Hội chứng Burnout của các y, bác sĩ

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngày 16/1, Sở Y tế TPHCM nhắc nhở các lãnh đạo bệnh viện cần quan tâm đến hội chứng Burnout ở nhân viên y tế sau vụ việc một nhân viên y tế tử vong tại nơi làm việc. Đây là hội chứng khiến nhân viên y tế kiệt sức, hoài nghi về bản thân và làm giảm hiệu quả trong công việc.

 

Nhân viên y tế là đối tượng dễ mắc phải hội chứng Burnout.

Nhân viên y tế là đối tượng dễ mắc phải hội chứng Burnout.

 

Hội chứng Burnout của các y, bác sĩ

   Theo WHO, hội chứng burnout (Burnout syndrome) là hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc. WHO nhấn mạnh hội chứng Burnout là hiện tượng chỉ liên quan đến nghề nghiệp chứ không được dùng cho tình trạng tương tự trong các lĩnh vực khác về đời sống. Thuật ngữ này được đề xuất đầu tiên bởi tâm lý học người Mỹ – Herbert Freudenberger vào năm 19704 để mô tả về trạng thái suy sụp tinh thần, cạn kiệt năng lượng, gặp vấn đề trong tư duy, sáng tạo trong các khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp, công việc.

    Hội chứng này có thể xảy ra ở nhân viên trong mọi lĩnh vực, nhưng hay gặp nhất ở những người làm việc trong môi trường có mối liên quan mật thiết giữa người với người, như giáo viên, nhân viên xã hội, nhân viên cảnh sát và nhân viên y tế.

   Tại hội nghị khoa học thường niên lần 6 do Bệnh viện TP Thủ Đức tổ chức ngày 26/10 ở TPHCM, nhóm nghiên cứu do một đại diện bệnh viện phối hợp với đại diện Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) đã có bài báo cáo về tình trạng kiệt sức của bác sĩ bệnh viện tuyến cơ sở.

   Các nghiên cứu viên đã chọn 403 bác sĩ tại các khoa, phòng của Bệnh viện TP Thủ Đức thực hiện. Có 374 bác sĩ đồng ý tham gia nghiên cứu, thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 2 năm 2023.

   Kết quả nghiên cứu cho thấy, có hơn 41% bác sĩ có nguy cơ kiệt sức, hơn 16% bác sĩ trong tình trạng "kiệt sức đỏ" và hơn 12% bác sĩ có triệu chứng kiệt sức tình trạng đỏ (cao). Tổng số gặp tình trạng kiệt sức lên tới hơn 100 người.

   Các triệu chứng gặp phải của bác sĩ là mệt mỏi, suy giảm cảm xúc, suy giảm nhận thức, khoảng cách tâm lý... với 3 mức độ xanh, cam, đỏ (trong đó xanh là nhóm không có nguy cơ kiệt sức).

   Trước đó, một công trình nghiên cứu quốc gia với quy mô lớn về hội chứng burnout trong đội ngũ nhân viên y tế tại Mỹ với hơn 7.288 bác sĩ chuyên khoa đã được đăng tải trên tạp chí The Journal of the American Medical Association. Từ kết quả nghiên cứu này, các tác giả ước tính có trên 50% các bác sĩ mắc hội chứng burnout, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ ở các nhân viên làm việc trong các lĩnh vực công tác khác.

 

Dấu hiệu mắc hội chứng Burnout ở các y bác sĩ

   Theo các chuyên gia tâm lý, các nhân viên y tế mắc hội chứng burnout thường có 3 triệu chứng chính như sau:

  • Kiệt sức: Cảm thấy thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi do một hoặc nhiều yếu tố trong lĩnh vực về năng lượng, cảm xúc, và tinh thần. Các triệu chứng thể chất hay gặp như đau dạ dày, ruột.
  • Hoài nghi: Thấy công việc của họ ngày càng căng thẳng và bực dọc, mất khả năng đồng cảm và kết nối với bệnh nhân, nhân viên và đồng nghiệp, thậm chí hay đổ lỗi, hoặc cảm thấy tội lỗi.
  • Giảm hiệu suất: rất tiêu cực về nhiệm vụ của họ, thấy khó tập trung, không biết lắng nghe và thiếu sự sáng tạo.

   Với các triệu chứng như vậy, hội chứng Burnout để lại các hệ quả tiêu cực đến cả các y bác sĩ, bệnh viện và bệnh nhân.

 

Tại sao các nhân viên y tế dễ mắc hội chứng Burnout?

Các nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng Burnout ở các nhân viên y tế là:

Khối lượng công việc quá mức

Bản chất công việc của nhân viên y tế luôn trong tình trạng áp lực, căng thẳng vì liên quan mật thiết đến sức khỏe con người,  đặc biệt là hệ thống bệnh viện công lập tuyến trên. Ngoài những giờ làm việc hành chính, các y, bác sĩ phải trực thêm vào ban đêm, điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi và dễ dẫn dẫn đến kiệt sức.

   Không chỉ là công việc khám, chữa bệnh, các y bác sĩ còn phải đối mặt với các gánh nặng công việc hành chính.

   Theo một nghiên cứu quan sát trực tiếp 57 bác sĩ trong vòng 430 giờ làm việc, người ta thấy rằng bác sĩ chỉ dành khoảng 33% số giờ làm việc để thực hiện các công việc lâm sàng (tức là khám, chữa bệnh trực tiếp với bệnh nhân) nhưng mất tới 49% thời gian để làm những công việc hành chính và bệnh án điện tử.

   Có thể thấy, bệnh án điện tử đã làm tăng thêm các gánh nặng hành chính, khiến các bác sĩ bị phân tâm và giảm tương tác với bệnh nhân. Ngoài ra, những yêu cầu chi tiết về thủ tục hành chính của các công ty bảo hiểm y tế để đảm bảo được chi trả cũng là một gánh nặng cho các bác sĩ.

 

Nhân viên y tế thực hiện công việc hành chính tại một bệnh viện ở TPHCM

Nhân viên y tế thực hiện công việc hành chính tại một bệnh viện ở TPHCM. (Nguồn ảnh: Dân trí)

 

Áp lực từ bệnh nhân và gia đình

    Các yêu cầu về chất lượng bệnh viện của bệnh nhân ngày càng khó khăn hơn… dẫn đến những kỳ vọng lớn hơn về năng suất, khối lượng công việc và giảm tính tương thích của bác sĩ, và các nhà quản lý bệnh viện.

   Hiện nay, hiện tượng hành hung, bạo lực các nhân viên y tế đang diễn ra ngày càng phổ biến. Người dân tự cho mình cái quyền được hành xử côn đồ với bác sĩ hay các nhân viên y tế. Nhẹ hơn, nhiều người vào bệnh viện luôn thủ sẵn điện thoại để livestream, sẵn sàng đăng lên mạng “bóc phốt” nếu như có điều gì không vừa ý. Điều này khiến cho những bác sĩ, nhân viên y tế vốn đã quá mệt mỏi vì công việc càng trở nên stress, áp lực gấp bội.

   Để tránh nguy cơ mắc phải hội chứng trên, các bác sĩ cần chủ động sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thư giãn, nghỉ ngơi. Các bệnh viện cần quan tâm, hỗ trợ y bác sĩ, tạo môi trường làm việc thân thiện, giảm áp lực căng thẳng, kịp thời có giải pháp hỗ cho những người làm công tác chuyên môn khi chẳng may gặp phải các sự cố y khoa.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng Burnout ở nhân viên y tế. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bác sĩ mà còn  có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, cụ thể là các bệnh nhân. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Hội chứng Burnout

Bài viết liên quan

Hội chứng Burnout: Hội chứng kiệt sức nơi làm việc

Hội chứng Burnout: Hội chứng kiệt sức nơi làm việc.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi