Mục lục [Ẩn]
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai dạng rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới với những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng của hai dạng rối loạn tâm thần này. Vậy, trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa trầm cảm và rối loạn lo âu nhé!
Trầm cảm và rối loạn lo âu khác nhau ở chỗ nào?
Mối quan hệ giữa rối loạn lo âu và trầm cảm
Trầm cảm và rối loạn lo âu có những đặc điểm sinh học giống nhau. Người mắc các rối loạn tâm thần này đều có sự thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và epinephrine ở trong não.
Tuy vậy, trầm cảm và rối loạn lo âu lại khác nhau ở những triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Nhiều người cho rằng, hai dạng rối loạn tâm thần này có thể được coi là hai mặt của một đồng xu, chúng hoàn toàn đối lập nhau.
Ví dụ, cả hai chứng bệnh này đều khiến bệnh nhân có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực kéo dài. Họ dễ mất niềm tin vào cuộc sống và bản thân. Tuy nhiên, dù lo lắng nhưng người bị rối loạn lo âu lại vẫn còn năng lượng. Trong khi đó, người trầm cảm lại cực kỳ mất năng lượng, cảm giác mệt mỏi cả ngày.
Trầm cảm và rối loạn lo âu có thể xảy ra riêng biệt hoặc đồng thời xảy ra cùng một lúc. Nếu người bệnh đồng thời có dấu hiệu của trầm cảm và rối loạn lo âu nhưng không có triệu chứng nào chiếm ưu thế rõ ràng thì được gọi là rối loạn lo âu trầm cảm. Nếu có dấu hiệu lo âu rõ rệt, trong khi đó mức độ trầm cảm lại nhẹ hơn thì cần xem xét để đưa ra chẩn đoán rối loạn lo âu. Khi cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì chẩn đoán trầm cảm phải được ưu tiên trước.
Vậy rối loạn lo âu và trầm cảm khác nhau như thế nào?
Như đã nói ở trên, người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm sẽ có các triệu chứng khác nhau cả trên tinh thần và thể chất.
Sự khác biệt về triệu chứng trên tinh thần
Người bệnh rối loạn lo âu thường có các triệu chứng như:
- Lo lắng quá mức về những thứ sắp xảy ra trong tương lai.
- Có những suy nghĩ tiêu cực cứ lặp đi lặp lại và không thể kiểm soát.
- Dù lo lắng nhưng họ lại vẫn còn năng lượng.
- Tránh né những tình huống có thể gây lo lắng, sợ hãi (đặc biệt thường gặp ở bệnh nhân rối loạn lo âu ám ảnh sợ).
- Suy nghĩ về cái chết theo hướng sợ chết.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác tùy thuộc vào loại rối loạn lo âu họ mắc phải. Ví dụ: Một người mắc rối loạn lo âu tổng quát (GAD) có thể lo lắng về nhiều vấn đề khác nhau, còn một người bị rối loạn lo âu xã hội (SAD) có nỗi sợ kéo dài, mãnh liệt trước các tình huống phải giao tiếp với người khác, hoặc sợ bị ai đó nhìn và phán xét.
Còn khi bị trầm cảm, bệnh nhân sẽ:
- Cảm thấy tuyệt vọng về bản thân và tương lai, cho rằng sẽ không có bất kỳ điều gì tốt đẹp xảy ra hết.
- Cảm thấy bản thân mình vô dụng, không có giá trị, không làm được bất kỳ điều gì hết.
- Người bệnh cực kỳ mất năng lượng, cảm giác mệt mỏi cả ngày.
- Cho rằng mọi cố gắng để thay đổi suy nghĩ hoặc cảm nhận tiêu cực là không có ý nghĩa.
- Nghĩ về cái chết theo hướng cho rằng bản thân không đáng để sống hoặc đang là gánh nặng cho người khác. Trong các trường hợp trầm cảm từ trung bình đến nặng, ý định tự tử có thể sẽ cụ thể hơn.
Khi mắc rối loạn trầm cảm nặng (MDD), những kiểu suy nghĩ này thường xuyên, dai dẳng và xuất hiện ở nhiều thời điểm trong một ngày và kéo dài nhiều ngày.
Để thấy điểm khác biệt rõ ràng hơn, bạn có thể theo dõi bảng tóm tắt sau:
Rối loạn lo âu |
Trầm cảm |
|
|
Sự khác biệt về triệu chứng trên thể chất
Các triệu chứng trên thể chất của hai rối loạn tâm thần này cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể:
Khi bị rối loạn lo âu, cơ thể của người bệnh giống như bị kích thích, họ thường có các triệu chứng thể chất như:
- Khó tập trung do kích động hoặc có những suy nghĩ không thể kiểm soát.
- Chóng mặt.
- Triệu chứng của việc thần kinh thực vật hoạt động quá mức: Thở gấp, mạch đập nhanh, đổ mồ hôi, khô miệng.
- Có một số rối loạn vận động như bồn chồn, mệt mỏi, căng cơ, đầu trong trạng thái căng thẳng không thể thư giãn, run tay run chân.
- Khó thở.
- Rối loạn tiêu hóa (ví dụ, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón).
- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó vào giấc, dễ bị thức giấc giữa đêm, giấc ngủ ngắn, mệt mỏi sau khi thức dậy, buồn ngủ vào ban ngày).
Ngược lại, với bệnh nhân trầm cảm thì ta có thể thấy rõ sự mất năng lượng trên thể chất của họ:
- Khó tập trung, khó ghi nhớ do những suy nghĩ tiêu cực chiếm cứ trong đầu.
- Thay đổi khẩu vị và mất cảm giác thèm ăn.
- Phản ứng trở nên chậm chạp hơn.
- Không muốn làm bất kỳ điều gì, trở nên lười biếng hơn.
- Rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn trước.
- Có những nỗi đau về thể chất một cách vô cớ như đau đầu, đau bụng, đau xương khớp,....
BoniBrain - Giải pháp giúp cải thiện cả rối loạn lo âu và trầm cảm đến từ Mỹ
Như chúng ta đã biết, dù có những triệu chứng khác nhau nhưng hai rối loạn tâm thần này đều xuất phát từ sự thay đổi bất thường về nồng độ của một số hormone hạnh phúc như serotonin và dopamine. Nồng độ serotonin và dopamin thấp dẫn đến tâm trạng buồn bã, lo âu, bất an, cảm giác chán nản, thất vọng, giảm động lực và sự nhiệt tình, suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, rệu rã, thiếu năng lượng.
Do đó, để cải thiện rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, bệnh nhân nên tham khảo sử dụng sản phẩm BoniBrain từ Mỹ.
BoniBrain là sản phẩm có chứa 12 thành phần bao gồm thảo dược, các acid amin tự nhiên, các vitamin và nguyên tố vi lượng, cụ thể:
- Cây rễ vàng: Kích thích tăng tiết cả serotonin và dopamin trong cơ thể.
- L-Tryptophan, Vitamin B3, Vitamin B6: Kích thích cơ thể tăng tiết Serotonin, tham gia vào quá trình tổng hợp serotonin trong cơ thể.
- L- Phenylalanine, L-Tyrosine, Vitamin C, Vitamin B9, Vitamin B12: Kích thích cơ thể tăng tiết Dopamin, tham gia vào quá trình tổng hợp dopamin trong cơ thể.
- Trimethylglycine, magie, kẽm: Nuôi dưỡng não bộ, làm dịu thần kinh, tăng năng lượng cho cơ thể.
Thành phần và công dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
Nhờ các thành phần trên, BoniBrain giúp kích thích sản sinh serotonin và dopamin, từ đó giúp giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu, cải thiện mất ngủ do căng thẳng thần kinh, giúp tinh thần sảng khoái, hạnh phúc, tăng năng lượng cho bệnh nhân. Nhưng với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, BoniBrain mang lại hiệu quả cao và rất an toàn cho người sử dụng.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã nắm được phần nào cách phân biệt rối lo âu và trầm cảm. Để được tư vấn thêm về hai dạng rối loạn tâm thần này, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập