Rối loạn stress cấp tính là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Sau một sự kiện gây sang chấn, bất kỳ ai đều cảm thấy đau khổ, căng thẳng, sợ hãi. Có người có thể tự vượt qua được nhưng có người lại rất khó khăn và hình thành rối loạn stress cấp tính (còn gọi là rối loạn căng thẳng cấp tính). Vậy rối loạn stress cấp tính là gì? Làm thế nào để điều trị? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Rối loạn stress cấp tính là gì?

Rối loạn stress cấp tính là gì?

 

Rối loạn stress cấp tính là gì?

   Rối loạn stress cấp tính ( trên tiếng Anh là Acute Stress Disorder – ASD) là một rối loạn tâm lý xảy ra trong vòng 1 tháng từ khi một người trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây sang chấn tâm lý.

   Người mắc rối loạn stress cấp tính có các triệu chứng tương tự với rối loạn căng thẳng sau sang chấn  (PTSD). Các triệu chứng của rối loạn stress cấp tính phải kéo dài ít nhất 3 ngày và tối đa một tháng. Nếu các triệu chứng này kéo dài hơn một tháng thì nó được phân loại là rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Theo ước tính, khoảng một nửa số người bị rối loạn stress cấp tính tiến triển thành PTSD.

   Bất kỳ ai sau khi phải đối diện với các sự kiện gây sang chấn đều cảm thấy đau khổ, căng thẳng, sợ hãi. Tuy nhiên, có người có thể vượt qua một cách dễ dàng hơn nhưng có những người khó vượt qua hơn và dẫn đến rối loạn stress cấp tính. Điều này có thể phụ thuộc vào các yếu tố như: Mức độ của sự kiện gây sang chấn, kinh nghiệm sống, nền văn hóa, độ tuổi, giới tính,…

 

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn stress cấp tính

   Theo các chuyên gia, cơ chế bệnh sinh của rối loạn stress cấp tính là: Khi bị chấn thương tâm lý mạnh, cortisol và catecholamine có hiện tượng tăng bài tiết dẫn đến sự đáp ứng của hàng loạt các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này kiến cho nồng độ serotonin giảm thấp và ảnh hưởng đến hoạt động của một số bộ phận bên trong não bộ, khiến người bệnh trở nên tiêu cực, kích động, gặp ác mộng và các triệu chứng khác. Đây cũng là cơ chế bệnh sinh của rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

   Các sự kiện có thể gây ra rối loạn stress cấp tính bao gồm:

  • Cái chết của người thân, bạn bè hoặc bạn đời
  • Trải qua thảm họa thiên nhiên có tính chất nghiêm trọng gây tổn thất lớn về người và của
  • Tai nạn xe hơi, máy bay
  • Bị chấn thương nặng (thường là chấn thương sọ não)
  • Được chẩn đoán mắc các bệnh nan y như ung thư
  • Bị ngược đãi, bạo lực, cưỡng hiếp và tấn công tình dục
  • Bị bắt cóc và đe dọa bằng vũ lực

   Trên thực tế, ASD không chỉ xảy ra khi người bệnh trực tiếp trải qua hoặc chứng kiến tận mắt những sự kiện trên. Một người có thể bị rối loạn stress cấp tính nếu:

  • Biết được rằng một sự kiện đáng sợ nào đó đã xảy ra với một thành viên thân thiết trong gia đình hoặc một ai đó thân thiết.
  • Phải tiếp xúc nhiều lần với các chi tiếp gây khó chịu, ám ảnh của các sự kiện gây sang chấn (Ví dụ: Những người cảnh sát liên tục tiếp xúc với các chi tiết của các vụ lạm dụng trẻ em). Lưu ý: Sự chứng kiến này không được áp dụng cho việc tiếp xúc qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, phim ảnh,... trừ khi việc tiếp xúc này có liên quan đến công việc.

   Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Có những tổn thương nghiêm trọng về mặt thể chất, chẳng hạn như những vết sẹo hay khiếm khuyết một bộ phận nào đó trên cơ thể
  • Tính cách tiêu cực sống nội tâm, ít chia sẻ với người khác
  • Tiền sử gia đình có người bị các vấn đề bị tâm lý.
  • Từng trải qua các sự kiện tương tự ở thời thơ ấu
  • Nữ giới và trẻ em có nguy cơ mắc rối loạn stress cấp tính cao hơn.

 

 Tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân gây rối loạn stress cấp tính.

Tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân gây rối loạn stress cấp tính.

 

Các triệu chứng của rối loạn stress cấp tính

   Rối loạn stress cấp tính (ASD) có triệu chứng tương tự như rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và chỉ có sự khác biệt về thời gian.

   Rối loạn tâm lý này có 5 nhóm triệu chứng chính, bắt đầu hoặc trở nên trầm trọng hơn khi các sự kiện gây sang chấn diễn ra, bao gồm:

Hồi tưởng các sự kiện

  • Thường xuyên hồi tưởng, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô thức về các sự kiện gây sang chấn ở cả thực tại và trong những giấc mơ.
  • Thường xuyên gặp ác mộng về những sự kiện gây sang chấn và tỉnh dậy trong trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, khóc lóc, người đẫm mồ hôi và không còn chút sức lực nào. Lưu ý: Ở trẻ em, biểu hiện của rối loạn stress cấp tính có thể là những giấc mơ đáng sợ mà không nhận biết được nội dung.
  • Người bệnh cảm thấy hoặc hành động như thể sự kiện sang chấn đang tái diễn ra trước mắt. Điều này có thể xảy ra liên tục, và nghiêm trọng nhất là khiến người bệnh hoàn toàn mất nhận thức về hiện thực đang diễn ra.
  • Bệnh nhân có cảm giác đau khổ mãnh liệt hoặc kéo dài hoặc có các phản ứng thể chất rõ rệt

Tâm trạng tiêu cực

  • Người bị rối loạn stress cấp tính không thể cảm nhận những cảm xúc tích cực như cảm giác hạnh phúc, sự hài lòng, vui vẻ, tình thương từ những người xung quanh... Họ luôn thường trực cảm giác sợ hãi, hoảng loạn, xấu hổ, tức giận, bồn chồn, lo lắng, tội lỗi,…

Các triệu chứng phân ly

  • Cảm thấy những thay đổi cảm nhận về thực tại, chẳng hạn đột nhiên bàng hoàng mất nhận thức về xung quanh, cảm thấy thời gian dường như dừng lại,  cảm thấy tách biệt khỏi chính mình, không gian, thời gian. Trạng thái này được gọi là rối loạn tri giác sai thực tại Derealization
  • Mất trí nhớ tạm thời, không thể nào nhớ ra phần quan trọng nhất của sự kiện sang chấn, được gọi là rối loạn quên phân ly (dissociative amnesia)

Các triệu chứng tránh né

  • Nỗ lực tránh phải nhớ lại những ký ức, suy nghĩ hoặc cảm xúc liên quan đến các sự kiện gây sang chấn.
  • Thường cố gắng né tránh phải nghe, nhìn các yếu tố như con người, địa điểm, đồ vật, tình huống, hoạt động hay đi đến các sự kiện gây gợi nhớ lại quá khứ. Các cảm xúc và thái độ của họ cũng trở nên nhạy cảm và kích động quá mức nếu phải đối mặt với các tình huống gợi nhớ này.

Các triệu chứng kích thích

  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ gặp ác mộng nên tinh thần cũng luôn trong trạng thái lơ đãng, mơ hồ, mệt mỏi.
  • Cảm thấy căng thẳng, có phản ứng quá mức khi nhìn thấy hay nghe thấy một tình huống, âm thanh nào đó gây gợi nhớ về sự kiện. Chẳng hạn một người chứng kiến người thân gặp tai nạn giao thông khi qua đường ở đèn đỏ có thể hoảng loạn khi nhìn thấy cột đèn giao thông.
  • Tăng cảnh giác với xung quanh, luôn nhìn ngó xung quanh với ánh mắt nghi ngờ, căng thẳng, cơ thể cũng luôn trong tư thế sẵn sàng để đối phó với các tình huống nguy hiểm.
  • Thường xuyên cáu kỉnh hoặc giận dữ (dù không có hoặc có rất ít yếu tố kích thích), được biểu hiện bằng những lời nói hoặc hành động hung hăng với người khác hoặc đập phá đồ đạc.
  • Khó tập trung.

 

Bệnh nhân thường gặp ác mộng.

Bệnh nhân thường gặp ác mộng.

 

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress cấp tính

   Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê về các Rối loạn tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM - 5), các tiêu chí cần được đáp ứng để được chẩn đoán là rối loạn stress cấp tính:

  • Người bệnh tiếp xúc hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương (tham khảo phần nguyên nhân).
  • Người bệnh có ít nhất 9 trong số 14 triệu chứng thuộc bất kỳ nhóm triệu chứng nào trong 5 nhóm trên. Các triệu chứng bắt đầu hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khi các sự kiện gây sang chấn diễn ra.
  • Các triệu chứng cần tồn tại tối thiểu 3 ngày và tối đa 1 tháng sau khi tiếp xúc với sang chấn.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng đến mức làm suy giảm các chức năng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người bệnh.
  • Các triệu chứng không phải do các rối loạn tâm thần khác, việc lạm dụng chất gây nghiện, tác dụng phụ của thuốc hoặc các vấn đề sức khỏe gây ra.

 

Các phương pháp điều trị rối loạn stress cấp tính

   Rối loạn stress cấp tính cần phải được điều trị sớm để tránh tình trạng chuyển sang rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Các biện pháp điều trị thường được sử dụng là:

Trị liệu tâm lý

Đây là phương pháp được khuyến khích sử dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn stress cấp tính. Mục đích của trị liệu tâm lý là giúp người bệnh thoát khỏi những ám ảnh từ quá khứ, đưa người bệnh trở về thực tại, học cách đối mặt với căng thẳng, từ đó hồi phục những cảm xúc tiêu cực để lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là:

   Ngoài trị liệu cá nhân, bệnh nhân còn có thể được trị liệu theo nhóm và liệu pháp gia đình để đạt hiệu quả cao hơn.

 

 Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị được khuyến khích sử dụng.

Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị được khuyến khích sử dụng.

 

Điều trị bằng thuốc

   Trên thực tế, việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân rối loạn stress cấp tính còn hạn chế do khả năng đáp ứng kém. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được kê đơn một số loại thuốc sau để giảm triệu chứng:

  • Thuốc chống trầm cảm (thường dùng nhất là SSRIs)
  • Thuốc ức chế adrenergic (Propranolol)
  • Thuốc an thần benzodiazepin. Các loại thuốc thông dụng bao gồm Rivotril, Tranxene, Lexomil, Seduxen.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị

Ngoài các biện pháp điều trị, bạn nên kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ sau:

  • Luyện tập kỹ thuật hít thở sâu: Bệnh nhân có thể áp dụng ngay trong các tình huống để kiểm soát sự nóng giận và những hành vi quá khích của bản thân.
  • Chia sẻ vấn đề với người thân và bạn bè: Giúp cho người bệnh giải tỏa những cảm xúc dồn nén và cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Viết nhật ký hàng ngày: Giúp cải thiện triệu chứng tách biệt, lạc lõng và đôi khi cảm thấy mọi thứ xung quanh gần như không tồn tại.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường tập thể dục thể thao để nâng đỡ thể trạng. Một thể trạng tốt sẽ là nền tảng để nâng đỡ tinh thần.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ để cải thiện những cảm xúc tiêu cực, cải thiện triệu chứng lo âu, mất ngủ, buồn rầu.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về rối loạn stress cấp tính. Các ảnh hưởng của rối loạn stress cấp tính sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống, sức khỏe, tinh thần ở cả hiện tại lẫn tương lai. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành trị liệu tâm lý để “cởi bỏ” những gánh nặng tâm lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi