Những áp lực đè nặng lên vai của thế hệ bánh mì kẹp khiến họ bị trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong bộn bề cuộc sống xã hội hiện đại, nhiều người gặp khó khăn khi vừa phải gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già, vừa phải nuôi dạy con cái. Họ bị kẹt giữa những người sinh ra mình và những người mình sinh ra với rất nhiều áp lực về tinh thần và kinh tế. Người ta gọi họ là “thế hệ bánh mì kẹp” - một thế hệ gồng gánh nhiều áp lực, nhiều lo toan. Vậy thế hệ bánh mì kẹp đang đối mặt những thách thức nào? Đâu là giải pháp dành cho họ? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau!

 

 Thế hệ bánh mì kẹp.

Thế hệ bánh mì kẹp.

 

Thế hệ bánh mì kẹp là gì?

   Thế hệ bánh mì kẹp (sandwich generation) là thuật ngữ do nhà xã hội học người Mỹ Dorothy Miller đặt ra, chỉ nhóm người trung niên (40 - 50) vừa đóng vai trò trụ cột chính chăm sóc con cái, vừa là người chăm sóc các thế hệ lớn tuổi hơn, vừa phát triển sự nghiệp.

   Sở dĩ thế hệ này được đặt tên như vậy là bởi họ bị kẹp giữa nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ già và nuôi dạy con cái của họ. Điều này khiến họ không thể dành thời gian cho việc tự chăm sóc, tự rèn luyện của bản thân.

   Thời gian gần đây, hiện tượng bánh mì kẹp này bắt đầu trở thành một vấn đề xã hội tại Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là xu hướng kết hôn ngày càng muộn của giới trẻ hiện nay.

   Ngày trước, những người ở độ tuổi 40 -50 đã có con cháu trưởng thành, thậm chí là họ đã có thể chuẩn bị phụ giúp con chăm các cháu nhỏ. Nhưng ngày nay, chuyện ấy đã không còn nhiều nữa. Nhiều chàng trai - cô gái 30 tuổi mới giật mình đi tìm bạn đời. Có những người tới 40 tuổi mới sinh người con thứ hai. Kết quả, khi cha mẹ họ tóc đã bạc, bước vào vòng bệnh - tử mà con nhỏ còn chưa học xong tiểu học.

   Một nguyên nhân khác là tuổi thọ của người dân ngày một tăng. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam là 73,7 tuổi, cao hơn mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, số năm sống khỏe của người cao tuổi Việt Nam lại thấp, chỉ được 64 tuổi. Đặc biệt, có 67,2% số người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Từ đó, không khó để nhận ra rằng, áp lực chăm sóc cha mẹ của các bậc làm con đang rất lớn. 

 

Những áp lực mà thế hệ bánh mì kẹp phải gồng gánh

Áp lực kinh tế

   Thế hệ bánh mì kẹp đang phải gồng gánh trên vai một áp lực kinh tế vô cùng lớn, bởi họ đang phải hỗ trợ tài chính cho cả 3 thế hệ (kể cả chính họ). Theo Báo cáo Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ người già Việt Nam không có lương hưu và trợ cấp là 64,4%. Theo Bác sĩ Mai Xuân Phương, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số, khoảng trên 38% người cao tuổi phải sống nhờ vào sự giúp đỡ, báo hiếu của con cái. Dự báo sau năm 2035, cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải gánh 3 người không có tự chủ tài chính.

 

Thế hệ bánh mì sandwich chịu áp lực kinh tế lớn.

Thế hệ bánh mì sandwich chịu áp lực kinh tế lớn.

 

   Không chỉ áp lực chăm sóc cha mẹ già, tài chính để nuôi dưỡng con cái cũng là một vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu khi nghĩ đến. Ngày nay, để nuôi dưỡng con cái, các bậc phụ huynh phải bỏ ra muôn vàn loại chi phí khác nhau: Tiền học, tiền bỉm sữa, ăn uống, đồ chơi, tiền thuốc thang... Không chỉ là đủ, họ còn phải phấn đấu hết sức cho con mình không phải mặc cảm vì thua bạn kém bè và để con có một tương lai tốt hơn sau này.

   Chia sẻ với chúng tôi về áp lực tài chính mà bản thân đang phải gồng gánh, chị V.T.Y (35 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Gia đình chị có 2 con đang ở độ tuổi mẫu giáo, sống cùng cha mẹ chồng không có lương hưu. Với mức lương của cả hai vợ chồng là 25 triệu đồng một tháng, anh chị phải rất cố gắng mới co kéo đủ để duy trì cuộc sống cho gia đình 6 người ở đất Hà Nội này. Mỗi khi bố mẹ chồng đổ bệnh hay phải nộp tiền đóng góp cho con cái, chị lại áp lực vô cùng vì không biết phải xoay sở làm sao cho đủ. Có lần cha chồng nhập viện vì bị COPD, chị còn phải vay mượn khắp nơi. Tiền sinh hoạt phải cố gắng mới đủ nên gia đình chị cũng chẳng tích cóp được mấy đồng. Nhiều khi nghĩ đến cũng thấy sợ, sau này mình già rồi, không có tiền tích cóp, lại thành gánh nặng cho con cái”.

>>> Xem thêm: Mối liên hệ giữa áp lực tài chính và sức khỏe tinh thần.

 

Áp lực, mệt mỏi khi phải chăm sóc người thân

   Chăm sóc người khác, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ không bao giờ là dễ dàng cả bởi đây là hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, không thể tự chăm sóc. Do đó, những người thuộc thế hệ bánh mì kẹp căng thẳng hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác do họ phải cân bằng giữa việc chăm sóc con cái đang khôn lớn và việc chăm sóc cha mẹ già của mình. Điều này dẫn tới việc họ không thể dành thời gian để chăm sóc cho chính bản thân họ. Rất nhiều người đã chia sẻ với chúng tôi rằng, họ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức khi phải lo toan quá nhiều như vậy.

 

Phải chăm sóc 2 thế hệ cùng một lúc khiến nhiều người mệt mỏi, kiệt sức.

Phải chăm sóc 2 thế hệ cùng một lúc khiến nhiều người mệt mỏi, kiệt sức.

 

   Giống như trường hợp của chị H (32 tuổi) chia sẻ: “Mẹ chị 70 tuổi, bị Alzheimer. Từ ngày bố mất, chị là chỗ dựa duy nhất của mẹ còn con chị thì mới đang chập chững biết đi. Vợ chồng chị phải gồng gánh vừa chăm con, vừa chăm mẹ. Một vài lúc, chị muốn đăng ký cho mẹ một chỗ trong viện dưỡng lão nhưng mẹ bảo "đồ con bất hiếu mới cho mẹ vào đó". Chị sợ nhất là khi mẹ và con gái cùng ốm, mình chẳng thể phân thân nên chạy như con thoi. Ở bên người này thì sợ người kia bất trắc. Có những thời điểm chị kiệt quệ tinh thần lẫn sức lực. Nhiều lúc chỉ lo nếu mình ngã xuống, thì không biết ai chăm sóc cho mẹ và con mình đây”.   

Dở dang trong sự nghiệp

    Áp lực phải chăm sóc người thân khiến những người thuộc thế hệ bánh mì kẹp không thể tập trung cho sự nghiệp, là tác nhân gián tiếp gây giảm năng suất lao động. Từ đó những cơ hội phát triển bản thân hay thăng tiến trong sự nghiệp cũng dần trở nên xa xôi hơn. Trong khảo sát của phóng viên báo VnExpress, 68% người được khảo sát cho biết họ phải hy sinh sự nghiệp, hơn 34% số người phải  giảm giờ làm và thu nhập vì chăm sóc người thân.

   Công việc dở dang lại khiến áp lực kinh tế ngày càng nặng nề hơn, như một vòng luẩn quẩn đè nặng trên vai những người đóng vai trò trụ cột gia đình.

   Theo phó giáo sư nhân học và xã hội học Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội, việc phải gồng lên làm trụ cột cho người khác trong khi bản thân cũng cần một chỗ dựa, khiến nhiều người bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng.

   Quá nhiều áp lực đè nặng lên vai thế hệ bánh mì kẹp khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân. Điều này khiến họ không chỉ phải đối diện với nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe mà còn rất dễ  mắc các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âusuy nhược thần kinh,...

 

Đâu là hướng đi cho thế hệ bánh mì kẹp?

   Nếu bạn thuộc thế hệ bánh mì kẹp và đang gặp nhiều khó khăn để cân bằng cuộc sống, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

Lập kế hoạch tài chính cho bản thân

   Để giảm thiếu áp lực kinh tế đè nặng lên vai, những người “bánh mì kẹp” nên lập một kế hoạch tài chính rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc lập bảng ngân sách cho các khoản chi tiêu cần thiết trong tháng để kiểm soát thu nhập và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.  Ngoài ra, bạn hãy xem xét có mục chi tiêu nào chưa hợp lý, từ đó đưa ra quyết định cắt giảm chi phí.

   Những chi tiêu hằng ngày dù là nhỏ nhất bạn cũng nên học cách ghi chép lại, để sau đó xem và phân tích để biết mình cần gì, dư gì và cân nhắc phù hợp hơn.

Nếu cha mẹ bạn muốn đóng góp, san sẻ cùng bạn, bạn đừng ngại nhận sự giúp đỡ từ họ.

 

Lập kế hoạch tài chính giúp bạn giảm bớt áp lực tài chính.

Lập kế hoạch tài chính giúp bạn giảm bớt áp lực tài chính.

 

>>> Xem thêm: Cần làm gì để thoát khỏi nỗi lo về áp lực tiền bạc?

 

Đừng cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo

   Tất nhiên ai cũng muốn dành sự chăm sóc tốt nhất cho cả cha mẹ và các con của mình. Tuy nhiên, việc đặt nặng vấn đề này khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Họ sẽ cảm thấy vô cùng dằn vặt và tội lỗi nếu không làm tốt được vai trò người chăm sóc. Điều này là không nên.

   Thay vào đó, bạn nên biết cách cân bằng trong cuộc sống. Trong một vài tuần, bạn có thể quan tâm đến cha mẹ già nhiều hơn, trong khi những ngày khác, bạn dành trọn vẹn thời gian để chăm sóc con nhỏ.

   Ngoài ra, bạn không nên ôm đồm hết tất cả mọi việc vào bản thân mà nên nhờ những người khác trong gia đình giúp đỡ. Ví dụ, bạn nhờ con cái của mình phụ giúp những việc nhà mà chúng có thể làm hoặc nhờ cha mẹ chăm sóc con cái.

    Ngoài ra, bạn có thể thuê giúp việc nếu có điều kiện để cho bản thân mình bớt bận rộn hơn.

Yêu cầu sự giúp đỡ khi cần

   Một số người cảm thấy ngại ngùng khi phải yêu cầu người khác giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một thành viên trong gia đình hoặc họ hàng... có thể giúp mình làm việc nhà, ví dụ đón con sau giờ học, trông trẻ, nấu nướng đồ ăn, đừng quên lên tiếng đề nghị họ giúp đỡ.

   Bạn có thể trả ơn họ bằng nhiều cách và nhiều cơ hội. Do đó, thay vì im lặng chịu đựng và làm hết mọi việc cho đến khi kiệt sức, bạn hãy lên tiếng đề nghị giúp đỡ.

   Nếu bạn cha mẹ bạn có những người con khác, hãy đề nghị họ san sẻ gánh nặng chăm sóc cha mẹ với mình, nhất là khi có các nhu cầu về y tế, thủ tục giấy tờ hay các vấn đề tài chính. Việc chia sẻ đồng đều các nghĩa vụ cũng giúp bạn giảm bớt gánh nặng và có thêm được sự đoàn kết trong gia đình.

Chăm sóc bản thân

   Dù cuộc sống có bận rộn đến đâu, bạn cũng cần phải quan tâm và dành thời gian cho bản thân. Độ tuổi 40 - 50 tuổi, sức khỏe của bạn bắt đầu bước vào giai đoạn suy yếu. Nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nam giới bước vào giai đoạn mãn dục nam. Nếu bạn không chăm sóc tốt cho mình, bạn có thể đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, bạn hãy ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và dành thời gian tập thể dục.

 

Bạn nên dành thời gian chăm sóc bản thân.

Bạn nên dành thời gian chăm sóc bản thân.

 

   Bên cạnh sức khỏe thể chất, bạn nên chăm sóc cả sức khỏe tinh thần của mình. Bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và làm những việc mình thích. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, bạn có thể tham khảo sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, nhiều năng lượng hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress khi có quá nhiều áp lực vây quanh.

Lập kế hoạch nghỉ hưu của bản thân

   Nhiều người không coi trọng việc này. Nhưng đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng với thế hệ bánh mì kẹp. Bởi nếu bạn an toàn về tài chính khi về già, bạn sẽ giúp con cái phá vỡ vòng quay luẩn quẩn của thế hệ bánh mì kẹp bằng cách giúp chúng giảm bớt gánh nặng tài chính.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những áp lực của thế hệ bánh mì kẹp. Cha mẹ và con cái vừa có thể là động lực để bạn cố gắng vừa có thể là trách nhiệm mà họ phải gồng gánh. Hy vọng những giải pháp nêu lên trong bài viết này có thể giúp bạn cải thiện được phần nào những áp lực này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Áp lực kinh tế ngày Tết: Nguyên nhân và giải pháp

Áp lực kinh tế ngày Tết: Nguyên nhân và giải pháp
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi