Rối loạn tâm thần do bị lạm dụng tình dục ngày còn nhỏ - Làm sao để vượt qua?

Mục lục [Ẩn]

 

    Bị lạm dụng tình dục là điều vô cùng tồi tệ đối với bất kỳ ai, đặc biệt khi nạn nhân là những đứa trẻ ngây thơ, không có khả năng kháng cự. Nó tạo ra một vết thương lớn, dễ dàng đẩy nạn nhân rơi vào hố đen của trầm cảm, rối loạn tâm thần, lạm dụng chất gây nghiện…

 

Trẻ bị lạm dụng tình dục dễ mắc trầm cảm, rối loạn tâm thần

Trẻ bị lạm dụng tình dục dễ mắc trầm cảm, rối loạn tâm thần

 

Những rối loạn tâm thần ở trẻ bị lạm dụng tình dục

    Tiền sử bị lạm dụng tình dục có mối liên hệ chặt chẽ đến sức khỏe tâm thần của nạn nhân. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi, sức khỏe thể chất, tinh thần, mối quan hệ xã hội, sức khỏe tình dục của người bị hại. Điều đó khiến nạn nhân gặp phải những vấn đề như:

  • Trầm cảm: Cả bé trai và bé gái bị lạm dụng tình dục đều có nguy cơ cao bị trầm cảm. Mức độ bị lạm dụng tình dục và mối quan hệ của nạn nhân với hung thủ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như mức độ trầm trọng của trầm cảm. Nạn nhân sẽ có đầy đủ các triệu chứng của trầm cảm, nhưng rõ nhất là những dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật như tăng sự thèm ăn, tăng cân và ngủ nhiều.
  • Rối loạn lo âu sau sang chấn: Nạn nhân có những biểu hiện như:
  • Thường xuyên có những cơn ảo giác, hồi tưởng hoặc gặp ác mộng liên quan đến việc mình bị xâm hại trong quá khứ. 
  • Né tránh mọi người, địa điểm, suy nghĩ hoặc tình huống có thể khiến họ nhớ lại việc mình bị xâm hại trong quá khứ. Đặc biệt, họ sợ tiếp xúc, động chạm với người khác, thậm chí là những người thân trong gia đình. 
  • Tăng nhạy cảm, dễ xuất hiện các cảm xúc quá mức, khó ngủ, mất ngủ, hay cáu gắt, dễ bị giật mình…
  • Có tâm trạng tiêu cực và những suy nghĩ lệch lạc.

 

Người bệnh sợ hãi, xa lánh người khác

Người bệnh sợ hãi, xa lánh người khác

 

  • Lạm dụng chất gây nghiện: Trước những nỗi đau về tinh thần, nạn nhân thường có xu hướng tìm đến các chất kích thích và gây nghiện để giải tỏa, trong đó có thuốc lá, rượu, thậm chí là sử dụng ma túy. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ hút thuốc lá ở những người từng bị lạm dụng tình dục cao gấp 3-5 lần người không bị lạm dụng tình dục.
  • Né tránh, sợ hãi hoặc không quan tâm đến tình dục: Nghiên cứu cho thấy,  nam giới bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ dễ bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn. Còn nữ giới sẽ bị rối loạn hưng phấn tình dục.
  • Nam giới từng bị xâm hại tình dục có khuynh hướng có hành vi phạm tội cao, có những hành động chống đối xã hội, tỏ ra hung hăng và thù địch hơn với người khác.
  • Mắc hội chứng tự hại: Nạn nhân cảm thấy chán ghét bản thân, thấy mình bẩn thỉu và xấu xí, không hài lòng với ngoại hình, thậm chí là có những hành vi tự hại như rạch tay, đập đầu vào tường…
  • Tự sát: Nguy cơ tự sát ở người bị lạm dụng tình dục tăng lên đáng kể so với người bình thường, đặc biệt khi nạn nhân là bé gái.

   Có thể thấy, một đứa trẻ bị lạm dụng tình dục sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề trên sức khỏe tâm thần. Vậy, giải pháp là gì?

 

Đâu là giải pháp cho người bị rối loạn tâm thần do từng bị lạm dụng tình dục?

    Nếu bạn là một nạn nhân của lạm dụng tình dục và đang gặp phải những vấn đề về rối loạn tâm thần thì sau đây sẽ là lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý và bạn bè, người thân

    Chúng tôi hiểu rằng, sẽ rất khó để có thể nói về việc mình từng bị lạm dụng tình dục trong quá khứ và đang gặp phải những bất ổn trên sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể tự mình vượt qua nếu không có sự hỗ trợ từ người khác.

    Hãy đến gặp chuyên gia tâm lý. Họ là những người có kiến thức, kinh nghiệm và được đào tạo để có đủ khả năng đưa ra cho bạn lời khuyên hữu ích, giúp bạn có cách vượt qua nỗi đau trong quá khứ.

    Hãy chia sẻ với người thân, bạn bè, những người mà bạn tin tưởng, người có nhiều kinh nghiệm sống và bạn tin rằng họ sẽ bình tĩnh, lắng nghe, đồng cảm với bạn. Ngoài ra, họ sẽ hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành cùng bạn vượt qua những nỗi đau, ám ảnh trong quá khứ, giúp bạn chữa lành và tiến tới tương lai tốt đẹp hơn.

 

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý và bạn bè, người thân

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý và bạn bè, người thân

      Việc để có thể chia sẻ với người khác về những tổn thương của mình chắc chắn sẽ là điều rất khó. Và chúng tôi có thể giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng hơn. Xin mời bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để chia sẻ với bạn bè, người thân về chứng trầm cảm của bạn?

Xây dựng cơ chế đối phó

    Bạn nên xác định các yếu tố kích hoạt cảm xúc tiêu cực của mình và cách để khắc chế nó. Một số phương pháp như thiền định, chánh niệm, bài tập hít thở sâu sẽ giúp bạn bình tĩnh và thư thái hơn.

Thực hành sự tha thứ

    Việc giữ lòng hận thù lâu dài sẽ tàn phá sức khỏe tinh thần và thể chất của chính chúng ta. Thực hành sự tha thứ không có nghĩa là quên đi hoặc bào chữa cho hành vi của kẻ đã làm tổn thương bạn, mà là buông bỏ nỗi đau, sự hận thù, tức giận, hướng tới sự chữa lành tốt hơn. 

    Bạn nên biết rằng, ở thời điểm hiện tại, tha thứ là điều tốt dành cho bạn chứ không phải cho ai khác.

Viết nhật ký

    Bạn có thể tự do thể hiện cảm xúc của mình thông qua việc viết tất cả những gì bạn cảm nhận, suy nghĩ vào nhật ký. Nó là cách giải tỏa cảm xúc an toàn, không phán xét, hướng tới khả năng tự chữa lành tốt hơn.

 

Hãy viết nhật ký để giải tỏa cảm xúc

Hãy viết nhật ký để giải tỏa cảm xúc

 

Làm thế nào để giúp đỡ một người đã từng bị lạm dụng tình dục trong quá khứ?

   Nếu bạn là người thân, bạn bè, người quan tâm và muốn giúp đỡ những người đang gặp các vấn đề tâm lý do từng bị lạm dụng tình dục trong quá khứ thì sau đây là một số lời khuyên hữu ích:

Lắng nghe câu chuyện của họ (nếu họ muốn chia sẻ)

    Nếu người đó tỏ ra ngần ngại, lưỡng lự khi chia sẻ câu chuyện của mình, bạn hãy cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe và ở bên nếu họ cần. Nếu họ chưa sẵn sàng, bạn cũng đừng thúc ép họ phải kể ra mọi chuyện.

    Trong quá trình chia sẻ về tình trạng của mình, người bệnh có thể sẽ bày tỏ sự tức giận, sợ hãi, buồn bã, thất vọng… Lúc này, bạn cần bình tĩnh và lắng nghe. Lưu ý, không nên nắm tay, vỗ vai… cho dù bạn có ý tốt khi họ có hành động né tránh. Ngoài ra, bạn phải tin vào câu chuyện của họ.

    Bệnh nhân cần được đồng cảm, vì vậy bạn hãy cho họ biết rằng bạn hiểu những gì họ đang phải trải qua, bạn đồng cảm và sẵn sàng ở cạnh, giúp đỡ để họ vượt qua những khó khăn đang gặp phải.

Tự tìm hiểu về những vấn đề tâm lý ở người từng bị lạm dụng tình dục

    Khi muốn giúp đỡ một ai đó, bạn cần hiểu rõ tình trạng mà họ đang gặp phải. Vì vậy, bạn nên tự tìm hiểu về các vấn đề tâm lý mà người bị lạm dụng tình dục thường phải đối mặt, các phương pháp chữa lành… để có sự hỗ trợ cho họ tốt nhất.

Hãy là một nguồn hỗ trợ liên tục

    Sẽ cần có một thời gian dài để người bệnh chữa lành được những nỗi đau, tổn thương thời thơ ấu. Trong suốt thời gian đó, họ có thể có những phản ứng tiêu cực trước nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. Lúc đó, bạn nên:

  • Tiếp tục lắng nghe, đừng cố gắng đưa ra lời khuyên hoặc cách giải quyết vấn đề mà hãy yên lặng và lắng nghe họ.
  • Hãy để họ thể hiện cảm xúc của mình. Đừng nói những câu sáo rỗng như “Đừng khóc”, “hãy vui lên” mà chỉ cần yên lặng ở cạnh họ. 
  • Hãy để họ biết rằng bạn luôn ở bên và hỗ trợ họ. Ví dụ, họ đang không thoải mái và muốn rời khỏi một bữa tiệc càng sớm càng tốt thì bạn hãy nói với họ rằng bạn rất vui khi rời bữa tiệc đó cùng họ.
  • Hỏi xem họ có cần gì ở bạn không. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết họ đang cần gì. Nhưng sẽ rất tuyệt khi họ mở lòng và nói với bạn là họ cần bạn hỗ trợ điều gì đó.

 

Hãy ở bên, lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ người bệnh

Hãy ở bên, lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ người bệnh

 

Hỗ trợ họ tìm đến chuyên gia tâm lý

    Sự giúp đỡ chuyên nghiệp là điều cần thiết đối với người đang gặp vấn đề tâm lý do từng bị lạm dụng tình dục.

    Đồng thời, bạn cũng nên khuyến khích họ tiếp nhận nhiều hỗ trợ nhất có thể. Nó có thể bao gồm liệu pháp tâm lý, liệu pháp tình dục, tham gia các nhóm hỗ trợ, nói chuyện thêm với những người thân, bạn bè khác.

Tôn vinh sự phục hồi và cố gắng của họ

   Phục hồi sau lạm dụng tình dục là một quá trình lâu dài và khác nhau ở mỗi người.

    Khi đồng hành cùng người bệnh, bạn cần kiên nhẫn và công nhận, tôn vinh họ khi đã dám đương đầu, cố gắng đối mặt, vượt qua những ám ảnh tâm lý. Bạn cũng có thể cùng họ thực hiện một hoạt động nào đó để chúc mừng họ. Ví dụ, sau khi thực hiện một buổi trị liệu tâm lý, hãy cùng họ nấu một bữa ăn đặc biệt hoặc đi dạo…

    Quá trình chữa lành cho người gặp các rối loạn tâm thần do từng bị lạm dụng tình dục luôn cần có người ở bên hỗ trợ. Khi họ có sự tiến bộ, hãy công nhận và khen ngợi. Khi họ nản chí, không vượt qua được hoặc có những phản ứng tiêu cực, hãy nhẹ nhàng ở bên và động viên họ, tiếp thêm động lực để họ có thể dần trở lại cuộc sống bình thường như bao người khác nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trong một báo cáo điều tra sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam do Viện Xã hội thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam công bố ngày 18/11/2022, kết quả cho thấy 21,7% trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Chấn thương tâm lý bởi nỗi đau bị lạm dụng tình dục

     Thời gian qua, không ít những sự việc đau lòng khi những đứa trẻ ở tuổi 'ăn chưa no, lo chưa tới' bị lạm dụng tình dục, thậm chí dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Nhiều nạn nhân của hành vi xâm hại tình dục đã chia sẻ rằng, việc bị xâm hại từ lúc còn thơ ấu đã tác động cực kì tiêu cực lên cuộc đời họ, những tổn thương về mặt tâm lý bám theo họ dai dẳng, chi phối đến hành vi và nhận thức của trẻ trong cả quãng đời về sau.  

Trẻ bị bỏ rơi là như thế nào? Hậu quả ra sao?

Đứa bé không được cung cấp đồ ăn, không được dạy dỗ, không được đi học… đều xem là trẻ bị bỏ rơi.

17 tuổi, tôi đã r-ạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

Rối loạn tâm thần vì áp lực “con ngoan trò giỏi”

Các chuyên gia cho rằng, áp lực học tập và kỷ luật khắc nghiệt của gia đình là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương tâm lý ở trẻ em. Không ít học sinh thậm chí còn mắc các rối loạn tâm thần vì áp lực “con ngoan trò giỏi”.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi