Áp lực mệt mỏi vì tiệc tất niên

Mục lục [Ẩn]

 

   Càng gần Tết Nguyên Đán, người đi làm càng xuất hiện nhiều áp lực không tên. Họ lo tiền nong, lo tình duyên, lo công việc… Chưa hết, những bữa tiệc tất niên cũng tạo thêm áp lực mệt mỏi cho họ. Dù không muốn tham gia nhưng vì sợ cấp trên xét nét, họ lại ép bản thân cố gắng chịu đựng những áp lực đó.

 

Áp lực mệt mỏi vì tiệc tất niên

Áp lực mệt mỏi vì tiệc tất niên

 

Tết Nguyên Đán và những áp lực thường gặp

  • Nỗi lo về kinh tế: Tết là dịp nghỉ ngơi của người lao động. Thế nhưng, họ thường phải đau đáu nỗi lo tiền bạc bởi rất nhiều khoản chi tiêu, chẳng hạn như:
  • Sắm đồ tết: Bánh kẹo, đồ trang trí nhà cửa
  • Tiền biếu nội ngoại hai bên để sắm tết
  • Tiền lì xì cho ông bà, con cháu
  • ….

   Năm vừa qua, nền kinh tế vốn bị suy thoái. Áp lực kinh tế cận Tết thật sự trở thành nỗi lo lắng lớn, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn.

  • Quay cuồng với công việc ngày Tết: Trước khi Tết đến, nhà nào cũng đều tất bật dọn dẹp nhà cửa, trang trí hoành tráng, lộng lẫy. Trong Tết, mọi người lại quay cuồng với những mâm cơm cúng, bữa cơm thân mật đầy ắp những món sơn hào hải vị. Chung quy chỉ có vậy nhưng để bắt tay vào làm, ai ai cũng sợ vì rất nhiều việc.
  • Công việc chất đống: Cứ vào khoảng thời gian cuối năm thì chuyện công việc lại trở nên căng thẳng bởi các công ty tất bật chạy đua nước rút để kịp tiến độ và đạt chỉ tiêu. Hàng loạt nhiệm vụ cần hoàn thành, vô vàn báo cáo tổng kết,... khiến nhiều người rơi vào tình trạng chạy đua deadline, kiệt sức vì công việc vào giai đoạn cuối năm.

   Chưa dừng lại ở đó, những bữa tiệc tất niên cũng tạo áp lực mệt mỏi cho nhiều dân văn phòng.

 

Bữa tiệc tất niên cũng tạo áp lực mệt mỏi cho nhiều dân văn phòng

Bữa tiệc tất niên cũng tạo áp lực mệt mỏi cho nhiều dân văn phòng

 

Áp lực mệt mỏi vì tiệc tất niên

   Tiệc tất niên vốn là dịp tổng kết cuối năm của công ty. Tại bữa tiệc này, ban lãnh đạo sẽ gửi lời cảm ơn tới sự nỗ lực của mọi thành viên trong năm vừa qua. Đồng thời, đây cũng là lúc nhân viên xả hơi, thư giãn sau một năm lao động vất vả. Thế nhưng mấy năm nay, nhiều công ty đã biến tiệc tất niên thành áp lực mệt mỏi cho người lao đồng.

   Chẳng hạn như chị Ngọc, 25 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cả tuần nay chị vờ đi tập tễnh đến cơ quan, liên tục kêu chân đau nhức để không phải tập văn nghệ chuẩn bị cho buổi tiệc cuối năm. Cô chia sẻ, tăng ca còn không sợ bằng việc phải vào đội văn nghệ để tranh giải với các phòng ban khác. Hoạt động này gây áp lực mệt mỏi và tốn thời gian. Bởi lẽ, để có tiết mục trình diễn 3-5 phút hoàn chỉnh, cô phải tập luyện cường độ cao ngoài giờ làm việc suốt một tháng.

   Những năm trước, Ngọc luôn được trưởng phòng thêm vào danh sách biểu diễn vì cô là nhân viên mới, chưa lập gia đình. Thấy phiền phức, năm nay cô lên kế hoạch giả vờ bị trật khớp chân trước khi chốt danh sách đội văn nghệ.

   Một trường hợp khác là Đức Minh, 37 tuổi, ở TP HCM cũng cảm thấy áp lực mệt mỏi với tiệc tất niên của công ty. Anh liên tục bị ép rượu và nhiều phần trình diễn không phù phù hợp với văn hóa công sở. Điển hình là bữa tiệc tổng kết vài ngày trước, công ty anh thuê một nhóm nhảy ăn mặc hở hang, trình diễn trên sân khấu. Anh nói “Đi ăn tiệc cuối năm mà tưởng lạc tới quán bar, hét vào tai nhau cũng không nghe thấy gì”.

 

Tiệc tất niên thường phải uống nhiều rượu bia

Tiệc tất niên thường phải uống nhiều rượu bia

 

Tình trạng áp lực mệt mỏi vì tiệc tất niên đang ngày càng phổ biến

   Ngoài Ngọc và Minh, trên mạng xã hội còn có nhiều bài đăng than vãn việc ngại đi tiệc cuối năm. Mà không chỉ ở Việt Nam, báo cáo cuối năm 2023 của nền tảng tuyển dụng trực tuyến Lagou Trung Quốc cũng cho thấy, 54% người được khảo sát bày tỏ sự miễn cưỡng tham gia các bữa tiệc của công ty. Lý do chính là họ không thích giao tiếp và 1/3 số người cảm thấy áp lực mệt mỏi vì phải tham gia biểu diễn văn nghệ.

   Với gần 20 năm trong lĩnh vực quản lý hành chính nhân sự tại các tập đoàn lớn ở Hà Nội, bà Vũ Thanh Hà cho biết, mỗi khi tổ chức tiệc tất niên, bà nhận được nhiều phản hồi không thích hoặc từ chối tham gia. Lý do từ chối thường gặp nhất là lượng công việc cuối năm lớn, cần giải quyết gấp. Ngoài ra, một số người đã tham gia quá nhiều buổi liên hoan, tiệc tùng cùng bạn bè, gia đình nên bị bội thực. Họ nảy sinh tâm lý ngại tham gia với công ty.

   Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, đời sống của người lao động ngày càng nâng cao, việc tổ chức ăn uống tại nhà hàng hay khách sạn không còn tạo hứng thú như trước. Những nhân viên có tuổi không thích tham gia các hoạt động sôi nổi, số khác phải chuẩn bị Tết nên viện lý do không có thời gian. Cuối cùng, họ bị cấp trên bắt ép biểu diễn văn nghệ khiến họ cảm thấy áp lực mệt mỏi.

 

Áp lực vì bị ép biểu diễn văn nghệ

Áp lực vì bị ép biểu diễn văn nghệ

 

   Khi phải miễn cưỡng tham gia tiệc tất niên, người lao động dễ bị ức chế, gây ảnh hưởng đến công việc, thậm chí mất đoàn kết tập thể. Chẳng hạn như chị Ngọc, nhiều năm bị ép buộc biểu diễn văn nghệ khiến cô nảy sinh tâm lý chống đối, nghĩ ra mọi cách để trốn tham gia.

   Còn với Đức Minh, sau nhiều lần tham dự các bữa tiệc không phù hợp, anh từ chối tham gia buổi tất niên của công ty những năm tới. Anh dự định trước khi nghỉ Tết sẽ rủ đồng nghiệp thân thiết tổ chức bữa tiệc nhỏ thân mật, ấm cúng.

 

Hướng đi nào tổ chức tiệc tất nhiên mà không gây áp lực mệt mỏi?

   Để không gây áp lực mệt mỏi cho nhân viên khi tham gia tiệc cuối năm, bà Thanh Hà nhấn mạnh điều quan trọng nhất là dựa trên tinh thần tự nguyện.

   Bên cạnh đó, phòng ban tổ chức nên tạo sự mới mẻ để thu hút nhân viên như:

  • Mời ca sĩ nổi tiếng
  • Người dẫn chương trình chuyên nghiệp, tạo cơ hội cho mọi người được giao lưu.

   Còn nếu tổ chức cuộc thi tranh tài giữa các phòng ban, công ty có thể nâng cao giá trị giải thưởng, đưa ra những phần quà hấp dẫn để mọi người có động lực phấn đấu, khuấy động phong trào dịp cuối năm.

   Đồng thời, mỗi nhân viên cũng nên bày tỏ quan điểm cá nhân về tiệc tất niên của công ty. Nếu thích hay không cũng phải giải thích rõ ràng nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả các hoạt động tập thể. Tránh trường hợp vừa tốn tiền vừa rước bực vào bản thân lại khiến nội bộ dễ chia rẽ.

   Như vậy, Tết càng đến gần, người lao động lại càng bị nhiều áp lực mệt mỏi. Tết vốn là dịp để nghỉ ngơi và đoàn tụ với gia đình. Bạn đừng nên tự tạo áp lực cho bản thân mà hãy cân bằng giữa công việc, tiền bạc và sức khỏe. Chúc các bạn chào đón năm mới vui vẻ, hạnh phúc!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Áp lực

Bài viết liên quan

Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?

Thế giới luôn vận động và thay đổi từng giờ, từng phút. Muốn không bị bỏ lại, con người buộc mình phải học tập, làm việc không ngừng. Và để thực hiện được điều đó, nhiều khi thứ chúng ta mang ra đánh đổi chính là thời gian cho những nhu cầu hạnh phúc cá nhân của mình.

Trầm cảm ở người nổi tiếng: Nguyên nhân do đâu?

Trở thành người nổi tiếng vốn là ước mơ của bao người: Giàu có, xinh đẹp, tên tuổi được hàng triệu người biết tới. Nhưng đằng sau ánh hào quang rực rỡ ấy, những người nổi tiếng cũng phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau.

Khảo sát: 42% người Việt Nam đi làm trong trạng thái căng thẳng, stress

Theo khảo sát của Anphabe (một trong những đơn vị trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm), có tới 42% người lao động tại Việt Nam đi làm trong trạng thái mệt mỏi với tần suất stress từ thường xuyên đến rất thường xuyên.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi