Những cách giúp bạn đối phó với việc bị cô lập

Mục lục [Ẩn]

 

    Bị cô lập có thể là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, nhất là đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Việc đột nhiên bị gạt ra ngoài lề trong một nhóm bạn, một tập thể, hay một cộng đồng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí là dẫn đến trầm cảm. Vậy, bạn sẽ cần làm gì khi bị người khác cô lập? Chúng ta cùng tìm hiểu một số cách đối phó trong bài viết dưới đây nhé!

 

Những cách giúp bạn đối phó với việc bị cô lập

Những cách giúp bạn đối phó với việc bị cô lập

 

Tìm hiểu lý do vì sao sự cô lập lại xảy ra

   Có rất nhiều lý do dẫn đến việc bạn bị người khác cô lập. Đó có thể là do lỗi của bạn, hoặc là vấn đề đến từ tập thể cô lập bạn. Một số lý do khiến bạn bị cô lập khỏi một tập thể có thể kể đến là:

  • Bạn là người cản trở hoạt động của nhóm. Theo lẽ thông thường, một nhóm người sẽ chấp nhận những thành viên mang lại lợi ích và giá trị nào đó cho cả tập thể. Chính vì vậy, những người gây cản trở cho hoạt động của nhóm có thể sẽ bị loại bỏ, xa lánh.

Trong một số trường hợp, bạn có thể bị xa lánh nếu như cách cư xử không phù hợp với quan điểm chung của nhóm. Hoặc, bạn có thể bị xa lánh vì trở nên quá khác biệt, và họ không chấp nhận được với sự thay đổi này.

  • Bạn là người mang lại sự nguy hiểm cho nhóm. Một tập thể thường sẽ loại bỏ những thành viên có thể đe dọa tới giá trị cốt lõi của nhóm, ví dụ như: những người không đáng tin, hung hăng, có hành vi gây hấn, chia rẽ nội bộ,...
  • Bạn là người khiến họ cảm thấy ghen tị. Bạn có thể mang những phẩm chất tốt đẹp như: thông minh, có vẻ ngoài ưa nhìn, giỏi thể thao, nhiều tài lẻ, thành công, nhiều người theo đuổi,...

Sự hiện diện của bạn trong tập thể có thể khiến họ cảm thấy ghen ghét, đố kị, và dần xa lánh bạn. Trường hợp này, vấn đề xuất phát từ nội tại của tập thể, chứ không phải lỗi của bạn.

 

Bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân của việc bị cô lập

Bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân của việc bị cô lập

 

Nhìn vào mặt tích cực khi bị cô lập

    Bất kỳ vấn đề nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực, khi bị cô lập cũng vậy. Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân mình bị cô lập, bạn sẽ có thêm nhiều bài học mới. Nếu bạn bị cô lập về những vấn đề của bản thân, bạn sẽ rút được những kinh nghiệm, để điều chỉnh cách cư xử, hành động, lời nói, thái độ một cách phù hợp hơn. Nếu vấn đề nằm ở tập thể đã cô lập bạn, thì đây là cơ hội để bạn tách ra khỏi môi trường độc hại, và tìm đến những nơi lành mạnh hơn.

   Bên cạnh đó, việc là một phần của tập thể không phải lúc nào cũng vui, nhất là khi có quá nhiều quy tắc trong đó. Vì vậy, khi bạn tách ra khỏi một tập thể như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, không cần phải tuân theo những quy tắc như vậy nữa. Đây là cách để bạn có thể thoải mái sáng tạo, tìm thấy niềm vui riêng của bản thân và trở nên độc lập hơn.

 

Không cá nhân hoá mọi thứ

   Khi bị cô lập khỏi một nhóm bạn, một tập thể, một cộng đồng nào đó, nhiều người sẽ thường có xu hướng tự trách móc bản thân, buồn bã và cảm thấy mất phương hướng. Họ có thể cho mình là người tồi tệ, vô dụng, không được coi trọng,... Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm. Trẻ em, thanh thiếu niên,... chính là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.

    Tuy nhiên, như đã nhắc đến, nguyên nhân không phải lúc nào cũng đến từ bản thân bạn, mà có thể là ở chính tập thể đó. Bạn không phải là người duy nhất bị họ đối xử như vậy.

   Họ có thể đã từng, đang và sẽ còn hành xử như vậy với nhiều người khác, khi họ cảm thấy người đó gây ảnh hưởng đến mình. Chính vì vậy, bạn đừng cá nhân hóa mọi thứ, đừng quy kết mọi trách nhiệm cho bản thân mình.

 

Bạn không nên cá nhân hóa mọi thứ

Bạn không nên cá nhân hóa mọi thứ

 

Luôn giữ thái độ nghiêm túc và lịch sự

    Khi bị những người từng rất thân thiết quay lưng, bạn có thể sẽ cảm thấy có chút hụt hẫng và thất vọng. Bạn có thể sẽ tìm cách để họ cảm thấy hối hận vì quyết định cô lập bạn, thậm chí là tìm cách trả đũa. Đây hoàn toàn không phải ý hay.

   Cách mà bạn kết thúc một mối quan hệ rất quan trọng, khi mà đôi bên đều không còn đi chung đường. Bạn hãy cho họ thấy mình là một người tử tế, nghiêm túc và lịch sự bằng việc giữ khoảng cách với họ, tránh các phản ứng tiêu cực như tức giận.

   Bạn không nên nói xấu họ với những người khác, hoặc tiết lộ các bí mật của nhóm. Điều này chỉ khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu hơn trong mắt người khác, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác của bạn.

   Thay vào đó, bạn hãy bước tiếp và tập trung vào những việc đang diễn ra trong hiện tại, ví dụ như công việc, học tập, phát triển bản thân, học cách sống độc lập hơn, hay vun đắp cho các mối quan hệ khác,...

 

Tâm sự với những người thân yêu

   Nếu không có khả năng xử lý các vấn đề xảy ra khi bị cô lập, bạn hãy tâm sự với những người thân xung quanh, như cha mẹ, ông bà hay thầy cô nếu như còn đang đi học. Họ là những người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, và có thể cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng thích nghi với tình trạng hiện tại và có hướng đi mới cho bản thân.

 

Bạn có thể tâm sự với người thân để tìm cách giải quyết

Bạn có thể tâm sự với người thân để tìm cách giải quyết

 

Đa dạng hóa mối quan hệ xã hội

   Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy không vui vẻ khi bị người khác cô lập chính là do có quá ít các mối quan hệ. Chính vì vậy, bạn hãy kết bạn với nhiều người hơn, tạo ra một “mạng lưới” đa dạng các mối quan hệ.

   Khi bạn có nhiều người bạn, hội nhóm khác, việc mất đi 1 vài người bạn sẽ không còn đáng sợ, và không ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống. Bạn sẽ nhận ra rằng, luôn có những người rời bỏ mình vào một lúc nào đó, nhưng cũng có những người sẵn sàng chào đón bạn đến với cuộc sống của họ. Lúc này, sự cô lập, tẩy chay sẽ trở nên vô cùng bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kết giao với những người tích cực, tránh những người độc hại nhé!

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách đối phó với việc bị người khác cô lập. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bạn có phải người hướng nội? Hướng nội có phải một xu hướng tính cách nguy hiểm?

Khi mà xã hội hiện đại đang ngày càng đề cao những nét tính cách hướng ngoại như kỹ năng thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, năng động, giàu năng lượng, tự tin… thì liệu những người mang tính cách hướng nội có bị thiệt thòi hay không?

Cô đơn nơi công sở: Làm thế nào để khắc phục?

Trên thực tế, việc cảm thấy cô đơn nơi công sở không phải là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Vậy phải làm sao để đối phó với tình huống này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

Điểm danh các tác hại của cô đơn với sức khỏe

Cô đơn không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần mà còn làm giảm sức khỏe thể chất, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

5 cách vượt qua cảm giác cô đơn

Ngày nay mạng xã hội ngày càng phát triển nhưng con người lại càng cảm thấy cô đơn. Cảm giác này có thể gặp được ở bất kỳ đối tượng nào, bất kể là người già hay người trẻ.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị cô lập, tẩy chay

Có một hình thức bạo lực học đường thường bị mọi người bỏ qua hoặc không nhận biết được nhưng cũng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó là sự tẩy chay, cô lập.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi