Bạo hành tinh thần có tính sát thương khủng khiếp như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

     Chúng ta thường nghĩ bạo hành là đánh đập về thể chất và tạo ra những vết thương, bầm tím và sẹo trên cơ thể nạn nhân. Điều đó là đúng nhưng không phải là tất cả, bởi có 1 dạng hành hạ người khác cũng khủng khiếp không kém, đó là bạo hành tinh thần. Nó có tính sát thương rất lớn, dễ khiến nạn nhân rơi vào trầm cảm, thậm chí là tự tử. 

 

Bạo hành tinh thần có tính sát thương khủng khiếp như thế nào?

Bạo hành tinh thần có tính sát thương khủng khiếp như thế nào?

 

Bạo hành tinh thần là gì?

    Bạo hành tinh thần là việc sử dụng các mối đe dọa, lời nói (xúc phạm, chì chiết, chửi bới, lăng mạ) và các hành động khác để khủng bố tinh thần, tác động tiêu cực đến tâm lý, xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của một người.

   Ngoài ra, người bạo hành tinh thần cũng có thể dùng những thông tin sai lệch, bóp méo sự thật để điều khiển, thao túng, kiểm soát tâm lý, tinh thần của nạn nhân. Người bạo hành dùng lời nói khiến bệnh nhân không còn tin tưởng vào chính mình, mất tự tin, dễ bị thao túng tâm lý. 

   Việc bạo hành tinh thần sẽ làm hạ thấp, hủy hoại lòng tự trọng, sự tự tin và cách nhìn nhận sự việc, hiện tượng của nạn nhân, có thể khiến họ bị rối loạn cảm xúc, thu mình lại, rơi vào trầm cảm, thậm chí là tự tử. 

   Sự bạo hành tinh thần có thể diễn ra theo các cách khác nhau, và nhiều khi người ta không nhận ra đó là hành động xâm phạm tinh thần người khác. Ngay cả nạn nhân cũng không biết rằng những gì họ làm với mình là 1 dạng của bạo lực và cần phải lên án, chống trả.

 

Người bạo hành tinh thân dùng lời nói của mình gây tổn thương cho người khác

Người bạo hành tinh thân dùng lời nói của mình gây tổn thương cho người khác

 

Những dấu hiệu bạo hành tinh thần

   Bạo hành tinh thần có thể diễn ra ở mọi nơi như trong gia đình, nơi làm việc, trường học và ngoài xã hội. Những dấu hiệu để bạn nhận biết 1 người đang có hành vi bạo lực tinh thần với bạn là:

  • Thường xuyên chỉ trích, phán xét những hành động của bạn và khiến bạn cảm thấy mình là người có lỗi. Chì chiết, chửi bởi bạn cho dù bạn mắc lỗi rất nhỏ, ví dụ như đổ rác, nói ngọng…
  • Dùng từ ngữ thô tục, chê bai, sỉ nhục bạn, đặc biệt là nói trước mặt những người khác.
  • Đùa giỡn, cợt nhả và bình phẩm về ngoại hình của bạn 1 cách ác ý.
  • Thường xuyên đổ lỗi, vu oan cho bạn. Thậm chí, họ còn đổ lỗi cho bạn về hành động bạo hành tinh thần của mình. Ví dụ, họ có thể nói “Nếu em không làm sai thì anh đã không nói em ngu ngốc”.
  • Cho rằng bản thân luôn luôn đúng và bạn luôn là người sai.
  • Tìm mọi cách để buộc tội bạn bằng một lý do vô cùng phi lý.
  • Đe dọa bạn bằng các hình thức như sẽ chia tay, ly dị nếu bạn không làm đúng ý họ, dọa sẽ không cho bạn gặp con nếu ly hôn… nhằm kiểm soát bạn.
  • Chiến tranh lạnh, thờ ơ, lạnh nhạt, dừng việc thể hiện tình cảm, kể cả việc quan hệ tình dục giống như một hình thức để trừng phạt.
  • Kiểm soát các mối quan hệ của bạn, có xu hướng ngăn cản khi bạn có ý định muốn gặp gỡ bạn bè, người thân khi chưa hỏi ý kiến và chưa được họ cho phép.
  • Luôn luôn nghi ngờ, liên tục nhắn tin, gọi điện để kiểm tra xem bạn đang làm gì, ở với ai,…
  • Kiểm soát mọi chi tiêu và tài chính của bạn.
  • Họ luôn thể hiện rằng tình cảm họ dành cho bạn là ban phát, bạn phải biết ơn vì điều đó.
  • Nhắc lại những sai lầm, thất bại của bạn dù chuyện đó đã xảy ra rất lâu, dùng nó để chì chiết, lăng mạ bạn.
  • Sử dụng ánh mắt dò xét, tỏ ra không hài lòng về bạn.
  • Đánh giá thấp năng lực của bạn, cho rằng bạn không đủ khả năng để tự nhận thức, suy nghĩ và làm 1 điều gì đó.
  • Xem thường cảm xúc của bạn. Luôn cho rằng những cảm nhận, suy nghĩ của bạn là lệch lạc, đánh giá bạn quá nhạy cảm.
  • Coi thường những ước mơ, thành quả mà bạn đạt được. Phủ nhận khi bạn đạt được 1 thành tựu trong công việc và cuộc sống.
  • Bạn cảm thấy rất sợ và hoảng loạn khi ở 1 mình hoặc gặp mặt đối phương cho dù họ không đánh đập bạn.
  • Tiết lộ thông tin hoặc những bí mật của bạn cho nhiều người khác khi chưa được bạn đồng ý.

 

Dùng lời nói chửi bới, chỉ trích người khác là 1 hình thức bạo hành tinh thần

Dùng lời nói chửi bới, chỉ trích người khác là 1 hình thức bạo hành tinh thần

 

   Việc xác định hành vi của 1 người có phải bạo hành tinh thần đối với mình hay không, điều này còn phụ thuộc vào cảm nhận của bạn khi đối diện với nó. Nếu đối phương khiến bạn cảm thấy bản thân thấp kém, mất đi danh dự, nhân phẩm, bị kiểm soát thì đó chính là bạo hành tinh thần.

 

Cần làm gì khi bị bạo hành tinh thần?

   Để không tiếp tục bị bạo hành tinh thần, bạn hãy áp dụng các biện pháp như sau:

  • Trao đổi thẳng thắn với đối phương: Khi nhận thấy 1 người đang có những hành vi bạo hành tinh thần với mình, thì bạn cần thẳng thắn trao đổi với họ. Đôi khi, người ta cũng không nhận ra những hành động của họ đang gây tổn thương nghiêm trọng đến bạn. Vì vậy, hãy cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, chia sẻ để thấu hiểu nhau hơn.
  • Không nhân nhượng với đối phương nếu việc trao đổi thẳng thắn không đem lại kết quả. Những người có hành vi bạo hành tinh thần với bạn có mục đích thu hút sự chú ý, chứng tỏ tầm quan trọng của bản thân và kiểm soát bạn. Vì vậy, bạn hãy ngừng chú tâm, không phản ứng lại với những gì họ làm với bạn. Ví dụ, nếu họ gửi tin nhắn đe dọa, mắng chửi thì bạn nên phớt lờ và không trả lời. Nếu cần thiết, bạn nên cắt đứt quan hệ với người bạo hành tinh thần với mình.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè, người thân: Hãy chia sẻ với người thân, bạn bè, người mà bạn tin tưởng về những vấn đề bạn đang gặp phải. Đôi khi, họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích, giúp bạn nhìn nhận đúng về bản thân hơn.
  • Với trường hợp bạo hành tinh thần quá nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe tinh thần của bạn thì bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng. Bởi bạo hành tinh thần là hành động vi phạm pháp luật.
  • Tự nâng cấp bản thân và cải thiện đời sống tinh thần: Bạn nên tự tìm ra biện pháp trấn an và ổn định tinh thần để có được cuộc sống thoải mái hơn, độc lập về tinh thần và tài chính để không phụ thuộc vào ai. Bạn hãy dành thời gian để thư giãn, làm đẹp, mua sắm và tận hưởng cuộc sống.

 

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân

 

    Khi thực hiện theo các cách trên, bạn sẽ dần thoát ra được tình trạng bạo hành tinh thần. Từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tươi đẹp, vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: bạo hành

Bài viết liên quan

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

  Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Bạo hành lạnh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Bạo hành lạnh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục ra sao?

Bạo hành tâm lý trong tình yêu là gì? Làm sao để ứng phó?

Bạo hành luôn là một chủ đề được quan tâm khi tìm hiểu về những bất cập trong mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là tình yêu.

Tăng nguy cơ trầm cảm khi sống cùng người chồng gia trưởng

Khi sống cùng người chồng gia trưởng, bạn cần bình tĩnh, trao đổi thẳng thắn, tự bảo vệ mình và có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, pháp luật.

Rượu bia - Nguyên nhân chính gây bạo hành gia đình ở Việt Nam

Bạo hành gia đình có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tính gia trưởng, do tổn thương thời thơ ấu… Trong đó, rượu bia là nguyên nhân chính.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi