Cách phòng chống bạo lực học đường là gì?

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạo lực học đường là vấn nạn phổ biến gây tổn thương tâm lý của trẻ, là thủ phạm hàng đầu dẫn đến các vụ học sinh tự tử ở nước ta. Nếu không có biện pháp phòng chống, nạn nhân của tình trạng này sẽ ngày một tăng lên, để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy cách phòng chống bạo lực học đường là gì?

 

Cách phòng chống bạo lực học đường là gì?

Cách phòng chống bạo lực học đường là gì?

 

Bạo lực học đường ngày càng phổ biến ở nước ta

   Bạo lực học đường là những hành vi có tính chất xâm phạm, tác động tiêu cực đến thể chất và tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học, hoặc các cơ sở giáo dục khác.

   Những hành vi này ngày càng phổ biến ở nước ta.

   Cuối tháng 1/2021, một bé gái chỉ mới 13 tuổi đã uống thuốc trừ sâu để tự tử do bị bạn học trêu ghẹo, bắt nạt, ghép đôi với bạn khác giới. Cô bé may mắn được cứu sống nhưng những tổn thương tâm lý vẫn còn đó và tiếp tục ám ảnh em mãi về sau.

   Chỉ chưa đầy 2 tháng sau, mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip bạo lực quay cảnh nữ sinh lớp 8 ở TP. Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) bị 4 bạn học khác đánh tới tấp bằng mũ bảo hiểm, xé rách áo.

   Tiếp đó, một clip dài hơn 6 phút ghi lại cảnh học sinh đánh nhau dã man trong lớp học tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

   Và đầu tháng 4/2023 vừa qua, đoạn clip khoảng 15 giây ghi lại hình ảnh bạo lực học đường về một nữ sinh tát liên tục vào mặt một bạn nữ khác đang quỳ dưới nền gạch ở Trường THCS số 1 Bắc Lý, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

   Cũng trong tháng 4, em T.L, học sinh lớp 8A2, Trường THCS Xuân Nộn, huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa bị sang chấn tâm lý, vừa bị nhiều vết thương ở mặt, phải nằm viện điều trị 1 tuần. Nguyên nhân là em bị các bạn đánh hội đồng ngay tại nhà.

 

Bạo lực học đường xảy ra rất phổ biến

Bạo lực học đường xảy ra rất phổ biến

 

   Và đâu đó ở ngoài kia, vẫn có những vụ bạo lực học đường xảy ra mỗi ngày, gây vết thương tâm lý nghiêm trọng cho các em học sinh, tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm. Bởi vậy ngay từ bây giờ, chúng ta nên chung tay hành động để phòng chống bạo lực học đường.

 

Cách phòng chống bạo lực học đường là gì?

   Để phòng chống bạo lực học đường hiệu quả, gia đình và nhà trường cần kết hợp với nhau để dạy dỗ trẻ ngay từ đầu.

Trách nhiệm của gia đình

  • Dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện với con. Cha mẹ nên chia sẻ suy nghĩ, thấu hiểu cảm xúc của trẻ sau mỗi ngày đến trường để nắm bắt nhanh chóng những vấn đề, xung đột bất thường mà con đang gặp phải nếu có.
  • Xây dựng tình cảm gia đình, gắn kết giữa các thành viên, không để xảy ra bạo lực trước mặt con trẻ. Nền tảng gia đình có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tính cách, đạo đức của trẻ. Vì thế, nếu cha mẹ thường xuyên xảy ra xung đột, thậm chí sử dụng bạo lực thì chắc chắn trẻ sẽ bị tác động, có nhận thức sai về bạo lực học đường.
  • Trò chuyện với con về các thông tin, tình huống, nội dung có liên quan đến bạo lực học đường để các bé hiểu, từ đó xây dựng, định hướng cho con cách giải quyết và phòng tránh hiệu quả.

 

Trò chuyện với con về các tình huống bạo lực học đường, đồng thời dạy con cách phòng tránh

Trò chuyện với con về các tình huống bạo lực học đường, đồng thời dạy con cách phòng tránh

 

  • Tuyệt đối không cổ súy trẻ về những lời nói hay hành vi sai lệch, mang tính chất bạo lực, hạ thấp ngoại hình hay nhân phẩm của người khác. Phụ huynh cần quan sát, lắng nghe cách hành xử của trẻ mỗi ngày để có hướng điều chỉnh, uốn nắn ngay khi có các biểu hiện không phù hợp.
  • Kiểm tra thường xuyên các thông tin mà trẻ đang tiếp cận mỗi ngày, đặc biệt là nền tảng mạng xã hội, khuyên bảo và định hướng con xem những thông tin phù hợp.
  • Tạo điều kiện để trẻ tham gia các lớp học kỹ năng như tập võ… vừa giúp con có thể tự bảo vệ mình, vừa để trẻ tiếp cận nhiều hơn với môi trường bên ngoài.
  • Nếu phát hiện trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường, cha mẹ cần hướng dẫn con cách phòng tránh, đồng thời động viên, an ủi, ổn định tinh thần trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh nên tìm biện pháp giải quyết sớm, thậm chí chuyển trường học cho con để tránh trẻ bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng.
  • Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong mọi hoạt động, không chỉ để tìm cách phòng tránh bạo lực học đường mà còn để nâng cao chất lượng học tập, giáo dục.

Vai trò của nhà trường

   Để xây dựng môi trường học tập văn minh, lành mạnh, an toàn cho trẻ nhỏ, giáo viên và nhà trường cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Không ngừng tuyên truyền, giáo dục đúng cách và đưa ra các cách phòng tránh bạo lực học đường đến với từng học sinh.

 

Tuyên truyền, giáo dục cách phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh

Tuyên truyền, giáo dục cách phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh

 

  • Quan sát, theo dõi những học sinh có dấu hiệu bất thường về tâm lý, hành vi để tìm cách can thiệp, hỗ trợ ngay khi cần thiết, ngăn cản kịp thời nguy cơ bạo lực học đường xuất hiện.
  • Bổ sung thêm các hoạt động cải thiện kỹ năng mềm, chăm sóc tâm lý học đường, hướng nghiệp để trẻ có cơ hội hoàn thiện bản thân.
  • Đảm bảo giữ bí mật danh tính cho học sinh nếu phát hiện và cung cấp thông tin các trường hợp bạo lực học đường.
  • Quan tâm đến hoàn cảnh của những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như thiếu vắng tình cảm của cha mẹ, sống trong bạo lực gia đình để có hướng chăm sóc, hỗ trợ khi cần thiết.
  • Xây dựng cách phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh bằng những tình huống cụ thể, có nội dung rõ ràng để dễ dàng tiếp cận với trẻ hơn.
  • Tổ chức các hoạt động sinh hoạt giữa giờ để học sinh có thời gian vận động, giải trí cũng như kết nối với nhau nhiều hơn.

   Bạo lực học đường có thể phòng chống được khi gia đình và nhà trường kết hợp hành động sớm. Nếu cần tư vấn thêm về vấn nạn này, mời các bạn liên hệ số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để được hỗ trợ.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bố mẹ khinh thường con cái: Nguyên nhân, hệ lụy và cách vượt qua

Nhiều trường hợp bố mẹ khinh thường con cái từ nhỏ, khiến người con bị tổn thương, mặc cảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý trong tương lai. 

Chuẩn bị tâm lý cho con trẻ khi cha mẹ ly hôn

Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ như thế nào khi ly hôn?

7 loại tổn thương trong những ngày thơ ấu và cách vượt qua chúng

Thời thơ ấu là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của chúng ta và những trải nghiệm mà chúng ta có trong giai đoạn này sẽ định hình nên tính cách và thế giới quan của mỗi người.

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Trẻ bị bỏ rơi là như thế nào? Hậu quả ra sao?

Đứa bé không được cung cấp đồ ăn, không được dạy dỗ, không được đi học… đều xem là trẻ bị bỏ rơi.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi