Phát bệnh, rối loạn tâm thần vì phải kiêng cữ sau sinh

Mục lục [Ẩn]

 

   Thói quen ở cữ sau sinh đã được truyền miệng qua nhiều thế hệ với những quy tắc rất khắt khe, nghiêm ngặt. Nhiều phụ nữ sau sinh chia sẻ với chúng tôi rằng họ cảm thấy quá mệt mỏi, ám ảnh khi bị ép phải kiêng khem theo hàng loạt những quy tắc vừa dài vừa vô lý, thậm chí có chị có các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.

 

Phát bệnh, rối loạn tâm thần vì phải ở cữ sau sinh.

Phát bệnh, rối loạn tâm thần vì phải ở cữ sau sinh.

 

Khổ sở vì muôn vàn kiểu ở cữ “phi khoa học”

   Như trường hợp của chị Thanh, năm nay 30 tuổi. Chị Thanh kết hôn từ năm 2022 nhưng năm nay mới có tin vui, thêm nữa chồng chị Thanh là con trai trưởng nên gia đình cả hai bên đều rất kỳ vọng vào đứa trẻ này. Sau sinh, chị về nhà mẹ chồng để ở cữ, đã biết trước mẹ chồng kỹ tính nên chị và chồng cũng động viên nhau nhường nhịn để không khí gia đình hòa thuận, êm ấm. Tuy nhiên, chị không nghĩ rằng việc ở cữ lại bức bách như vậy.

   Mẹ chồng chị yêu cầu chị phải mặc quần áo dài, không được bật điều hòa, không tắm rửa mà chỉ được dùng khăn ấm lau người. Về bữa ăn, chị cũng chỉ được ăn một số món nhất định. Mỗi ngày, chị chỉ được ăn thịt lợn luộc vào canh rau ngót còn bữa sáng là cháo chân giò, cơm nếp, trứng luộc hoặc pha sữa đặc để “gọi sữa về”. Tuy rằng chị đã nhiều lần nói với mẹ rằng sản phụ phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhưng mẹ chồng gạt phắt đi.

   Ăn uống thiếu chất, không được tắm rửa lại bị “bế quan tỏa cảng” trong nhà , không có người chia sẻ khiến chị Thanh bức bối, mất ngủ và tắc sữa. Chưa kể, chị còn bị ngứa vùng kín, có mùi hôi, khó chịu. Sau khi đi khám, chị Thanh được kết luận bị toác vết khâu tầng sinh môn, vùng kín bị nhiễm trùng do vệ sinh không sạch sẽ. Chị cũng có dấu hiệu stress, trầm cảm sau sinh.

>>> Xem thêm: 7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh cần nhận biết sớm.

   Tương tự như chị Thanh, quãng thời gian sau đẻ cũng là chuỗi ngày ám ảnh với chị Hằng (33 tuổi). Chia sẻ với chúng tôi, chị cho biết mình bị mẹ chồng bắt kiêng tắm gội để ngừa chân tay bị nổi gân guốc, đau nhức, ốm vặt. Bên cạnh những bữa cơm chính, suốt một tháng ở cữ, mỗi ngày chị đều phải ăn ba bát tô cháo móng giò. Thời gian đầu, chị ăn khá ngon lành nhưng đến ngày thứ 7, chị không chịu nổi xin chỉ ăn một bữa thì mẹ chồng chị không đồng ý, bà còn quát chị rằng: “Giờ làm mẹ rồi, không phải là trẻ con mà thích ăn gì mới ăn”. Mỗi bữa ăn với chị Hằng như tra tấn, chị ăn mà nước mắt nước mũi dàn dụa.

   Ban ngày chăm con mệt mỏi mà ban đêm con cũng thường tỉnh giấc giữa đêm, chị Hằng hầu như đêm nào cũng phải thức để chăm con, còn chồng chị vì ban ngày đi làm nên đã ở riêng sang phòng khác để ngủ cho con. Ăn không ngon lại ngủ không đủ giấc khiến chị Hằng mệt mỏi vô cùng, ấy vậy mà chị vẫn phải nghe tiếng cằn nhằn của mẹ chồng: “Ở nhà có mỗi việc chăm con mà lúc nào cũng kêu mệt, người khác còn làm bao nhiêu là việc có mệt đâu”. Những điều này khiến chị cảm thấy bế tắc, tủi thân, hay khóc. Thấy vợ mệt mỏi, mất ngủ, tâm trạng tiêu cực, người chồng đưa chị đi khám. Bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị trầm cảm nhẹ, rối loạn lo âu, cần thay đổi lối sống và giảm bớt áp lực.

 

Muôn vàn kiểu ở cữ phi khoa học khiến càng sản phụ ám ảnh.

Muôn vàn kiểu ở cữ phi khoa học khiến càng sản phụ ám ảnh.

 

   Trên thực tế, số người bị trầm cảm sau sinh trong thời gian ở cữ như chị Thanh và chị Hằng không phải là số ít. Nghiên cứu tại một số bệnh viện phụ sản ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh từ 11% đến 33% và thường khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau sinh. Bệnh có tỷ lệ tái phát cao. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá trầm cảm là gánh nặng nhất trong tất cả tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến phụ nữ.

>>> Xem thêm: Cảnh báo: Trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến nhiều bi kịch đáng tiếc.

    Nguyên nhân dẫn đến điều này do sau sinh là giai đoạn nhạy cảm, những thay đổi hormone trong cơ thể kèm theo là áp lực mệt mỏi kéo dài khiến sản phụ dễ bị stress, trầm cảm. Lúc này, nếu không được nhận được sự quan tâm giúp đỡ của người thân, đặc biệt là người chồng hay mâu thuẫn trong việc ở cữ và chăm sóc con cái đều sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến phụ nữ trầm cảm sau sinh - Thấu hiểu để vượt qua

 

Kiêng cữ thế nào cho đúng?

Những quan điểm sai lầm về việc ở cữ sau sinh

Dưới đây là một số quan điểm sai lầm về việc ở cữ sau sinh mà sản phụ cần lưu ý:

  • Kiêng tắm gội trong vòng 1 tháng: Không tắm gội khiến sản phụ sau sinh có thể mắc phải một số bệnh về da như: nấm, ngứa ngáy và khó chịu, thậm chí rất nhiều trường hợp còn bị nhiễm trùng tầng sinh môn.
  • Nằm trong phòng ngủ kín: Phòng ngủ quá kín có thể làm tăng độ ẩm trong phòng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây nguy cơ bệnh tật cho mẹ và em bé.
  • Nằm trên than và sưởi ấm:Việc các sản phụ cần giữ ấm cơ thể là hoàn toàn đúng vì sau sinh, sản phụ bị mất nhiều máu, năng lượng cơ thể cũng bị giảm sút nên rất dễ bị nhiễm cảm. Tuy nhiên, việc nằm than, hơ nóng cơ thể bằng than là hoàn toàn sai lầm. Một số hậu quả do nằm than có thể xảy ra như khí CO2 phát ra từ than có thể gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Kiêng cữ thế nào cho đúng chuẩn khoa học?

Dưới đây là lời khuyên của các bác sĩ về việc kiêng cữ sau sinh:

  • Vệ sinh sạch sẽ thân thể: Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên tắm bằng nước lạnh để tránh bị mất nhiệt, nên tắm bằng nước ấm, tắm nơi kín gió và không ngâm nước quá lâu. Thường xuyên gội đầu để tránh mồ hôi bết tóc gây nấm đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của sản phụ.
  • Ăn uống đầy đủ, đa dạng nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là trái cây và rau củ. Trong 6 tháng đầu, mẹ ăn thêm 19 gram đạm một ngày so với nhu cầu bình thường, tổng lượng đạm nạp vào là 79g. Cần cung cấp 20-30% chất béo, vitamin, uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

 

Sản phụ nên ăn đầy đủ, đa dạng nhiều chất dinh dưỡng.

Sản phụ nên ăn đầy đủ, đa dạng nhiều chất dinh dưỡng.

 

  • Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 25-27 độ C, không sử dụng chế độ quạt gió. Những lúc không sử dụng điều hòa, nên mở cửa để không khí được lưu thông.
  • Tốt nhất là thỉnh thoảng mở cửa sổ để cho không khí và ánh sáng mặt trời chiếu vào.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, sau 6-8 giờ có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau có thể tự đi lại được. Vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung, tử cung trở về đúng vị trí cũ và sản dịch có thể thoát ra ngoài, tăng nhu động ruột và tránh bí tiểu, táo bón.
  • Sản phụ có thể ra ngoài đi dạo, hít thở khí trời, miễn là mặc đủ ấm, che chắn kỹ càng.

 

Những lưu ý để phòng tránh trầm cảm sau sinh

Vai trò của người thân

   Trong giai đoạn này, vai trò của người thân rất quan trọng, đặc biệt là người chồng. Rất nhiều ông chồng nghĩ rằng, chỉ cần cung cấp vật chất cho vợ là đủ mà không hề nhận thức được sự quan tâm, chia sẻ bằng hành động và lời nói động viên có thể giúp người vợ tránh được nguy cơ trầm cảm.

   Người chồng, gia đình, người thân cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kỳ hậu sản, chủ động làm việc nhà, chăm sóc con để sản phụ giảm bớt gánh nặng, tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: Chồng nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh?

   Ngoài ra, nếu cần thiết thì nên sắp xếp để vợ về nhà ngoại, bởi đây là nơi luôn cho họ sự thoải mái và an tâm. Mặc dù không phải tất cả nhưng trên thực tế có không ít chị em bị trầm cảm sau sinh do áp lực từ phía nhà chồng, đặc biệt là mâu thuẫn trong chăm sóc em bé hoặc bị chê bai, so sánh với những người mẹ khác.

>>> Xem thêm: Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại.

Bản thân người mẹ

   Bản thân người mẹ cần lưu ý:

  • Cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ, đi ngủ sớm hơn nếu bạn phải thức dậy nửa đêm cho bé bú. Nên ngủ buổi trưa dù chỉ 30 phút.
  • Nói chuyện và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để trút bỏ những cảm giác mệt mỏi trong người.
  • Nên hỏi bạn bè và gia đình về kinh nghiệm chăm sóc em bé của họ.
  • Sống tích cực, suy nghĩ lạc quan, đừng để những điều buồn chán làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
  • Hãy nhớ rằng bạn luôn là người mẹ tốt nhất cho con của mình, đừng bao giờ so sánh mình hay con mình với người khác, đừng để áp lực đè nặng lên đôi vai của bạn.
  • Học cách thư giãn mỗi ngày: Chị em nên dành ra khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập giúp thư giãn như ngâm chân với nước ấm, hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga,…

 

Tập thể dục vừa giúp sản phụ tăng cường sức khỏe, vừa cải thiện tâm trạng.

Tập thể dục vừa giúp sản phụ tăng cường sức khỏe, vừa cải thiện tâm trạng.

 

  • Sau khi sức khỏe đã ổn định, mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng để phục hồi thể trạng. Tập thể dục còn giúp não bộ tăng sản sinh hormone serotonin và endorphin. Cả hai hormone này đều có tác dụng thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ, lạc quan và phấn chấn.
  • Cuộc sống tù túng sẽ khiến cho người mẹ dễ buồn bã, căng thẳng và đôi khi phát triển thành chứng trầm cảm. Do đó, mẹ nên dành thời gian cho bản thân bên cạnh việc chăm sóc trẻ.

   Việc kiêng cữ sau sinh không nên quá khắt khe, vừa dễ rước bệnh vào người, vừa ảnh hưởng đến tinh thần của sản phụ, làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh nguy hiểm, cần được nhận biết và can thiệp kịp thời. Hi vọng thông tin của bài viết trên đây sẽ giúp các chị em biết cách phòng tránh hiệu quả căn bệnh này để có được một sức khỏe tốt chăm sóc và nuôi dạy con cái.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm sau sinh

Bài viết liên quan

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

    Ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp cũng là ngày tôi phát hiện ra mình có bầu, đám cưới của chúng tôi đã diễn ra sau đấy không lâu. Nhưng đó mới là lúc bi kịch của cuộc đời tôi bắt đầu.

7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh cần nhận biết sớm

Nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm sau sinh là điều quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của mẹ và bé…

Chồng nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh?

Chồng nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh?

Yêu đời trở lại sau khi bị trầm cảm do sống chung với mẹ chồng

Chị Bùi Thị Thu Hằng (32 tuổi, số 355 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Trầm cảm sau sinh ở nam giới

Trầm cảm sau sinh ở nam giới
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi