Sang chấn tâm lý sau thiên tai

Mục lục [Ẩn]

 

   Vừa qua, cơn bão số 3 Yagi đã đi qua các tỉnh miền Bắc và để lại nhiều thiệt hại về người và của. Những thiệt hại về mặt kinh tế có thể đo lường được, nhưng những nỗi đau về mặt tâm lý và sức khỏe tâm thần cho người dân bị ảnh hưởng là không thể đong đếm.

 

Sang chấn tâm lý sau thiên tai

Sang chấn tâm lý sau thiên tai

 

Nhiều người bị sang chấn tâm lý sau cơn bão Yagi vừa qua

   Thời gian gần đây, các trường hợp thiệt mạng trong mưa lũ và sạt lở đất tăng lên do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi diễn biến phức tạp. Những người dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng của thiên tai như bão lụt, sạt lở...  ít hay nhiều đều có ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý. Tuy nhiên, những nạn nhân trực tiếp của thiên tai (như những người mất mát tài sản, phải di tản đến nơi khác, mất người thân,...) là những đối tượng dễ bị tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần nhiều nhất.

   Theo thông tin từ  Bệnh viện Đa khoa Bảo Yên - nơi tiếp nhận 18 bệnh nhân trong vụ lũ quét thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh) cho biết: Trong 18 bệnh nhân điều trị ở Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, có hai bệnh nhân nặng nhất phải thở máy, các ca còn lại gãy xương, nội chấn thương, tổn thương da, sang chấn tâm lý.

   Sang chấn tâm lý do thiên tai thường xảy ra khi một người trải qua một sự kiện đau thương, như bão, lũ lụt hay động đất, gây ra cảm giác căng thẳng mạnh mẽ và có thể dẫn đến rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Các bác sĩ đang nỗ lực điều trị cho bệnh nhân và trấn an tâm lý.

   Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số lượng thảm họa tự nhiên (thiên tai) và số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai cao nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, mỗi năm Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 5-7 cơn bão, mưa lớn gây lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Hàng năm, thiên tai cũng cướp đi sinh mạng của 300-500 người và làm ảnh hưởng đến hàng triệu người khác.

    Cùng với thiên tai, các loại thảm hoạ khác như cháy nổ, sập công trình xây dựng, sập hầm lò, sập cầu, tai nạn giao thông cũng gây thiệt hại không nhỏ đến sức khoẻ và kinh tế của cộng đồng bị ảnh hưởng. Trong đó có cả những tác động về tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần có thể xảy ra ngay sau thảm họa ở nhiều mức độ khác nhau, thậm chí kéo dài cả khi thảm họa kết thúc. Mà đối tượng dễ bị tổn thương nhất thường là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người nghèo…

 

Các phản ứng tâm lý phổ biến của con người sau thiên tai và thảm họa

   Các biểu hiện về mặt tâm lý của người dân sau thảm họa sẽ ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào những mất mát họ đã trải qua, nhân cách và khả năng ứng phó của mỗi người cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ của cộng đồng, xã hội.

   Thiên tai thường xảy ra một cách đột ngột và quá sức chịu đựng của một người. Phản ứng tức thời và điển hình nhất sau thảm họa là sốc - người chịu thiên tai thường biểu hiện dưới dạng tê liệt hoặc phủ nhận. Tức là họ hoàn toàn choáng váng, mất cảm xúc và phương hướng lúc này, hoặc không thể chấp nhận những thông tin đau buồn mà liên tục phủ nhận nó.

    Khi những phản ứng ban đầu này lắng xuống, theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, mọi người có thể trải qua nhiều suy nghĩ và hành vi khác nhau, như:

  • Thay đổi cảm xúc: Những cảm xúc như lo lắng, căng thẳng, choáng váng hoặc đau buồn,... sẽ mãnh liệt ập tới mà không thể dự đoán trước. Họ cũng có khả năng cảm thấy cáu kỉnh hoặc ủ rũ hơn bình thường.
  • Hồi tưởng: Nạn nhân có những cơn hồi tưởng và họ như sống lại với hoàn cảnh đã gây sang chấn kèm theo với cơn hoảng sợ. Những ký ức này thường xuất hiện khi họ tiếp xúc với những người, sự vật hoặc thông tin liên quan đến thiên tai và dẫn đến các phản ứng thể chất như đau đầu, chóng mặt, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, run...
  • Lạm dụng chất kích thích: Tìm đến rượu bia hay các chất kích thích khác như ma túy để giải tỏa tâm trạng của mình thậm chí có những hành vi nguy hiểm cho bản thân như tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát. 
  • Luôn lo sợ những sự kiện đó sẽ lặp đi lặp lại.
  • Họ cũng gặp khó khăn trong việc tập trung và đưa ra quyết định.
  • Chế độ ngủ và ăn uống cũng bị gián đoạn hoặc thay đổi: Một số người có thể ăn quá nhiều và ngủ quá nhiều, trong khi những người khác bị mất ngủ và chán ăn.
  • Sự thay đổi trong các mối quan hệ: Chẳng hạn như bất đồng thường xuyên hơn với các thành viên trong gia đình và đồng nghiệp. Những người này cũng có khả năng trở nên thu mình, cô lập hoặc tách rời khỏi các hoạt động xã hội thông thường của mình.
  • Ảnh hưởng thể chất: Các vấn đề tâm lý cũng thường dẫn đến các triệu chứng thể chất liên quan như nhức đầu, buồn nôn, đau bụng và đau ngực,.... Nếu bệnh nhân đã có sẵn bệnh nền như tăng huyết áp, tim mạch,... thì những căng thẳng có nguy cơ làm nặng hơn các bệnh lý này.

 

Làm thế nào để đối phó với sang chấn sau thiên tai?

   Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, có một số biện pháp sau sẽ giúp bạn đối phó với sang chấn sau thảm họa:

Hãy cho mình thời gian để điều chỉnh cảm xúc

   Đây chắc chắn là một khoảng thời gian khó khăn của bạn.  Cảm xúc của chúng ta không phải giống như một vòi nước có thể bật tắt theo ý của bản thân, bạn cần thời gian để cân bằng và điều chỉnh nó.

Bạn hãy nhớ, đừng phớt lờ cảm xúc của mình hay cố gắng phủ định nó, bạn hãy cho phép bản thân mình được buồn đau, thương tiếc cho những mất mát đã trải qua.

Yêu cầu hỗ trợ

   Nếu cảm thấy quá bế tắc, bạn đừng cố gắng chống chọi một mình, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và động viên từ những người thân, bạn bè, những người quan tâm, sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm với hoàn cảnh của bạn. Từ lâu, đất nước ta đã là một quốc gia có tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách”, vì vậy bạn hãy tìm kiếm sự hỗ trợ nếu cần thiết nhé!

Chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc của mình

“Nỗi buồn san sẻ sẽ chia vơi”- Bạn nên chia sẻ những gì mình đang cảm thấy theo bất kỳ cách nào bạn thấy thoải mái với những người mà bạn thấy tin tưởng, đó có thể là gia đình, bạn thân hoặc những người ở các trung tâm hỗ trợ. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng mình không đơn độc trong cuộc chiến này.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

   Việc luyện tập các thói quen và các hành vi lành mạnh để tăng cường khả năng ứng phó với những sự căng thẳng quá mức. Bạn nên:

  • Có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với nghỉ ngơi nhiều.
  • Nếu liên tục gặp khó khăn với giấc ngủ, hãy tìm hiểu các kĩ thuật thư giãn như thiền, yoga, massage, tắm với nước ấm và tinh dầu hoặc ngâm chân để cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn.
  • Rèn luyện thể chất phù hợp, thiền và hít thở sâu nhằm giảm stress.
  • Hạn chế tiếp xúc với cảnh tượng, âm thanh gợi nhớ về thiên tai, đặc biệt là từ tivi, radio hoặc báo chí.
  • Tránh uống rượu và ma túy vì chúng rất nguy hiểm
  • Xây dựng một số thói quen tích cực để giảm cảm giác chán chường, tăng hứng thú với cuộc sống và không cảm thấy vô vọng, chẳng hạn như theo đuổi một sở thích, đi bộ qua một công viên hoặc những khu phố sầm uất, đọc một cuốn sách hay hoặc xem những bộ phim chữa lành.

Tránh đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống

   Việc đưa ra các quyết định quan trọng khi tâm trạng của chúng ta ở trong trạng thái không ổn định có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, khiến chúng ta cảm thấy hối hận sau này. Vì vậy, bạn hãy tạm gác lại chúng và chờ đến khi tinh thần cũng như sức khỏe đã phục hồi hoàn toàn bình thường.

Gặp các chuyên gia tâm lý

   Nếu nhận thấy cảm giác đau khổ hoặc tuyệt vọng kéo dài dai dẳng và bạn hầu như không thể hoàn thành các trách nhiệm và hoạt động hàng ngày của bản thân, hãy nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Các nhà tâm lý học được đào tạo để giúp mọi người giải quyết các phản ứng cảm xúc đối với thảm họa như hoài nghi, căng thẳng, lo lắng và đau buồn cũng như lập kế hoạch để bạn tiến về phía trước và trở lại cuộc sống bình thường. Hãy chia sẻ những tâm tư, khó khăn bạn đang mắc phải để họ có thể giúp đỡ bạn.

 

 Chia sẻ với chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

Chia sẻ với chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

 

   Mong rằng bài viết dưới đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về sang chấn tâm lý sau thiên tai. Sau khi thiên tai xảy ra, rất nhiều nỗi đau ập đến khiến bạn rất dễ bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực. Nếu thấy bản thân mình có những triệu chứng trong bài, hãy đến gặp các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: sang chấn tâm lý

Bài viết liên quan

7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý

7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý.

Những phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn

Để phục hồi sau sang chấn, bước đầu tiên mà bạn cần làm là nhận biết những phản ứng tâm lý mình gặp phải sau sự kiện gây sang chấn. Dưới đây là một số phản ứng tâm lý thường gặp, mời bạn theo dõi!

Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

Các biến cố trong cuộc sống như mất người thân, mắc bệnh hiểm nghèo, bị phản bội trong hôn nhân…. đôi khi làm chúng ta sốc, sang chấn tâm lý. Nếu không biết cách vượt qua nó, bạn sẽ dễ gặp các vấn đề tâm lý...

Liệu pháp sang chấn là gì?

Sang chấn tâm lý là một tình trạng không hiếm gặp và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Sau một sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo hướng tiêu cực, mỗi người lại có phản ứng khác nhau.

Sang chấn tâm lý sau tai nạn và những hệ lụy

Một vụ tai nạn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả người và của. Với những người may mắn sống sót, tai nạn không chỉ gây tổn thương về sức khỏe, kinh tế mà còn gây tổn hại về mặt tinh thần...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi