Cách khắc phục hội chứng sợ đám đông

Mục lục [Ẩn]

 

   Hội chứng sợ đám đông là tình trạng một người luôn sợ hãi thái quá và dai dẳng khi phải đến những nơi đông người. Hội chứng này gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy làm sao để khắc phục được hội chứng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

 

Làm sao để chiến thắng hội chứng sợ đám đông?

Làm sao để chiến thắng hội chứng sợ đám đông?

 

Hội chứng sợ đám đông có ảnh hưởng gì tới người bệnh?

   Hội chứng sợ đám đông khiến người bệnh luôn luôn lo sợ thái quá và dai dẳng khi phải đến những nơi đông người. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với đám đông là điều không thể tránh khỏi. Do đó, hội chứng sợ đám đông sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới người bệnh, như:

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

   Nỗi sợ đám đông khiến người bệnh bị hạn chế các hoạt động của cuộc sống  như học tập, làm việc, vui chơi,… Thậm chí, trong một số trường hợp, người bệnh có nỗi sợ quá lớn và lấn át tâm trí khiến họ chỉ có thể nhốt mình trong nhà và không thể ra ngoài.

   Những người mắc chứng bệnh này thường chọn cách học online và làm những công việc tự do thông qua máy tính để tránh gặp gỡ. Điều này làm giới hạn cơ hội nghề nghiệp và khiến người bệnh không thể bộc lộ hết khả năng của bản thân.

   Ngoài ra, do không thể ra ngoài khiến họ dần phụ thuộc vào những người thân và khó có thể độc lập.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

   Do không thể kiểm soát được nỗi sợ khiến người bệnh dần hình thành các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất lực, buồn bã, chán nản, lo âu,…

   Những cảm xúc tiêu cực này kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa,..

   Nghiêm trọng hơn, một số người bệnh còn có ý định tự tử để giải thoát bản thân và tránh gây gánh nặng cho những người xung quanh.

Gia tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích

   Những người mắc hội chứng sợ đám đông có thể chuyển sang uống rượu hay lạm dụng các chất kích thích. Họ xem đây là giải pháp để đối phó với sợ hãi, tuyệt vọng, cảm giác tội lỗi, cô lập và cô đơn.

 

Người bệnh thường chọn các công việc làm tại nhà.

Người bệnh thường chọn các công việc làm tại nhà.

 

Cách khắc phục hội chứng sợ đám đông

   Mục tiêu của điều trị hội chứng sợ đám đông là giới hạn sự sợ hãi, hoảng loạn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.  Các phương pháp điều trị thường dùng là:

Các liệu pháp tâm lý

   Đây là liệu pháp điều trị hội chứng sợ đám đông tối ưu nhất. Phương pháp này tác động trực tiếp đến tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh học cách vượt qua nỗi sợ hãi, thay đổi cách suy nghĩ hiện tại của bệnh nhân.

   Các liệu pháp trị liệu tâm lý thường dùng hiện nay là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Đây là liệu pháp tâm lý được sử dụng phổ biến nhất. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn suy nghĩ không phù hợp bằng các suy nghĩ tích cực hơn. Từ đó, bệnh nhân sẽ dần dần giảm đi các nỗi sợ vô lý về các tình huống có đám đông.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Nguyên tắc của liệu pháp này là: “Nếu bạn sợ hãi điều gì, cách tốt nhất để chiến thắng là đối diện với nó”. Bệnh nhân sẽ đối diện với các tình huống gây lo lắng (ở đây là đám đông). Các cách tiếp xúc phổ biến nhất là tiếp xúc tưởng tượng (bệnh nhân tưởng tượng tình huống đám đông), tiếp xúc invivo (tiếp xúc với nỗi sợ trong đời sống thực), tiếp xúc thực tế ảo.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT): Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ được học cách chấp nhận nỗi sợ và tích cực thay đổi nó.
  • Liệu pháp thị giác: Bệnh nhân được xem các hình ảnh về đám đông nhằm giúp định hình suy nghĩ trước khi tiếp xúc trong thực tế.
  • Trị liệu nhóm: Các bệnh nhân đang đối phó với hội chứng sợ đám đông sẽ được kết nối với nhau để cùng vượt qua nỗi sợ.

   Để các liệu pháp tâm lý này mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần phải thật sự kiên trì và nỗ lực. Liệu pháp tâm lý thường được thực hiện song song với điều trị bằng thuốc.

 

Liệu pháp tiếp xúc qua thực tế ảo.

Liệu pháp tiếp xúc qua thực tế ảo.

 

Điều trị bằng thuốc

   Nếu hội chứng sợ đám đông nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc. Các thuốc điều trị thường dùng là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Để giảm lo âu, phiền muộn, cải thiện tình trạng căng thẳng và giúp nâng cảm xúc của bệnh nhân. Nhóm thuốc thường được sử dụng là SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc). Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA), thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs).
  • Thuốc an thần benzodiazepines: Nhằm giảm tình trạng hoảng loạn và sợ hãi quá mức khi đối mặt với những tình huống gây ám ảnh. Các loại thuốc an thần được chấp thuận dùng trong điều trị sợ đám đông bao gồm Clonazepam và Alprazolam. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây nghiện nên cần phải dùng liều thấp trong thời gian ngắn.

   Tất cả các thuốc dùng điều trị hội chứng sợ đám đông cần phải nghiêm ngặt tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tăng, giảm liều hay tự ý dừng thuốc đột ngột khi bác sĩ chưa cho phép.

 

Các biện pháp tự hỗ trợ tại nhà cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ đám đông

   Bên cạnh các biện pháp điều trị ở trên, bệnh nhân nên áp dụng một số biện pháp tự hỗ trợ dưới đây để giúp kiểm soát sự sợ hãi:

 

Tham gia hoạt động của nhóm nhỏ giúp bạn quen dần với nhiều người.

Tham gia hoạt động của nhóm nhỏ giúp bạn quen dần với nhiều người.

 

  • Tham gia các hoạt động của các nhóm nhỏ để giúp bạn quen dần và tự tin hơn với các sự kiện có nhiều người.
  • Khi gặp các tình huống gây sợ hãi, bạn nên thở sâu để trấn an cảm xúc, giúp bạn bình tĩnh hơn. Đặc biệt, thở sâu còn giúp bạn điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng và lo âu rất tốt.
  • Tạo một ấn tượng nào đó tích cực với đám đông để phá vỡ các liên tưởng tiêu cực. Ví dụ: Đi xem một bộ phim thú vị hoặc đi dạo với người bạn yêu quý.
  • Học cách nhận biết một đám đông ổn định và đám đông không ổn định: Đám đông thường chỉ nguy hiểm khi họ biến thành một nhóm người cuồng nhiệt, thường xảy ra khi họ đang tiến về thứ gì đó họ muốn (ví dụ như một sự kiện mua sắm giảm giá, hoặc đến dự một buổi biểu diễn của ca sĩ nổi tiếng,...). Bạn nên tránh những đám đông nguy hiểm này, sau đó bạn sẽ nhận ra hầu hết các đám đông đều an toàn.
  • Khi phải đến những nơi đông người, bạn nên tập trung làm một việc gì đó như đọc sách, xem điện thoại,.. để giảm sự chú ý tới những người xung quanh. Điều này góp phần hạn chế nỗi sợ và các cảm xúc tiêu cực cho bạn.
  • Thực hiện các kỹ thuật quản lý căng thẳng như ngồi thiền, yoga, massage,...Các kỹ thuật này giúp bạn giải tỏa phiền muộn, sợ hãi, đồng thời giúp tăng sức chịu đựng và sự bình tĩnh.
  • Viết nhật ký cảm xúc của bản thân để xác định tác nhân gây ra những cảm xúc tiêu cực. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các tình huống gây căng thẳng và dễ dàng kiểm soát nỗi sợ hãi hơn.
  • Ngủ đủ giấc: Để bạn có tinh thần thoải mái hơn, sức khỏe tốt hơn. bạn nên đi ngủ trước 23h và ngủ ít nhất từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày vào ban đêm.
  • Thể dục thể thao vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày và 3 lần một tuần. Các hoạt động thể chất sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng thể, giải tỏa căng thẳng, thư giãn tâm trí.
  • Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,... Các chất này gây hại cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

 

Thiền định để kiểm soát sự sợ hãi.

Thiền định để kiểm soát sự sợ hãi.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các biện pháp khắc phục hội chứng sợ đám đông. Hội chứng sợ đám đông gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và có thể trở nên ngày càng nghiêm trọng nếu không được khắc phục sớm. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc hội chứng này thì nên chủ động thăm khám sớm. 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hầu hết, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Thực tế, nếu tinh thần suy kiệt sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ...

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Rối loạn hoảng sợ là một dạng của rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột và vô cùng mạnh mẽ. Bệnh nhân bị khó thở, tim đập nhanh,..

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.

Thành phần BoniBrain gồm những gì? Công dụng, cách dùng như thế nào?

Thành phần BoniBrain gồm cây rễ vàng, L-Tryptophan, Vitamin B3,  Vitamin B6, L- Tyrosine, L- Phenylalanine, Vitamin C, Vitamin B12, Vitamin B9, Trimethylglycine, Mg, Zn. 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Trong mơ, có lúc tôi còn giật mình bật dậy vì nhớ ra có một khoản tiền chợ chưa ghi vào sổ. Thế là, tôi lại thao thức tới sáng với bao suy nghĩ ngổn ngang, nước mắt cứ chảy vòng quanh bên cạnh tiếng thở đều của chồng.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi