Thiếu tự tin vào bản thân: Nguyên nhân và hệ lụy đáng tiếc!

Mục lục [Ẩn]

 

   Để thành công trong cuộc sống, trước hết chúng ta cần phải có niềm tin vào bản thân. Việc thiếu tự tin sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu, hành động thiếu quyết đoán và rất khó đạt được điều mình muốn. Đặc biệt, tình trạng này còn gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc khác.

 

Như thế nào là thiếu tự tin?

Như thế nào là thiếu tự tin?

 

Như thế nào là thiếu tự tin?

   Thiếu tự tin hay tự ti là thuật ngữ chỉ người tự đánh giá thấp về bản thân, không tin tưởng vào năng lực của chính mình. Họ luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn so với người khác.

   Người thiếu tự tin không phải người khiêm tốn, cũng không phải người hướng nội. Điểm giống nhau ở những kiểu người này đều không thích bị chú ý, ít nói. Tuy nhiên, người tự ti thường không dám nêu ý kiến của bản thân kể cả khi họ biết điều đó đúng. Còn người khiêm tốn và hướng nội thì khi cần làm một việc nào đó, họ sẽ cực kỳ quyết đoán, nói chuyện rành mạch, xử lý các vấn đề đâu ra đấy.

 

Dấu hiệu nhận biết người thiếu tự tin

   Một người thiếu tự tin luôn nghi ngờ khả năng, trình độ và sự hiểu biết của bản thân. Tính cách này thường bộc lộ rõ ràng khi đứng trước một hoàn cảnh, tình huống mà họ phải đưa ra quyết định hay phải phát biểu ý kiến.

   Cụ thể, một số dấu hiệu nhận biết người thiếu tự tin bao gồm:

  • Ngại ngùng hoặc từ chối khi người khác khen thưởng.
  • Thường không dám nêu ý kiến trong các cuộc hội họp hay ở những nơi đông người. Nếu phải đưa ra ý kiến, họ sẽ nói chung chung kiểu “thế nào cũng được” hoặc “mình theo ý kiến của mọi người” mặc dù họ có thể không thích ý tưởng đó.
  • Không thích ngồi ở nơi dễ gây sự chú ý như hàng đầu, giữa trung tâm…
  • Trốn tránh những công việc phải thuyết trình hay phát biểu ý kiến. Nếu bắt buộc phải làm, họ thường hồi hộp, run rẩy, mặt đỏ, vã mồ hôi, tim đập nhanh, lời nói lắp bắp khiến công việc không được suôn sẻ mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ từ trước.

 

Người thiếu tự tin thường trốn tránh công việc phải thuyết trình

Người thiếu tự tin thường trốn tránh công việc phải thuyết trình

 

  • Ít hoặc không dám nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện.
  • Thường nuốt nước bọt, hắng giọng hay chớp mắt, chân tay cử động liên hồi, chẳng hạn như bấm tay vào nhau mỗi khi cảm thấy hồi hộp.
  • Không dám làm theo ý muốn của bản thân vì sợ không đúng, không phù hợp hoặc mọi người sẽ chú ý.
  • Luôn có cảm giác rằng mình sẽ thất bại, kém cỏi và không ngừng lo lắng.
  • Lựa chọn cuộc sống lặp đi lặp lại, không dám trải nghiệm những điều mới.
  • Dễ bỏ cuộc vì luôn cho rằng mình sẽ không thể thành công
  • Nhạy cảm hơn với lời phê bình, dễ tự ái.
  • Có xu hướng đổ lỗi cho người khác cho dù họ biết đó là lỗi của mình.
  • Chú ý thái quá đến các hành động đơn giản, chẳng hạn như nên ngồi thế nào, đặt tay thế nào và cố gắng làm giống những người xung quanh để không bị chú ý.

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tự tin vào bản thân

   Những yếu tố dẫn đến tâm lý tự ti, nhút nhát bao gồm:

Cách nuôi dạy độc hại

   Tính cách, tâm lý của một người trưởng thành bị chi phối rất nhiều từ cách dạy dỗ của cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Gia đình độc hại sẽ tác động, khiến đứa trẻ trở nên thiếu tự tin, lòng tự trọng thấp, các kỹ năng đối phó với tình huống trong cuộc sống đều kém, chẳng hạn như:

  • Cha mẹ cầu toàn: Áp đặt kỳ vọng quá cao vào con cái, thường chỉ trích thành tích của chúng và trừng phạt trẻ vì bất kỳ sai lầm, thiếu sót nào.
  • Cha mẹ kiểm soát quá mức: Thường xuyên sử dụng hành động, lời nói để ra lệnh, kiểm soát trẻ trong mọi việc.

 

Cha mẹ kiểm soát con quá mức dễ làm trẻ thiếu tự tin

Cha mẹ kiểm soát con quá mức dễ làm trẻ thiếu tự tin

 

  • Cha mẹ bao bọc quá mức: Luôn dọn dẹp “chướng ngại vật”  trên đường đời của trẻ.

Thiếu hiểu biết

   Không có trí thông minh, trình độ hiểu biết thấp chính là một trong những nguyên nhân khiến con người thiếu tự tin vào bản thân. Khi bạn không hiểu biết một vấn đề nào đó, chắc hẳn bạn sẽ không thể tham gia câu chuyện một cách nhiệt tình, thậm chí là chỉ dừng ở việc lắng nghe.

Ám ảnh từ sự thất bại

   Khi thất bại trong một hay nhiều vấn đề, chúng ta dễ bị nản chí, cảm thấy bản thân kém cỏi. Tình trạng thiếu tự tin sẽ xuất hiện.

   Nếu không vượt qua được các suy nghĩ tiêu cực sau mỗi lần thất bại, bạn sẽ dần mất đi sự tự tin vốn có ban đầu của bản thân, không dám làm gì nữa.

Thiếu tự tin vì ngoại hình

   Những người có khuyết điểm về ngoại hình cũng dễ bị thiếu tự tin, ngại giao tiếp, gặp gỡ với mọi người xung quanh. Những khuyết điểm đó có thể là thân hình quá khổ, làn da rám nắng, nhiều mụn,…

   Họ tự đánh giá thấp chính mình và không dám thể hiện bản thân. Thậm chí có trường hợp do mặc cảm ngoại hình dẫn đến sự thiếu tự tin về hầu hết các phương diện trong cuộc sống.

   Việc thiếu tin tưởng vào bản thân sẽ cản trở sự phát triển của bạn, ngăn bạn vươn tới thành công. Thậm chí, nó còn gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

 

Thiếu tự tin gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Thiếu tự tin gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng

 

Những hệ lụy của việc thiếu tự tin vào bản thân

   Tự tin là một kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống, là chìa khóa để chúng ta làm chủ cuộc đời mình, để thành công. Vì vậy, khi bạn thiếu tự tin, không dám thể hiện bản thân thì bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội quý báu, không có con đường thăng tiến. Theo đó, bạn khó có thể thực hiện được ước mơ của chính bản thân mình.

   Chính bởi không tin tưởng bản thân nên bạn sẽ phải phụ thuộc vào người khác, dễ bị lợi dụng, chơi xấu. Bạn không dám thuyết trình, không dám đưa ra ý kiến nên chỉ có thể đóng vai trò sau hậu trường, nhìn người khác thành công dù đó là công sức của bạn.

   Bên cạnh đó, việc thiếu tự tin còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, tình yêu, nhất là nam giới. Tình yêu rất cần có sự chủ động, tin tưởng. Người thiếu tự tin, không dám thổ lộ tình cảm thường sẽ chỉ yêu đơn phương. Họ ít khi chủ động làm quen hay tán tỉnh người khác.

   Người thiếu tự tin cũng thường yếu kém trong kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng xã hội nên sống khép kín, ít bạn bè. Đối tượng này có nguy cơ cao gặp các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu xã hội, trầm cảm hay rối loạn cảm xúc.

   Có thể thấy, thiếu tự tin không hề mang lại bất kỳ lợi ích gì. Chúng chỉ cản trở sự phát triển, thành công của bạn mà thôi. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời, bạn đừng để tình trạng đó ngáng đường vươn tới tương lai tốt đẹp của bản thân, hãy vượt qua sự tự ti nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: lòng tự trọng

Bài viết liên quan

Hãy vượt qua sự tự ti và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Để vượt qua sự tự ti, bạn hãy thử thay đổi góc nhìn, viết ra những nỗi sợ, nghĩ về những thành công trong quá khứ, xem xét các mối quan hệ và…

Những cách hữu ích giúp bạn đối mặt với sự chỉ trích

Để đổi phó với sự chỉ trích, bạn cần tránh cá nhân hóa sự tiêu cực, không cố gắng tranh cãi, không xoa dịu đối phương, cố gắng phớt lờ

Nỗi sợ bị chỉ trích: Nguyên nhân và cách vượt qua

Nếu bạn không kiểm soát được nỗi sợ chỉ trích, nó sẽ giảm làm khả năng sáng tạo của bạn, khiến bạn tự ti, lòng tự trọng thấp. 

4 điều bạn có thể làm để xây đắp lòng tự trọng

  Không có điều gì tồi tệ hơn là bạn mang trong mình một lòng tự trọng thấp. Bạn cảm thấy thế nào và bạn nghĩ gì về bản thân sẽ quyết định cách bạn sống cuộc sống của mình.

10 dấu hiệu của người có lòng tự trọng thấp

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Đây là một đức tính không thể thiếu của mỗi người. Tuy vậy, có những người có lòng tự trọng cao, nhưng cũng có những người có lòng tự trọng thấp.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi