơ hội chứng sợ yêu cho con cái

Cha mẹ độc hại cũng gây nguy cơ hội chứng sợ yêu cho con cái

 

   Hội chứng sợ yêu tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được khắc phục. Nó làm người bệnh lo âu, sợ hãi dai dẳng, tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng, khó tập trung. Họ luôn từ chối mối quan hệ tình cảm, khả năng sống cô độc suốt đời, ảnh hưởng đến dân số xã hội.

   Chưa hết, cảm xúc tiêu cực còn làm họ tìm đến rượu bia, chất kích thích. Nam giới thì nguy cơ bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm. Nữ giới thì sợ gần gũi với ai đó. Về lâu dài, họ còn phải đối mặt với tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm khác.

 

Cách khắc phục hội chứng sợ yêu

   Để vượt qua hội chứng sợ yêu, các chuyên gia thường sử dụng các biện pháp bao gồm:

Trị liệu tâm lý

   Tùy mức độ sợ hãi và thể trạng người bệnh, các chuyên gia sẽ chỉ định trị liệu tâm lý phù hợp. Các phương pháp thường được áp dụng cho hội chứng sợ yêu là:

Liệu pháp tiếp xúc

   Liệu pháp này giúp giảm nỗi sợ vô lý về tình yêu của người bệnh bằng cách thường xuyên đề cập đến nỗi sợ trong các cuộc trò chuyện. Sau khi họ đã thích nghi, chuyên gia có thể đặt ra những yêu cầu cao hơn như xây dựng các mối quan hệ tình cảm hoặc để cảm xúc của bản thân phát triển tự nhiên.

 

 Người bị hội chứng sợ yêu thường được chỉ định liệu pháp tiếp xúc

Người bị hội chứng sợ yêu thường được chỉ định liệu pháp tiếp xúc

 

Liệu pháp nhận thức hành vi

   Liệu pháp nhận thức hành vi là lựa chọn tối ưu cho hội chứng sợ yêu. Thông qua hình thức trò chuyện trao đổi, chuyên gia tâm lý sẽ hiểu rõ hơn về suy nghĩ người bệnh. Họ dần điều chỉnh lại những suy nghĩ tiêu cực và giúp người bệnh có cách đối phó với những nỗi sợ vô lý.

Dùng thuốc tây y

   Trường hợp người bị hội chứng sợ yêu có các biểu hiện thể chất quá mức như rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh… bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp.

   Tuy nhiên, các thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, giảm lo âu thường gây nhiều tác dụng phụ hại đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh nên dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng hay ngung thuốc sớm.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thêm thông tin chi tiết về hội chứng sợ yêu. Để tránh tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên thăm khám và khắc phục sớm. Nếu có khó khăn gì, mời bạn liên hệ đến tổng đài 0243760 6666 để các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Tổng hợp những điều cần biết về rối loạn lo âu lan tỏa (2023)

Bạn có thể đang mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). GAD có thể khiến cuộc sống hàng ngày của bạn chìm trong sợ hãi, lo lắng và hoảng sợ. Một tin tốt dành cho bạn là chúng ta có thể điều trị nó.

Hội chứng sợ ma: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi nói về ma quỷ, có thể bạn sẽ xuất hiện cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, cảm xúc này thường nhanh chóng qua đi và chúng không ảnh hưởng đến cuộc sống. Thế nhưng với người mắc hội chứng sợ ma, họ hoảng loạn quá mức khi nghĩ đến ma quỷ.

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Người bị rối loạn lo âu xã hội sẽ thấy sợ và lo lắng khi bị nhận xét, đánh giá hoặc trước khi diễn ra 1 sự kiện nào đó, khi ở nơi đông người

Không còn cơn rối loạn lo âu, tôi đã vui vẻ trở lại!

Chú Nguyễn Hữu Trà 66 tuổi, trú tại phòng 2503, chung cư CT7 Booyoung, đường Vũ Trọng Khánh, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Trẻ mắc hội chứng này phải làm sao?

Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Trẻ mắc hội chứng này phải làm sao?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi