Mặc cảm tội lỗi khi mất người thân - Trở ngại lớn cần vượt qua

Mục lục [Ẩn]

 

    Không tin vào sự thật, đau đớn, buồn khổ, tức giận và cảm thấy tội lỗi, đó là  những gì chúng ta sẽ trải qua khi một người thân yêu ra đi mãi mãi. Trong đó, mặc cảm tội lỗi, cảm giác hối hận sẽ có thể bào mòn tinh thần, rút cạn sức sống của những người ở lại. Thậm chí, họ sẽ rơi vào trầm cảm nếu không có cách vượt qua việc tự dằn vặt, đổ lỗi cho bản thân.

 

Mặc cảm tội lỗi khi mất người thân - Trở ngại lớn cần vượt qua

Mặc cảm tội lỗi khi mất người thân - Trở ngại lớn cần vượt qua

 

Khi người thân ra đi, chúng ta thường thấy hối tiếc và đổ lỗi cho bản thân

    Sự ra đi của người thân là 1 cú sốc lớn, khiến chúng ta cảm thấy mất mát và đau đớn vô cùng. Nhưng phía sau nỗi đau đó sẽ là cảm giác hối tiếc và tội lỗi đối với người đã mất.

    Bạn có thể cho rằng, đáng lẽ mình có thể làm điều gì đó khác đi để ngăn sự việc đáng tiếc xảy ra. Bạn ước rằng mình đã kịp nói những lời yêu thương với người đã khuất. Bạn hối hận rằng tại sao không nói điều đó sớm hơn.

    Bạn cảm thấy hối tiếc vì đã không làm điều gì đó khi họ còn sống. Ví dụ như quan tâm, chăm sóc họ nhiều hơn, dành thêm thời gian ở bên họ thay vì vùi đầu vào công việc và những thú vui ngoài xã hội.

    Bạn có thể cảm thấy dằn vặt vì mình vẫn còn sống khi người đó thì không. Bạn ước rằng người ra đi là bạn chứ không phải là người đó.

    Bạn thấy không chấp nhận được bản thân khi đã không thể ở cạnh người bạn yêu thương trong những giây phút cuối đời.

    Bạn đổ lỗi cho bản thân đã gây ra cái chết của người thân, nếu không phải vì những sai lầm của mình thì người đó đã không phải ra đi như vậy. Nói cách khác, bạn cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm về cái chết của người bạn yêu thương.

 

Khi người thân ra đi, chúng ta thường thấy hối tiếc và đổ lỗi cho bản thân

Khi người thân ra đi, chúng ta thường thấy hối tiếc và đổ lỗi cho bản thân

 

    Cảm giác tội lỗi khi mất người thân là một dạng cảm xúc rất mạnh. Nó khiến bạn nặng nề, mệt mỏi, tinh thần bị dày vò và bào mòn. Nếu không thoát ra được ra được thì bạn thậm chí có thể sẽ phải đối mặt với chứng trầm cảm.

    Vì vậy, đứng trước nỗi đau quá lớn khi mất người thân, hãy cho phép bản thân bộc lộ những cảm xúc đau buồn, cho mình quyền được khóc. Nhưng đến một thời điểm nào đó, bạn phải học cách bước tiếp, buông bỏ mặc cảm tội lỗi để trở lại cuộc sống và tiếp tục tiến về phía trước.

   Để vượt qua cảm xúc đau buồn này, xin mời bạn theo dõi bài viết: Hãy để toàn bộ cảm xúc bị kìm nén của mình được giải phóng.

 

Mặc cảm tội lỗi khi mất người thân - Làm sao để vượt qua?

    Nếu bạn đang sống trong dằn vặt và cảm giác tội lỗi khi mất người thân thì sau đây là 8 lời khuyên giúp bạn vượt qua những điều đó:

Viết ra những gì bạn cảm thấy hối hận và tội lỗi

    Bạn hãy viết vào 1 cuốn nhật ký nhỏ tất cả những việc khiến bạn cảm thấy hối hận và tội lỗi, những điều đã không nói, không làm khi người thân bạn còn sống. Lưu ý rằng, bạn nên viết hết những gì mình đang suy nghĩ và cảm nhận, mô tả hết những nỗi đau qua những dòng chữ đó.

    Viết là một cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc bên trong của bạn một cách rõ ràng, giải tỏa tâm trí đang lộn xộn của bạn. Viết được ra cũng giống như bạn đang trút bỏ được gánh nặng lên những trang giấy.

 

Hãy viết ra những gì bạn cảm thấy hối hận và tội lỗi

Hãy viết ra những gì bạn cảm thấy hối hận và tội lỗi

 

Viết thư gửi cho người đã khuất

    Bạn sẽ thể hiện và bày tỏ được cảm xúc của mình bằng cách viết 1 lá thư cho người quá cố. Trong thư, bạn có thể viết bất kỳ những điều bạn muốn nói với họ. Ví dụ như bạn muốn xin lỗi, muốn sửa sai, bạn nhớ và yêu họ đến nhường nào... Mặc dù người thân của bạn không còn ở đây để có thể đọc thư, nhưng hãy viết như là họ vẫn đang ở gần bạn và đang đọc được những gì bạn viết.

    Khi viết, bạn sẽ cởi mở hơn trong việc thể hiện cảm xúc. Điều đó giúp giải tỏa và giảm bớt phần nào gánh nặng trên tinh thần của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn cảm thấy mình được kết nối với người thân.

    Sau khi viết xong bức thư của mình, bạn có thể làm những gì bạn thích với nó. Có thể là đốt với niềm tin rằng người thân ở thế giới bên kia sẽ đọc được. Hoặc nó cũng là tượng trưng cho việc bạn có thể buông bỏ những hối tiếc và những mặc cảm tội lỗi của mình. Bạn cũng có thể xếp ngay ngắn lá thư đó vào 1 chiếc hộp để bạn có thể xem nó khi muốn cảm thấy gần gũi hơn với người thân đã mất của mình.

Hãy suy nghĩ về những điều người thân của bạn sẽ nói và mong muốn

    Có thể bạn cảm thấy rằng mình chưa đủ yêu thương, quan tâm và chăm sóc  khi người thân mình còn sống. Nhưng liệu rằng, người đó có nghĩ như vậy không?

    Rất có thể bạn đã suy nghĩ sai.

   Người thân của bạn cũng luôn luôn yêu thương bạn. Họ hiểu cảm giác của bạn. Có thể, linh hồn của người thân của bạn đang ở ngay bên cạnh, họ đang cố gắng nói với bạn rằng, họ chưa bao giờ nghĩ bạn là người xấu, và họ biết bạn quan tâm họ đến nhường nào.

   Hãy nhớ rằng, người thân yêu của bạn khi qua đời sẽ không muốn bạn phải sống trong dằn vặt, không muốn bạn cảm thấy hối tiếc, tội lỗi. Họ sẽ hy vọng bạn sớm vượt qua nỗi đau, tiếp tục cuộc sống của mình. Và đây cũng là 1 điều giúp họ có thể yên nghỉ. 

 

 Có thể linh hồn người đã khuất vẫn ở bên cạnh bạn, và họ không muốn thấy bạn sống trong dằn vặt như vậy

Có thể linh hồn người đã khuất vẫn ở bên cạnh bạn, và họ không muốn thấy bạn sống trong dằn vặt như vậy

 

Hãy tha thứ cho chính mình, chấp nhận rằng mình không phải người hoàn hảo

   Nếu như bạn đang sống trong cảm giác tội lỗi, hãy biết rằng, không ai là hoàn hảo, tất cả chúng ta đều phạm sai lầm. Điều quan trọng là nhận ra và thừa nhận những sai lầm đó.

    Nếu bạn đổ lỗi cho bản thân đã gây ra cái chết của người thân, hãy xác định phạm vi trách nhiệm. Rằng những sai lầm của mình có phải cố ý không, nó có nằm trong khả năng mình có thể kiểm soát được hay không.

    Cuối cùng, bạn nên nhận ra rằng đã đến lúc bản thân được tha thứ. Nếu cứ tiếp tục sống trong sự dày vò và mặc cảm tội lỗi thì cũng không thể thay đổi được sự thật là người đó đã ra đi. Chính bạn, hãy tự tha thứ cho bản thân mình. Những sai lầm bạn đã gây ra sẽ không thể thay đổi. Nhưng bạn có thể rút kinh nghiệm, bài học từ những sai lầm của mình và không lặp lại nó trong tương lai.

Hãy nhìn vào hoàn cảnh của bản thân

    Khi sống trong mặc cảm tội lỗi, bạn có thể tin rằng mình là 1 kẻ tồi tệ, những sai lầm của mình là không thể tha thứ. Nhưng hãy nhìn lại, vì sự thật không phải như vậy.

    Có thể bạn cảm thấy hối hận vì đã không ở bên cạnh người thân khi họ ra đi. Bạn cảm thấy như thể bạn nên bắt ngay 1 chuyến bay từ tp. Hồ Chí Minh về Hà Nội chỉ trong vòng 30 phút, phóng xe với tốc độ 100km 1 giờ để kịp về gặp mặt người thân lần cuối. Nhưng nếu nhìn vào hoàn cảnh của bản thân, bạn sẽ biết điều đó là không thể.

    Trong hoàn cảnh đó, bạn không thể làm điều gì khác. Có thể bạn có một việc nào khác bắt buộc phải thực hiện. Chẳng hạn bạn là bác sĩ và đang chuẩn bị thực hiện 1 ca cấp cứu thì nghe tin người thân mình gặp tai nạn sắp qua đời. Nếu để chạy đến bên người thân của mình mà bỏ bệnh nhân ở lại, người đó sẽ tử vong nên bạn không thể làm khác được.

Sống cho hiện tại

    Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng bạn có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình để quan tâm, yêu thương những người đang sống ở hiện tại. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy tội lỗi vì không ở bên người đã khuất khi họ cần bạn, thì bây giờ hãy dành nhiều thời gian hơn để ở bên những người thân của mình. Hoặc chí ít, hãy cố gắng liên lạc với họ thường xuyên hơn. 

    Mặc dù việc này không thể thay đổi những gì bạn đã làm trong quá khứ, nhưng việc trở thành một người tốt hơn sẽ giúp cải thiện hiện tại và tương lai của bạn. Tất cả chúng ta đều xứng đáng được tha thứ, đặc biệt là khi bạn đã nhận sai lầm của mình và cố gắng để không phạm phải nó trong tương lai.

 

Hãy quan tâm, yêu thương những người thân của bạn ở hiện tại

Hãy quan tâm, yêu thương những người thân của bạn ở hiện tại

 

Gửi niềm tin của mình vào 1 sức mạnh mang yếu tố tâm linh

    Nhiều tín ngưỡng tôn giáo và tâm linh xem cái chết không phải là kết thúc mà là một khởi đầu mới. Họ tin rằng cái chết không phải là dấu chấm hết cho người đã khuất, rằng họ vẫn sống trong linh hồn hoặc được tái sinh.

    Nhiều người cho rằng thế giới này có duyên và phận. Vì vậy, khi hết duyên ở kiếp này, họ sẽ ra đi và tái sinh sang kiếp khác, sống một cuộc sống khác tươi đẹp hơn. Khi nhân duyên đủ, bạn và người thân của bạn sẽ gặp lại nhau.

   Hãy nghĩ rằng, người thân của bạn có thể đang ở một thế giới khác. Nơi mà họ không còn chịu những đau khổ ở kiếp này (ví dụ như đau đớn vì bệnh tật). Và việc bạn đang tự dày vò bản thân sẽ khiến họ không thể an lòng và siêu thoát.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thông thái, chuyên gia tâm lý

    Nói ra cảm giác và suy nghĩ của bạn là một bước quan trọng để chữa lành và vượt qua mặc cảm tội lỗi. Khi bạn nói về những cảm xúc của mình với người khác, họ có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích. Họ có thể giúp bạn có 1 góc nhìn khác, có cái nhìn đúng đắn hơn, tránh những suy nghĩ sai lệch và giúp cảm xúc của bạn đi đúng hướng.

    Bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý, đồng thời cũng chia sẻ với những người thân, bạn bè, người mà bạn tin tưởng và sẵn sàng lắng nghe, động viên, người có nhiều kinh nghiệm sống để có thể đưa ra cho bạn lời khuyên tốt nhất.

    Nếu bạn đã sống trong mặc cảm tội lỗi một thời gian dài, tâm trạng thường xuyên trong trạng thái buồn rầu, mệt mỏi, có dấu hiệu của trầm cảm thì bạn nên dùng thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm này có thành phần từ tự nhiên, giúp người dùng tăng tiết cả hai loại hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Nhờ đó, bạn sẽ cải thiện được tâm trạng buồn bã, lo lắng, bất an, mất ngủ,mất năng lượng… bạn sẽ có động lực, vui vẻ, tràn đầy năng lượng để có thể vượt qua nỗi đau này.

 

 Dùng BoniBrain để cải thiện tâm trạng, vui vẻ và hạnh phúc hơn

Dùng BoniBrain để cải thiện tâm trạng, vui vẻ và hạnh phúc hơn

 

   Như vậy, để vượt qua mặc cảm tội lỗi khi mất người thân, bạn hãy viết ra những nỗi đau, suy nghĩ của mình, hãy để mình được tha thứ và sống một cuộc sống mới. Vì chắc chắn rằng, người đã ra đi sẽ không muốn thấy bạn ngày ngày sống trong dày vò, hối hận. Dù họ đang ở đâu thì cũng sẽ mong rằng bạn được sống hạnh phúc, có thể vượt qua nỗi đau này và trở lại cuộc sống, tiến đến tương lai tốt đẹp hơn.

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Làm thế nào để vượt qua nỗi đau mất người thân?

Mất đi người mình yêu thương có lẽ là nỗi đau đớn lớn nhất mà bạn từng phải chịu đựng. Bạn có thể sẽ trải qua những cảm xúc mãnh liệt từ buồn đau, trống rỗng, tuyệt vọng, cảm thấy tội lỗi, hối tiếc, tức giận trước nguyên nhân cái chết của người thân và khó chấp nhận sự thật là người đó thực sự đã ra đi.

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Tôi cứ đi vật vờ ngoài đường một cách vô định, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung, yêu thương và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời này.

Trầm cảm vì nỗi đau mất người thân - làm thế nào để vượt qua ?

Tôi không thể ngủ được, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi đau thắt ngực.

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Giải pháp giúp tôi vượt qua tâm bệnh sau cú sốc chồng mất do COVID 19

chị Bùi Thị Hoa, 48 tuổi (ở số 128/3A Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP HCM)
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi